Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

John Kerry's Remarks - Phát biểu của Ngoại trưởng Kerry

Secretary John Kerry's Remarks - Phát biểu của Ngoại trưởng Kerry
Secretary John Kerry's Remarks to HCMC Business Community and Fulbright Economic Teaching Program Participants

Phát biểu của Ngoại trưởng Kerry tại buổi gặp các thành viên của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

John Kerry
Secretary of State
American Center
Ho Chi Minh City, Vietnam
December 14, 2013

John Kerry
Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Trung Tâm Hoa Kỳ
Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngày 14 tháng 12, 2013

SECRETARY KERRY: Mr. Ambassador, David, thank you very, very much. And thank you so much for your great leadership these past years. Xin chao, Vietnam. I’m very, very happy to be here and to be back. It’s an honor for me to be here with so many people who’ve really been taking part in and contributing to the great transformation and the great success that is taking place here in Vietnam.

NGOẠI TRƯỞNG KERRY: Đại sứ David, cám ơn ông rất nhiều.  Cám ơn sự lãnh đạo tuyệt vời của ông trong những năm qua. Xin chào Việt Nam. Tôi rất hạnh phúc có mặt tại đây hôm nay, rất hạnh phúc được trở lại. Thật là một vinh dự cho tôi được có mặt tại đây cùng với rất nhiều người đã thực sự tham gia và đóng góp vào sự chuyển đổi và thành công to lớn đang diễn ra tại Việt Nam.

I’ll just share a little bit of – a little bit of nostalgia with you. When I first came back here around 1990, this was a very different country. The United States and Vietnam were still very stuck. There was an embargo, and we had not resolved difficult issues that remained from the war. Many of us dreamed of a time back then when we would think of Vietnam not in terms of war, but of only a country and the normal things that countries engage in. And I am proud and pleased to say that today, certainly for me, represents that moment.


Tôi sẽ chia sẻ một ít hoài niệm với các bạn. Lần đầu tiên khi tôi quay trở lại vào khoảng năm 1990, đây là một đất nước rất khác biệt. Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn rất bế tắc. Lại còn có lệnh cấm vận và hai nước chưa giải quyết các vấn đề khó khăn còn lại của chiến tranh. Nhiều người trong chúng ta lúc đó đã mơ về một thời khắc mà khi nghĩ về Việt Nam, sẽ không nghĩ về cuộc chiến mà chỉ nghĩ về một đất nước có những điều bình thường mà nước nào cũng có. Tôi rất tự hào và vui mừng để nói với các bạn rằng đối với tôi, ngày hôm nay đại diện cho thời khắc đó.


The last time I was here was in the year 2000 with President Clinton when we came right after the normalization had taken place, and the embargo had been lifted some years earlier with President Bush, George Herbert Walker Bush. And a number of us – Senator John McCain and myself – were involved in that journey from the beginning. There were very difficult issues to still resolve. We had prisoner of war/missing in action issue which was felt deeply, as it should have been and was, by people all across America. And of course, there were issues here in Vietnam about Agent Orange and the residuals of the war.

Lần gần đây nhất tôi có mặt tại Việt Nam là vào năm 2000 cùng với Tổng thống Bill Clinton.  Chúng tôi đến sau khi việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đã diễn ra và lệnh cấm vận đã được Tổng Thống Bush, George Herbert  Walker Bush dỡ bỏ trước đó vài năm. Một vài người trong đó có thượng nghị sĩ John McCain và tôi, đã tham gia vào tiến trình này ngay từ đầu. Vẫn còn rất nhiều vấn đề khó khăn cần phải giải quyết. Chúng ta có vấn đề tù nhân chiến tranh/ binh lính mất tích trong chiến tranh mà người dân trên khắp đất nước Hoa Kỳ cảm thất rất quan trọng. Dĩ nhiên, cũng có vấn đề  về chất da cam và các chất hóa học của chiến tranh tại Việt Nam.


I can’t think of two countries that have worked harder, done more, and done better to try to bring themselves together and change history and change the future and provide a future for people which is now very, very different. There are still things to be achieved, things to be done. I’ll say a few words about that. But I can remember when I touched down in Hanoi back then. I could still see all the craters from bombs. There was almost no motorbikes. Everything was a bicycle; very, very few cars. Not a stoplight worked in Hanoi at that point in time, and there were just a couple of hotels. It was a place that had been frozen in time.

Tôi nghĩ không có hai nước nào từng làm việc tích cực hơn, làm nhiều việc hơn và làm tốt hơn để cố gắng xích lại gần nhau, để thay đổi lịch sử, thay đổi tương lai và mang lại một tương lai giờ đã rất khác xa cho người dân. Vẫn còn nhiều điều cần phải đạt được, nhiều việc cần làm. Tôi sẽ nói một vài lời về chuyện này. Nhưng tôi vẫn nhớ là khi đặt chân đến Hà Nội vào thời điểm đó, tôi nhìn thấy tất cả những hố bom. Hầu như không có xe máy. Hầu hết là xe đạp và rất ít xe hơi. Chả hề có đèn báo hiệu giao thông nào tại Hà Nội lúc đó hoạt động cả, chỉ có một vài khách sạn. Hà Nội lúc đó là nơi đã bị đóng băng trong thời gian.

No one can help but marvel at the modern Vietnam. What has taken place in just a little over 20 years is extraordinary. And so this is not a transformation that just happens by coincidence, may I say. It’s a product of the commitment and the vision of a lot of people here in this room.

Không ai khỏi ngạc nhiên về một Việt Nam hiện đại. Những gì đã diễn ra trong vòng hơn hai mươi năm là rất đáng kinh ngạc. Tôi có thể nói rằng đây không phải là một sự chuyển biến xảy ra ngẫu nhiên. Nó là kết quả của sự cam kết và tầm nhìn của nhiều người có mặt tại đây trong căn phòng này.


I want to thank David for his job as ambassador and the work that all of our embassy personnel and consular personnel, Foreign Service, Civil Service, local hires, third national country. Everybody joins together as a team and works very, very effectively to do things.

Tôi muốn cảm ơn David trong vai trò là đại sứ, và công việc mà toàn thể nhân viên của Đại sứ quán và  lãnh sự quán, khối ngoại giao, khối dân sự, nhân viên địa phương và nước thứ ba. Mọi người đã phối hợp và làm việc rất hiệu quả.


Our ties are growing stronger every day we continue to work. We have the educational exchanges that we talked about today. And I believe that, actually, David participated in not one but I think three educational exchange programs in Asia, just as an example of the background and depth that can help to contribute to these kinds of efforts.


Mối quan hệ giữa hai nước đã ngày càng phát triển khi chúng ta tiếp tục làm việc cùng nhau. Chúng ta có các chương trình trao đổi giáo dục mà chúng ta đã nói hôm nay. Và tôi tin rằng, thực sự , bản thân đại sứ David đã tham gia không chỉ vào một mà tôi nghĩ là ba chương trình trao đổi giáo dục tại Châu Á, đó chỉ là một ví dụ về nền tảng và sự sâu sắc có thể giúp đóng góp vào những nỗ lực này.


It is, frankly, why the vision of educators and education has been so important to this transformation. And I just want to take a moment to say that I can’t think of anyone who’s done more to help make that happen than the combined team of Tom Vallely and Ben Wilkinson, who are leading Harvard’s – Harvard University’s efforts here in Vietnam, and the Fulbright Economics Teaching Program, a program I was proud to first support as a senator. And we put it in place and it was built into the largest Fulbright program in the world. Today, I think it’s the second-largest program in the world, and we’ve got to see if we can’t make it the largest again if we keep working at it. But I want to thank Tom and Ben for all that they do to contribute to this transformation.


Đó là lý do tại sao tầm nhìn của các nhà giáo dục và giáo dục lại rất quan trọng đối với sự chuyển biến tại đây. Và tôi muốn dành một chốc để nói rằng nhằm  giúp sự chuyển biến thực sự xảy ra, tôi không nghĩ được ra bất kỳ ai làm nhiều hơn là nhóm của Tom Vallely và Ben Wilkinson, những người đang dẫn dắt các nỗ lực của Đại học Harvard tại Việt Nam,  Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, một chương trình mà tôi rất tự hào ủng hộ trước tiên trong vai trò là thượng nghị sĩ. Chúng tôi đã thiết lập và xây dựng chương trình này thành chương trình Fulbright lớn nhất trên thế giới.  Hiện tại, tôi nghĩ rằng nó là chương trình lớn thứ hai trên thế giới và chúng tôi đã xem xét việc làm cho nó trở lại vị trí đầu tiên nếu chúng ta tiếp tục làm chương trình này. Tôi muốn cảm ơn Tom và Ben vì tất cả những gì họ làm để đóng góp và sự chuyển đổi này.


I also want to thank the American Chamber of Commerce, and the American Chamber of Commerce Vietnam and the Vietnam Chamber of Commerce and industry have also made just a gigantic difference here. AmCham’s experience in Vietnam has really ushered in a new era of cooperation for the bilateral trade agreement in 2001, to the WTO session in 2007, and now we are working on the TPP, Trans-Pacific Partnership. I’ll say a word about it.


Tôi cũng muốn cảm ơn Hiệp Hội Thương Mại Hoa Kỳ và Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam đã tạo ra một sự khác biệt to lớn tại đây. Trải nghiệm của AmCham tại Việt Nam đã thực sự đưa đến một thời kỳ hợp tác mới với thỏa thuận thương mại song phương vào năm 2001, gia nhập vào Tổ Chức Thương Mại Thế GIới WTO vào năm 2007 và giờ đây chúng ta đang đàm phán thỏa thuận Đối Tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tôi sẽ nói một đôi lời về nó.


But just think about this for a minute: Our bilateral trade has grown 50-fold, 50 times since 1995, to more than $25 billion a year now, and we are on track to meet our target of doubling our U.S. exports to Vietnam in five years, which was the goal that President Obama set five years ago. Vietnam has the potential to become one of the United States’ leading economic partners in the region, and we’re going to continue to work at that.


Hãy dành một phút để nghĩ về thông tin này: Thương mại song phương đã tăng 50 lần kể từ năm 1995 nay lên 25 tỉ đô mỗi năm.Và chúng ta đang theo đúng lộ trình đáp ứng mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam trong vòng 5 năm, mục tiêu mà Tổng thống Obama đặt ra cách đây 5 năm. Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những đối tác kinh tế dẫn đầu của Hoa Kỳ trong khu vực, và chúng ta đang tiếp tục làm việc vì mục tiêu đó.


Today, we’re on the doorstep of another great transformation that could open more doors to opportunity, and it could make our partnership much more vibrant, and frankly, could make our markets a lot more energized and rewarding. What I’m talking about are the opportunities that would come from the Trans-Pacific Partnership from the high-standard trade pact that Vietnam and the United States are negotiating with 10 of our Pacific partners. The partnership’s high standards would maintain the momentum that has been created for market reforms, for modernization, for regional integration that the Government of Vietnam has actually made a priority. It will also complement Vietnam’s efforts to transform state-owned enterprises and important sectors of the economy like energy and banking, which will attract greater investment.

Hôm nay, chúng ta đang ở ngưỡng cửa của một sự chuyển đổi lớn khác sẽ mở ra nhiều cánh cửa đến các cơ hội, nó sẽ làm cho quan hệ đối tác của chúng ta sinh động hơn, và thẳng thắn mà nói, và có thể đem lại cho thị trường của chúng ta nhiều năng lượng và hiệu quả hơn. Những gì tôi đang nói là các cơ hội do Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương mang lại, một hiệp định thương mại tiêu chuẩn cao mà Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán cùng với 10 đối tác trong khu vực Thái Bình Dương. Các tiêu chuẩn cao của hiệp định này sẽ duy trì được đà cải cách thị trường, hiện đại hóa và hội nhập khu vực mà chính phủ Việt Nam luôn xem là ưu tiên. Hiệp định sẽ hoàn thiện các nỗ lực của Việt Nam nhằm chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước và các lãnh vực quan trọng của nền kinh tế như năng lượng, và ngân hàng  giúp thu hút nhiều đầu tư hơn.

And today, I am happy to announce that we will provide an initial $4.2 million for USAID’s Governance for Inclusive Growth. It’s a program to help implement the Trans-Pacific Partnership. This is not aid. I want to make that clear. This is an investment, and it’s an investment in broad-based and sustainable growth.


Hôm nay, tôi rất vui được thông báo là chúng tôi sẽ cung cấp một khoản ban đầu trị giá 4,2 triệu đô la cho chương trình Governance for Inclusive Growth của Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ. Đây là chương trình giúp thực hiện Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương. Nó không phải là một khoản viện trợ. Tôi muốn nói rõ. Đó là một khoản đầu tư, một đầu tư vào sự tăng trưởng rộng và bền vững.


And I think this is just one more way that the United States wants to support Vietnam as it grows its own role in the global economy. And just think about it; you’ll see it out in the streets walking around. Forty percent of the population here is younger than 25. I was thinking about it as I was driving in, watching all the motorbikes. And I said a lot of the people riding those motorbikes were eight, nine, and ten years old when I was last here, just to give you an example of growth and time passing.


Và tôi nghĩ rằng đây chính là  một cách nữa Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam phát triển vai trò của  mình trong nền kinh tế toàn cầu. Và khi nghĩ về nó, bạn sẽ thấy nó diễn ra ngay trên các con đường đi bộ xung quanh đây. Bốn mươi phần trăm dân số tại đây dưới 25 tuổi. Tôi nghĩ về nó trên đường đi vào thành phố, nhìn những  dòng xe máy. Và tôi nói rằng rất nhiều người đang đi trên những chiếc xe máy này chỉ khoảng tám, chín hay mười tuổi khi tôi đến đây lần trước. Tôi muốn cho các bạn thêm một ví dụ nữa về sự tăng trưởng và về thời gian đã trôi qua.


To create high-paying jobs and economic opportunity, there are a number of essential things, and I want to say something about it. You need a free market. You need a free marketplace of ideas. People need to be able to express their thoughts. You need to be able to dare to fail. You need to be able to be creative. You need to be able to talk and promote new ideas about trade and development and creation of new products.


Để tạo ra các công việc có thu nhập cao và cơ hội kinh tế, cần có một vài điều cơ bản, và tôi muốn nói một vài lời về chuyện này. Bạn cần một thị trường tự do. Bạn cần một thị trường tự do cho các ý tưởng. Con người cần tự do bày tỏ suy nghĩ. Bạn cần dám chấp nhận thất bại. Bạn cần có thể sáng tạo. Bạn cần có thể nói ra và thúc đẩy các ý tưởng mới về thương mại và phát triển và tạo ra các sản phẩm mới.

And the United States believes firmly, as we have seen from Slovenia all the way to South Korea, that building a society that is more open and more free is critical to a country’s long-term strength and success. Vietnam has proven that greater openness is a great catalyst for a stronger and more prosperous society, and today Vietnam has an historic opportunity to prove that even further.

Và Hoa Kỳ tin tưởng chắc chắn rằng, như những gì chúng ta đã nhìn thấy từ Slovenia cho đến Hàn Quốc, xây dựng một xã hội càng cởi mở và tự do là thiết yếu đối với sức mạnh và sự thành công lâu dài của đất nước. Việt Nam đã chứng minh rằng cởi mở nhiều hơn sẽ là chất xúc tác cho một xã hội mạnh mẽ và thịnh vượng hơn, và ngày nay Việt Nam có cơ hội lịch sự chứng minh điều đó nhiều hơn nữa.

A commitment to an open internet, to a more open society, to the rights of people to be able to exchange their ideas, to high-quality education, to a business environment that supports innovative companies, and to the protection of individual people’s human rights and their ability to be able to join together, express their views – all of these things create a more vibrant and a more powerful economy as well as a society. It strengthens a country; it doesn’t weaken it. And the United States urges leaders here to embrace that possibility and to protect those rights.


Cam kết đối có một môi trường internet cởi mở, một xã hội cởi mở, đối với quyền của người dân có thể trao đổi ý kiến, một nền giáo dục có chất lượng cao, một môi trường kinh doanh ủng hộ các công ty cải tiến, bảo vệ quyền của con người của người dân và khả năng họ phối hợp cùng nhau bày tỏ ý kiến- tất cả những điều này sẽ tạo ra một nền kinh tế cũng như một xã hội năng động và mạnh mẽ hơn. Chúng giúp làm vững mạnh đất nước, không hề làm suy yếu nó. Hoa Kỳ thúc dục các lãnh đạo tại đây đón nhận khả năng này và bảo vệ các quyền nói trên.

American institutions of higher learning in Vietnam already provide some of the highest-quality education in the world, and I have long supported this program, the Fulbright Economics Teaching Program in Ho Chi Minh City, which has provided a huge number of Vietnamese officials in government now opportunities to study economic policy. And this exchange process is a wonderful way for people to see what the rest of the world is doing and bring back ideas to their own country, and not be afraid of change and of the possibilities of the future.

Các cơ sở giáo dục đại học Hoa Kỳ tại Việt Nam đã cung cấp một phần của nền giáo dục có chất lượng tốt nhất trên thế giới, và tôi đã ủng hộ một chương trình trong một thời gian dài, đó chính là Chương Trình Giảng Dạy Kinh Tế Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình này đã tạo cơ hội cho rất nhiều các quan chức chính quyền Việt Nam học về chính sách kinh tế. Tiến trình trao đổi này là một cách tuyệt vời cho người dân nhìn thấy những gì phần còn lại của thế giới đang làm và mang ý tưởng đó về nước mình, không ngại thay đổi và đón nhận các khả năng của tương lai.


When I met with today’s foreign minister of Vietnam in New York City – actually, when I met him in Washington – he came to meet me first in Washington – the foreign minister handed me a photo. And I looked at the photo and I saw a young, black-haired, brown-haired John Kerry and a young foreign minister standing together outside of Tuft’s Fletcher School of Law and Diplomacy, where I first met him on one of these exchanges 30 years ago or 20-whatever years ago.


Khi tôi gặp bộ trưởng ngoại giao hiện tại của Việt Nam tại thành phố New York- thực ra khi tôi gặp bộ trưởng tại Washington, bộ trưởng đến gặp tôi lần đầu tiên tại Washington- ông ấy đưa cho tôi một bức hình. Khi tôi nhìn vào bức hình đó, tôi nhìn thấy một anh chàng John Kerry trẻ trung, tóc đen nâu và một bộ trưởng rất trẻ, chúng tôi đứng cạnh nhau bên ngoài trường Fletcher Luật và Ngoại Giao, thuộc đại học Tuft, nơi chúng tôi lần đầu gặp nhau trong một chương trình trao đổi cách đây 20 hay 30 năm.

That’s how it works, folks. And now there are foreign ministers, prime ministers, environment ministers, finance ministers, presidents of countries all over the world who have shared their educational experience in a different place. I’m very pleased that the leadership of the Fulbright Economics Teaching Program is here today, and I look forward to working with the Vietnamese Government to establish a Fulbright University of Vietnam in the near future.

Các bạn, đó là cách mà mọi việc diễn ra. Hiện tại, có các ngoại trưởng, các thủ tướng, các bộ trưởng môi trường, bộ trưởng tài chính, tổng thống của các nước trên khắp thế giới đã chia sẻ các trải nghiệm giáo dục tại những nơi khác nhau. Tôi rất vui khi thấy lãnh đạo của Chương Trình Giảng Dạy Kinh Tế Fulbright có mặt tại đay hôm nay, và tôi trông đợi được làm việc với chính phủ VIệt Nam để thành lập trường Đại Học Fulbright của Việt Nam trong tương lai gần.


We also see a lot of innovative American companies here, and I had a chance to meet with a number of you who are engaged in entrepreneurial activity. Chad Ovel here today from AA Corporation, which has helped to introduce sustainable forestry to Vietnam and he’s helped to show that we don’t have to choose between being pro-environment and pro-economic; they go hand in hand, and the future will demand that they go hand in hand. The success of Sherry Boger at Intel and Khoa Pham at Microsoft highlights how high standards for intellectual property help to make innovation and job creation possible.


Chúng tôi cũng nhìn thấy rất nhiều các công ty cải tiến của Hoa Kỳ tại đây, và tôi có dịp gặp một vài người trong các bạn đã tham gia vào hoạt động doanh nghiệp. Chad Ovel có mặt tại đây hôm nay đến từ công ty AA Corporation, công ty đã giúp giới thiệu cách trồng rừng bền vững cho Việt Nam, và anh ấy đã chỉ ra rằng chúng ta không phải lựa chọn giữa việc ủng hộ bảo vệ môi trường hay ủng hộ làm kinh tế. Chúng đi cùng nhau và tương lai đòi hỏi là chúng phải đi cùng nhau. Sự thành công của Sherry Boger tại Intel và Khoa Pham tại Microsoft chỉ rõ rằng các tiêu chuẩn cao về sở hữu trí tuệ thực sự giúp cải tiến và tạo ra công ăn việc làm.


And we just did a wonderful signing ceremony in there with General Electric. General Electric is another American company that is benefitting from growing economic ties but also helping Vietnam to grow at the same time.

Chúng ta vừa mới chứng kiến một lễ ký kết thật tuyệt vời tại đây với công ty General Electric. General Electric là một công ty nữa của Hoa Kỳ được lợi từ mối quan hệ kinh tế phát triển với Việt Nam đồng thời cũng giúp Việt Nam tăng trưởng.

And GE signed a deal with Vietnam Airlines back in October to sell this country’s flag carrier 1.7 billion in aircraft engines for the Boeing 787 aircraft. And a few minutes ago, as some of you saw, we just signed an agreement worth approximately $94 million for the Cong Le company to provide a second tranche of turbines for a signature wind farm project in Bac Lieu province.

Công ty GE ký kết một thỏa thuận với Vietnam Airlines vào tháng 10 để bán cho Vietnam Airlines các động cơ máy bay trị giá 1,7 tỉ đô la cho máy bay Boeing 787. Cách đây một vài phút, như một vài bạn đã chúng kiến, chúng ta ký kết thỏa thuận trị giá xấp xỉ  94 triệu đô la Mỹ cho công ty Công Lý để cung cấp đợt hai các turbine cho dự án năng lượng điện gió tại tỉnh Bạc Liêu.


This project, with financing that comes from the U.S. Import-Export Bank and the Vietnam Development Bank, will help meet Vietnam’s growing demand for electricity, but it does so bringing clean power generation to the Mekong Delta and can set an example for the ways in which the new energy paradigm can be defined.

Dự án này, được sự cung cấp tài chính từ Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Hoa Kỳ và Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam, sẽ giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về điện, đồng thời sản xuất năng lượng điện sạch cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, và là một ví dụ cho các cách thức mà trong đó xác định  mô thức cho loại năng lượng mới.


So whether – here in Vietnam, whether we are talking about our commitment to economic exchange, greater educational exchange, or our support for young entrepreneurs and a cleaner environment, I’m proud that the United States is putting a full complement of our diplomatic tools to work. And it’s clear that the partnership between Vietnam and the United States is stronger than ever, and most exciting, I am convinced we’re only just beginning. This is the beginning, and there are just enormous possibilities ahead of us. With the continued commitment of all of you in this room and your partners across the country, I am absolutely convinced the bonds between the United States and Vietnam can be the pillars of much greater prosperity and of a shared prosperity for decades to come.

Ngay tại Việt Nam,  dù chúng ta đang nói về cam kết với trao đổi kinh tế, trao đổi giáo dục nhiều hơn, hay hỗ trợ của chúng ta cho các doanh nghiệp trẻ và cho một môi trường trong sạch hơn, tôi tự hào nói rằng Hoa Kỳ đang sử dụng tối đa các công cụ ngoại giao vào công việc. Rõ ràng là quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, thú vị nhất, và tôi tin tưởng rằng chúng ta chỉ mới bắt đầu. Đây chỉ là khởi đầu, và có rất nhiều cơ hội to lớn phía trước. Với việc tiếp tục cam kết của tất cả các bạn trong phòng này vá các đối tác trên khắp cả nước, tôi tin tưởng tuyệt đối rằng những mối quan hệ giữa Hoa kỳ và Việt Nam sẽ là trụ cột của sự thịnh vượng  chung và lớn hơn trong nhiều thập niên tới.


And I’ll tell you something. Years ago, that vision we all had that we wanted to be able to think of Vietnam – when we said the word “Vietnam,” for years and years you’d say, “Vietnam,” and wow, you just thought about a war. And a lot of us didn’t want to do that. Now you say the word “Vietnam” and you think about a country and you think about a very changed playing field where this is one of the growing, contributing, transforming nations of the world.

Và tôi sẽ nói với các bạn một điều. Cách đây nhiều năm, suy nghĩ mà chúng ta muốn khi nghĩ về Việt Nam-, trong rất nhiều năm  khi bạn nói từ “Việt Nam”, chúng ta chỉ nghĩ về một cuộc chiến. Nhiều người trong chúng ta không muốn nghĩ theo cách đó. Giờ đây, khi bạn nói từ “ Việt Nam” và bạn nghĩ về một đất nước, bạn nghĩ về một sân chơi đã thay đổi, một trong những quốc gia đang tăng trưởng, chuyển đổi và đóng góp của thế giới.

And I think the possibilities for the future are just gigantic. So with the right focus on the openness and freedom of the society, with the right respect for people and their rights, and with the right focus on growth and education, there is no question in my mind that all of that energy and all of that effort invested in trying to set this new direction is going to pay off big-time.

Tôi nghĩ rằng cơ hội cho tương lai là to lớn. Nếu tập trung đúng vào sự cởi mở và tự do của xã hội, tôn trọng đúng đắn con người và quyền của họ, tập trung đúng đắn vào tăng trưởng và giáo dục, tôi sẽ chẳng hề có nghi ngờ rằng  tất cả những năng lượng và nỗ lực đó dùng vào việc cố gắng định ra một phương hướng mới, nó sẽ mang lại thành công to lớn.

So it’s my honor to be here. Thank you very much, all of you, for joining in this. And thank you particularly to the entrepreneurs who are the ones really making this difference on the ground. It’s great to be with you. Thank you. (Applause.)

Thật vinh dự cho tôi có mặt tại đây. Cám ơn rất nhiều, tất cả các bạn, đã tham dự sự kiện này. Tôi đặc biệt cảm ơn các doanh nghiệp, đang thực sự tạo ra sự khác biệt tại đây. Rất vui được gặp gỡ các bạn. Cảm ơn (vỗ tay).




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét