Standard Chartered: Siêu chu kỳ kinh tế vẫn tiếp diễn
Dự báo từ nay đến 2030 kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng cao hơn, Standard Chartered cũng nhận định các thị trường mới nổi sẽ góp tới 70% GDP của thế giới và Trung Quốc có thể giành vị trí dẫn đầu của Mỹ vào năm 2022.
Theo Standard Chartered, siêu chu kỳ kinh tế vẫn đang tiếp diễn và các
thị trường mới nổi sẽ là một trong những đầu tàu chủ đạo. Ảnh: Bloomberg.
Cách đây 3 năm, ngân hàng của Anh nhận định thế giới đang trải qua “siêu chu kỳ” kinh tế thứ ba, giống như hai giai đoạn 1870–1913 và 1946–1973 trước đây - thời kỳ chứng kiến tốc độ tăng trưởng nhanh bất thường.
Trong báo cáo cập nhật công bố hôm qua, Standard Chartered một lần nữa khẳng định siêu chu kỳ kinh tế toàn cầu vẫn đang tiếp diễn. "Kinh tế thế giới sẽ chứng kiến mức tăng trưởng trung bình hằng năm ở 3,5% giai đoạn 2000–2030, cao hơn mức 3,0% của 20 năm trước đây", nhóm tác giả của Standard Chartered nhận định.
Đồng thời, ngân hàng này kỳ vọng Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2022, so với năm 2020 trong dự báo trước đó. Là quốc gia đi đầu về cải cách theo đánh giá của ngân hàng Anh, Trung Quốc có thể đạt mức tăng trưởng trung bình 7% hằng năm từ nay đến 2020 và tiếp tục giữ mức tăng trưởng 5,3% trong 10 năm tiếp theo. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người Trung Quốc vẫn sẽ chưa bằng một phần ba so với Mỹ.
Trong siêu chu kỳ này, nhóm tác giả nghiên cứu đánh giá cao sự đóng góp của các nền kinh tế mới nổi. Theo đó, từ nay đến năm 2030, các nền kinh tế mới nổi sẽ đóng góp 70% vào tăng trưởng của toàn cầu, so với mức gần 40% hiện nay. Riêng khu vực châu Á (trừ Nhật Bản), theo Standard Chartered, có thể mang lại 40% GDP toàn cầu vào 2030.
Ông John Calverley, Giám đốc toàn cầu Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô của Standard Chartered cho rằng gần đây, mọi người đã bi quan thái quá về các thị trường mới nổi. Theo ông, nhiều người đã thổi phồng những lo ngại về bẫy thu nhập trung bình, việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức tại Châu Á và sự sụp đổ của các mô hình tăng trưởng và lãi suất gia tăng tại Mỹ. "Mặc dù hạ dự báo về tăng trưởng trong dài hạn của Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực châu Âu song chúng tôi vẫn duy trì quan điểm về một siêu chu kỳ kinh tế mới với vai trò đầu tầu thuộc về những thị trường mới nổi", ông John Calverley nói.
Một trong những động lực duy trì sự tăng trưởng theo Standard Chartered là sự tăng thêm khoảng 1,1 tỷ người của dân số thế giới vào năm 2030, điều này giúp quy mô kinh tế tăng theo. Ngoài ra, tổng giá trị thương mại toàn cầu có thể tăng gấp bốn lần lên 75.000 tỷ USD trong giai đoạn này nhờ vào các thỏa thuận mới về thương mại ở cấp độ song phương và khu vực, tác động của toàn cầu hóa cũng như Internet. Theo nhóm tác giả, đây là những nhân tố đang góp phần thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Thêm vào đó, nhiều nền kinh tế phát triển đang dần hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008–2009 cũng là một trong những cơ sở để Standard Chartered tin vào một siêu chu kỳ đang tiếp diễn. Theo ước tính của nhóm nghiên cứu, Mỹ sẽ phục hồi mạnh mẽ nhất trong số các nước phát triển và đạt mức tăng trưởng bình quân 2,8% trong giai đoạn 2013–2020 và 2,5% trong thập kỷ kế tiếp.
Thanh Thanh Lan
Trong báo cáo cập nhật công bố hôm qua, Standard Chartered một lần nữa khẳng định siêu chu kỳ kinh tế toàn cầu vẫn đang tiếp diễn. "Kinh tế thế giới sẽ chứng kiến mức tăng trưởng trung bình hằng năm ở 3,5% giai đoạn 2000–2030, cao hơn mức 3,0% của 20 năm trước đây", nhóm tác giả của Standard Chartered nhận định.
Đồng thời, ngân hàng này kỳ vọng Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2022, so với năm 2020 trong dự báo trước đó. Là quốc gia đi đầu về cải cách theo đánh giá của ngân hàng Anh, Trung Quốc có thể đạt mức tăng trưởng trung bình 7% hằng năm từ nay đến 2020 và tiếp tục giữ mức tăng trưởng 5,3% trong 10 năm tiếp theo. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người Trung Quốc vẫn sẽ chưa bằng một phần ba so với Mỹ.
Trong siêu chu kỳ này, nhóm tác giả nghiên cứu đánh giá cao sự đóng góp của các nền kinh tế mới nổi. Theo đó, từ nay đến năm 2030, các nền kinh tế mới nổi sẽ đóng góp 70% vào tăng trưởng của toàn cầu, so với mức gần 40% hiện nay. Riêng khu vực châu Á (trừ Nhật Bản), theo Standard Chartered, có thể mang lại 40% GDP toàn cầu vào 2030.
Ông John Calverley, Giám đốc toàn cầu Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô của Standard Chartered cho rằng gần đây, mọi người đã bi quan thái quá về các thị trường mới nổi. Theo ông, nhiều người đã thổi phồng những lo ngại về bẫy thu nhập trung bình, việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức tại Châu Á và sự sụp đổ của các mô hình tăng trưởng và lãi suất gia tăng tại Mỹ. "Mặc dù hạ dự báo về tăng trưởng trong dài hạn của Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực châu Âu song chúng tôi vẫn duy trì quan điểm về một siêu chu kỳ kinh tế mới với vai trò đầu tầu thuộc về những thị trường mới nổi", ông John Calverley nói.
Một trong những động lực duy trì sự tăng trưởng theo Standard Chartered là sự tăng thêm khoảng 1,1 tỷ người của dân số thế giới vào năm 2030, điều này giúp quy mô kinh tế tăng theo. Ngoài ra, tổng giá trị thương mại toàn cầu có thể tăng gấp bốn lần lên 75.000 tỷ USD trong giai đoạn này nhờ vào các thỏa thuận mới về thương mại ở cấp độ song phương và khu vực, tác động của toàn cầu hóa cũng như Internet. Theo nhóm tác giả, đây là những nhân tố đang góp phần thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Thêm vào đó, nhiều nền kinh tế phát triển đang dần hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008–2009 cũng là một trong những cơ sở để Standard Chartered tin vào một siêu chu kỳ đang tiếp diễn. Theo ước tính của nhóm nghiên cứu, Mỹ sẽ phục hồi mạnh mẽ nhất trong số các nước phát triển và đạt mức tăng trưởng bình quân 2,8% trong giai đoạn 2013–2020 và 2,5% trong thập kỷ kế tiếp.
Thanh Thanh Lan
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/standard-chartered-sieu-chu-ky-kinh-te-van-tiep-dien-2924596.html
Ý kiến bạn đọc ()
Hãy cưỡi lên con sóng thần này để đứng đầu thế giới nào các bạn trẻ!
Khuất Duy Đức Anh - 6 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét