Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Phản hồi về bài báo “Aladin để tóc… đuôi sam!”

Phản hồi về bài báo “Aladin để tóc… đuôi sam!”
FB Trần Quang Đức: Aladdin (Aladdin và cây đèn thần) trong nguyên tác được kể là con trai của một thợ may người Trung Quốc (1). Năm 1912, Max Liebert, một họa sĩ người Đức, vẽ minh họa cho câu chuyện này đã để Aladdin tết tóc đuôi sam, ăn vận theo trang phục của người Mãn Thanh. Bởi đây cũng chính là ấn tượng chung của người phương Tây về người Trung Quốc đương thời.
Xem bài báo gốc ở đây: Aladin để tóc... đuôi sam!

Câu chuyện về Aladdin, về quốc tịch của Aladdin rõ ràng đều là hư cấu văn học. Tuy nhiên, bài viết Aladin để tóc… đuôi sam! đăng trên báo Lao Động ngày 10.11, bằng vào tinh thân dân tộc và tư tưởng bài Tàu quá khích đã lên án khá gay gắt những yếu tố Tàu này mà bất biết đầu cua tai nheo thế nào.
Yêu nước, yêu văn hóa Việt thì cũng phải được xây dựng trên nền tảng tri thức, chứ không phải sự vô tri, cuồng tín. Những phản ứng phẫn khích, bài xích cực đoan càng thể hiện tâm lý nhược tiểu, đáng thương hại.
Chú thích:
Ảnh dưới là hình minh họa câu chuyện Aladdin và cây đèn thần (Aladdin und die Wunderlampe) của Max Liebert, xuất bản tại Berlin vào năm 1912
1. http://en.wikipedia.org/wiki/Aladdin#cite_note-1
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nghìn_lẻ_một_đêm
2. http://www.gutenberg.org/files/14221/14221-h/14221-h.htm
3. http://laodong.com.vn/Su-kien-binh-luan/Aladin-de-toc-duoi-sam/146955.bld


Nhận xét của TTXVA: Ngày 10 tháng 11 năm 2013, trên website báo Lao Động có đăng bài viết Aladin để tóc… đuôi sam!, TTXVA mạn phép FB Trần Quang Đức để đăng lại quan điểm của anh về bài viết này. BBT TTXVA nghĩ rằng, sự việc này thêm một lần là hồi chuông cảnh tỉnh, không ai có quyền đem tâm tình vào lịch sử. Và dường như, xu hướng bài Trung Hoa đang trở nên cực đoan hơn lúc nào hết. Chúng tôi từng biết không ít trường hợp, có người yêu cầu các bức vẽ bản đồ Việt Nam từ thế kỷ XX về trước phải có hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, mà sự thực vấn đề tranh chấp biển đảo chỉ mới nóng lên vài năm nay, trước đây nó không chiếm vai trò quan trọng. Diện tích hai quần đảo này không thể nhìn thấy trên bản đồ phổ thông, có lẽ chúng chỉ được nhìn thấy trong cặp mắt của người cực đoan và thiển cận chăng ? Hay chăng, cứ giương biểu ngữ HS-VN-TS 24/24 thì chủ quyền sẽ toàn vẹn ?


Bộ tranh minh họa Aladdin và cây đèn thần của Max Liebert, xuất bản năm 1912.



  • Thắng Aomari @Ngọc Giao: Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đúng là của chúng ta (Bảo của chúng ta tất thì không đúng). Đâu có liên quan gì đến vấn đề bài Tàu cực đoan đâu bạn.Voir la traduction
  • Nhân Nguyễn Không ai bảo "bài trừ ma túy thành bệnh" cả!
    Nói bài Tàu thì chung chung. Bài bác nếu có chính là bài bác thói đại háng ít học của một thiểu số nào đó mà thôi. Người Việt Nam cũng rạch ròi công/ tội.
    Khó tìm đâu ra xứ sở nào trên thế giớ nảy ra ý nghĩ 
    mua móng trâu, bò; rễ quế, đĩa... để phá hoại đời sống kinh tế người dân Việt Nam như Tàu. Lãnh thổ từ muôn đời nay bọn này cứ gậm từ háng cao tổ đến giờ răng vẫn chưa mòn có khác gì chuột đâu? Tránh cái xấu đển gần với cái tốt hơn là điều nên làm, sao gọi là ảo tưởng?
    Voir la traduction
  • Dong Nguyen @Nhân Nguyễn từ khi nào Walt Disney cầm tác quyền truyện Ngàn lẻ 1 đêm và bản phim thiếu nhi của họ trở thành tác phẩm văn học vậy ban?
  • Nhân Nguyễn @Dong Nguyen, Tôi có nói 2 điều bạn vừa thắc mắc à? Vui lòng dẫn lại xem đi bạn.
    Tôi so sánh giữa NXB Dân Trí và Walt Disney vì cả 2 cùng phát hành sản phẩm dựa trên cùng 1 câu chuyện là Aladin. Walt Disney có lượng người xem lớn hơn NXB Dân Trí gấp nhiều lần và sức ảnh hưởng cũng rộng hơn, nhưng họ không làm như NXB DT. Tôi nghĩ có lẽ do họ không khôn bằng các bạn
    Voir la traduction
  • Hậu Khảo Cổ Hehe, cái này người ta kêu bằng "múa gậy vườn hoang" nhể Voir la traduction
  • Thanh Thỏ bọn trơ tráo đấy còn chưa biết đường mà gỡ bài xuống  báo với chả chíVoir la traduction
  • Quỳnh Vy Tàu họ qua xứ mình 1 ngàn năm. Ai dám vỗ ngực tự hào là người Việt 101 %?!Voir la traduction
  • Thanh Lan Trịnh Cảm ơn anh Đức đã cung cấp thông tin rất bổ ích Voir la traduction
  • Hu Zi hôm nay cũng là tết độc thân " múa gậy " đới ạ Hậu Khảo Cổ mẫu hậu Voir la traduction
  • Nguyen Thanh Van "Ai cũng có thể viết, nhưng số người biết xấu hổ về điều mình viết là rất ít" !
  • Bé Wii Dễ Dãi Tác giả đã coi phim Disney quá nhiều nên quên nguyên tácVoir la traduction
  • Không Gian Đọc Mình thì cũng biết Aladin là con trai một thợ may người Trung Quốc nhưng vẫn nghĩ vốn gốc là người Trung Á, theo đạo Hồi và không gian của Aladin ở vùng Trung Á, nằm trên con đường tơ lụa. ^^.Voir la traduction
  • Nguyen Cuong đó là 1 chiếc beam shipVoir la traduction
  • Nguyen Hao có một vấn đề khá hay mà ít ai để ý đến, đó là truyện Aladdin là 1 câu chuyện đa văn hóa
    Trong truyện Aladdin là người Trung Quốc và chỉ có nhân vật này là người Trung Quốc, hầu hết còn lại đều là đạo Hồi, nhân vật phù có nguồn gốc từ Bắc Phi, trong truyện xuất hiện 1 thương nhân người Do Thái, chính vì thế mà nhiều người tin rằng bối cảnh câu chuyện có thể ở khu vực Đông Turkestan, ngày xưa cũng thuộc về vương quốc Ba Tư cổ. Vấn đề là tên của nhân vật tất cả đều đặt theo tiếng Ả Rập do bản dịch trước nay đều dùng nguồn từ phiên bản này nên có lẽ mọi người đều tưởng nhầm Aladdin là người Trung Đông thật 
    Voir la traduction
  • Chi Trịnh nguyên tác kể là nhà aladdin có nhà nằm ở biên giới thì phải, theo wikiVoir la traduction
  • Anh Hat đọc về cái "Trung Hoa" trong nội dung 1001 đêm, là một anh " bờ hè góc phố" mình lại thấy cái hơi hướng rất "hương xa" (theo kiểu tuồng cải lương hương xa hồi nảo hồi nao). rồi nhìn vài tấm hình "minh (?) họa" vẽ một cậu đặc biệt trông rõ là người Tây lủng lẳng cái đuôi sam cho nó ra vẻ Tàu, lại càng thấy chất "hương xa". cho nên, mình đâm ra bâng khuâng về chất học thuật... đèn thần. người nông dân nên hiểu sao đây ta?
    il y a 8 heures via mobile · J’aime · 1
  • Duy Ngọc chắc là do dịch từ truyện tranh trung quốc thôi. nên vấn đề là quốc tịch của bản gốc để dịch chứ k phải là quốc tịch của Aladin.
  • Peace Phạm wiki ko phải là nguồn chính xác, vì ai cũng có thể edit đc.Voir la traduction
  • Ngô Du Trần mình có đọc 1001 đêm, câu mở đầu có nói ngày xửa ngày xưa, ở nước Trung Hoa ... đích thị Aladin là người Trung Quốc Voir la traduction
  • Trần Quang Đức Peace Phạm: Hồi nhỏ xem Aladin là xem ở đâu vậy bạn? Có xem nguyên tác và bản dịch chuẩn không vậy bạn?Voir la traduction
  • Peace Phạm mình xem ở nhà, và xem trên tivi :)) Còn nguyên tác hay ko thì mình ko biết. Nhưng tất cả mọi thứ, từ nhà cửa, trang phục đều rất giống Ba Tư và ko có gì là Trung Quốc. Vậy sao h lại đổi lại thành tóc đuôi sam? Cái gì cũng có nguyên do của nóVoir la traduction
  • Linh Người Việt mình mới gần đây thôi vẫn để tóc đuôi sam mà.Voir la traduction
  • Hòn Đá cũng giống như phần mềm cho điện thoại tạo hình chibi có ghi dòng “魔漫相機,時時有驚喜” chẳng biết từ đâu các bạn dịch là "Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc" thật ấu trĩ mà Voir la traduction
  • Jackie Le @Peace Phạm: Thế thì xem bộ phim là Arabian Nights năm 2000 đi bạn. Trong phim đó người ta đều nói Aladin là người TQ và để tóc đuôi sam.Voir la traduction
  • Ngô Du Trần ra hiệu sách cầm cuốn 1001 đêm kiểm chứng là tốt nhất Voir la traduction
  • Jackie Le wiki tuy có thể edit được nhưng trong bài viết đã chỉ ra dẫn chứng nghiên cứu và nguồn rồi, còn kêu ca gì nữa.Voir la traduction
  • Qkamejoko Rùa Ha ha, cái này từng là đề tài cãi nhau của mình với đám bạn hồi năm 98. Mình bảo Aladin là người tàu trong khi tất cả bạn bè của mình đều cãi Aladin là người ba tư. Và cuối cùng là mình thắng. ^^

    Mình nhớ như in bản ngàn lẻ một đêm mình đọc từ bé, chuyện về Alađanh câu đầu tiên là: "Ngày xưa ở đất nước Trung Hoa xa xôi có một người thợ may tên là Mútxta pha..."

    Nhưng hầu hết các phim, phim hoạt hình và game đều thiết kế nhân vật aladin ăn mặc như một người trung đông (đặc biệt là phim hoạt hình của Walt disney cho nên rất nhiều người đã đọc (hoặc chưa đọc) ngàn lẻ một đêm quên béng đi quốc tịch của anh chàng này.

    Riêng về phim ngàn lẻ một đêm thì bản năm 2000 là một bản theo tớ là rất thú vị. Khi nói về aladin, phim không những chỉ ra rằng anh ta là người Trung Quốc mà còn chỉ ra một chi tiết thú vị khác cũng hay bị mọi người nhầm lẫn: Tên phù thủy là người Châu Phi ^^

    http://www.youtube.com/watch?v=msJL38pSF9o
    Voir la traduction
  • Kieu Dung Mình nghĩ nguồn của wiki không đáng tin cậy. Wiki tiếng Anh nhỡ có thằng Tàu nào đó vào sửa thì sao. Còn wiki tiếng Việt chẳng qua chỉ là dịch lại wiki tiếng Anh thôi. Tên Aladin tại sao lại là Tàu được??Voir la traduction
  • Jackie Le @Kieu Dung đây là chuyện của Trung Đông nhưng bối cảnh là ở TQ và Aladin là người TQ. Bnạ nên nhớ hầu hết người ta dùng tên Aladin là bản tiếng Ả rập, và hầu hết khi người ta làm phim thì cũng đều dùng cái tên này nhưng thực chất aladin chính là người TQVoir la traduction
  • Trần Quang Đức Tôi thấy khả năng đọc hiểu của 1 số bạn rất có vấn đề.Voir la traduction
  • Hu Zi hớ hớ thế thì mấy bạn này xem Aladin bằng phin hoạt hình Disney roài Voir la traduction
  • Kieu Dung Bối cảnh thế nào mà bảo là Trung Quốc? Wiki nói thế à? Phải có nguồn gốc đáng tin cậy hơn mấy cái wiki vớ vẩn.Voir la traduction
  • Trần Quang Đức "Câu chuyện về Aladdin, về quốc tịch của Aladdin rõ ràng đều là hư cấu văn học." Không thể nói Aladin là người Tàu hay ko phải người Tàu. Trong câu chuyện kể lại thì nói là người Tàu. Nhưng bản thân câu chuyện là hư cấu thì sao có thể nói việc Aladin là người Tàu là sự thực được. Nhưng có quan trọng gì đâu.Voir la traduction
  • Hu Zi quan trọng là chúng ta lao vào cãi nhao một sống một chết, chém nhao tung tóe   Voir la traduction
  • Trần Quang Đức Không phải wiki nói thì ko đáng tin. Hãy thử tìm 1 văn bản Nghìn lẻ 1 đêm mà đọc câu chuyện Aladin xem có phải nói anh ta là người Tàu không. Nhưng tôi nói rồi, đó chỉ là hư cấu văn học. Sao 1 số bạn vẫn ko hiểu àVoir la traduction
  • Bảo-Huy Nguyễn Cứ theo lời kể chuyện thì bối cảnh diễn ra ở Tàu. Tuy nhiên, có lẽ "China" ở đây chỉ là ý nói đến một xứ xa xôi bí ẩn mà người ta chưa biết nhiều về nó (như Cô-lôm-bô hiểu về Ấn Độ vậy). Ngoại trừ lời kể "ngày xửa ngày xưa, ở xứ Trung Hoa xa xôi" ra thì hầu như không có yếu tố nào giống với văn hóa Tàu ở mọi thời kỳ. Hình như trong truyện cũng không mô tả đầu tóc quần áo của Aladdin.

    Ngày trước Disney làm phim hoạt hình thì toàn là Ả-rập hết. Các phim về sau thì em chưa xem.
    Voir la traduction
  • Trần Tiễn Cao Đăng Mà cứ cho Aladin là người Tàu đi, thì đã sao? Anh ta là người Nhật/người Hàn/người Thái/người Ấn/người Zulu/người Maya/người Maasai/người Exkimô thì Ok, còn người Tàu thì không? 
    Yêu nước (Việt) theo cách đó thì thảm hại quá.
    Voir la traduction
  • Jackie Le http://interestingliterature.com/.../. Trong này người ta giải thích rất hay đó là , câu chuyện về Aladin chính là đc them vào bộ "Ngàn lẻ một đêm" bởi Antoine Galland, một học giả người Pháp đầu thế kỷ 18,câu chuyện đc kể bởi người Ả rập và bối cảnh là ở Tàu. Các nhà làm phim Disney có thể đã biết về điều này nhưng họ vẫn làm phim theo cách của họ là để Aladin ăn mặc và "sống" như 1 người Ba Tư. Và theo như nguyên tác cảu bộ truyện thì Aladin về sau sẽ lấy Công chúa cảu Hoàng Đế TQ. Dù sao thì đây cũng là truyện hư cấu nên có là Tàu hay không cũng ko vấn đề, vấn đề ở chỗ nhà báo đãvì bài tàu mù quáng mà quên đi cái chi tiết " Aladin là người TQ" nàyVoir la traduction
  • Bảo-Huy Nguyễn Mà cũng lạ. Thúy Kiều và Kim Trọng thì rõ là Tàu đứt đuôi đi rồi, thế mà Nguyễn Tư Nghiêm làm tranh khắc gỗ như thế này lại không bị lên án. Voir la traduction
  • Samuel Chan đúng gùi , em đã từng đọc bản aladin là nưuời Tàu ..lúc đó em cũng rất phân vân giờ thì đã có câu trả lời ...truyện cổ tích thì dị bản là chuyện thường ...nên cũng đừng quá câu nệ dân tộc nào ...mà quả thiệt người viết bài này sặc mùi dân tộc chủ nghĩa ..mình ghét người Hoa vì chúng chiếm đất mình ...nhưng vẫn còn đầy rẩy những người Hoa bình thường khác ...văn hóa của họ cũng đáng cho ta tìm hiểu ...mà có ai dám chắc mình là người Việt thuần chủng ....Voir la traduction
  • Thịnh Lê Một số bạn thật là buồn cười và ngây thơ, dùng điện ảnh màn bạc cùng với hoạt hình cho trẻ con để đánh giá nhận định lịch sử . Đã từ khi nào 2 nguồn đó trở thành một nguồn kiến thức lịch sử đáng tin cậy vậy? 
    Mà ngay cả bản "nguyên tác" nhiều khi vẫn còn thiếu chính xác do sự truyền miệng truyền tay nhiều người, tam sao thất bản. "1001 đêm Ả-rập" là một tập hợp những câu chuyện dân gian được thu thập truyền tay qua nhiều ngàn năm bởi nhiều tác giả, nhà dịch thuật văn học khác nhau. Dựa vào đâu mà dám khẳng định rằng phiên bản hiện đại là "nguyên tác"? Nên cẩn thận với từ "nguyên tác", không thể dùng tùy tiện.
    Voir la traduction
  • Jackie Le nguyên tác là dùng cho "bản cổ nhất" còn đc biết cho đến nay, tất nhiên nói đến nguyên tác mà nói nó "cổ" đến mức nào thì ko ai nói đc.Voir la traduction
  • Thịnh Lê Ý mình chỉ đơn giản là độ chính xác của một "văn bản lịch sử cổ nhất còn được ghi nhận" nhiều khi cũng chỉ mang tính tương đối. Huống hồ là một bộ phim điện ảnh mang yếu tố thương mại kéo dài trên dưới 2 tiếng đồng hồ.Voir la traduction
  • Thịnh Lê Nhưng mà mình không rành Hán-Việt lắm. Nhưng hiểu từ "nguyên tác" theo nghĩa tiếng Anh có nghĩa là orginal author. Mà dùng từ này dành cho ngay cả bản cổ nhất còn được ghi nhận vẫn là sai nguyên tắc hoàn toàn.Voir la traduction
  • Nhân Nguyễn Tôi đang có trong tay câu chuyện Aladin của nhà xuất bản Longman 1965. Mở đầu câu chuyện là "Một gã phù thủy từ Châu Phi bay đến Trung Quốc..." nên bối cảnh ở TQ cũng không sai. Tuy nhiên, hình minh họa trong sách lẫn từ trước giờ mà tôi biết là hình ảnh Aladin của xứ Ba Tư chứ không phải Tung cựa. Theo tôi, đây là tác phẩm văn học thì nó sao để nguyên vậy nếu muốn sửa phải có sự chấp thuận của tác giả, còn không đó chính là hành vi đạo văn. Khi có nhu cầu đổi bối cảnh thì nên đổi tên Aladin thành Châu Thanh Trì chẳn hạn, chứ đừng ba mứa.
    Với một người có quá khứ trộm cắp thì chỉ thoáng thấy anh ta lom khom từ xa thì việc cảnh giác mất trộm là điều đương nhiên, nếu hiểu thế thì bài viết trên báo lao động không có gì đáng trách.
    Voir la traduction
  • Jackie Le Nhiều người có vấn đề đọc hiểu Voir la traduction
  • Nhân Nguyễn Cùng một câu chuyện Walt Disney phát hành có hàng tỷ người xem trên toàn cầu và chưa nghe ai phản đối vì sao Aladin không để tóc đuôi sam. NXB "dân trí" tự hào có khả năng đọc hiểu rất tốt vừa phát hành trong phạm vi quốc nội thì gạch đá bắt đầu nhảy múa. Có lẽ những lúc như thế này, họ nên đọc lại để hiểu 2 chữ "dân trí" là gì.Voir la traduction
  • Ngọc Giao Dân Việt Nam bài Tàu thành bệnh, đã thế còn bị chính trị và truyền thông xỏ mũi. Có vài lần, người ta cứ buộc những hình vẽ đơn sơ hay bản đồ cổ phải có hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, câu cửa miệng của họ bây giờ là "HS-TS đâu ?". Mà trong khi, hai quần đảo đó không thể nhìn được qua vệ tinh và trước đây chỉ vài năm, vấn đề biển đảo không có gì đáng quan tâm. Lịch sử - văn hóa Việt Nam trở nên gượng ép, sống sượng từ bao giờ không biết nữa. Vô hình trung, cái thứ HS-TS-VN là gông cùm trói người Việt trong ảo tưởng.Voir la traduction
  • Thắng Aomari @Ngọc Giao: Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đúng là của chúng ta (Bảo của chúng ta tất thì không đúng). Đâu có liên quan gì đến vấn đề bài Tàu cực đoan đâu bạn.Voir la traduction
  • Nhân Nguyễn Không ai bảo "bài trừ ma túy thành bệnh" cả!
    Nói bài Tàu thì chung chung. Bài bác nếu có chính là bài bác thói đại háng ít học của một thiểu số nào đó mà thôi. Người Việt Nam cũng rạch ròi công/ tội.
    Khó tìm đâu ra xứ sở nào trên thế giớ nảy ra ý nghĩ 
    mua móng trâu, bò; rễ quế, đĩa... để phá hoại đời sống kinh tế người dân Việt Nam như Tàu. Lãnh thổ từ muôn đời nay bọn này cứ gậm từ háng cao tổ đến giờ răng vẫn chưa mòn có khác gì chuột đâu? Tránh cái xấu đển gần với cái tốt hơn là điều nên làm, sao gọi là ảo tưởng?
    Voir la traduction
  • Dong Nguyen @Nhân Nguyễn từ khi nào Walt Disney cầm tác quyền truyện Ngàn lẻ 1 đêm và bản phim thiếu nhi của họ trở thành tác phẩm văn học vậy ban?
  • Nhân Nguyễn @Dong Nguyen, Tôi có nói 2 điều bạn vừa thắc mắc à? Vui lòng dẫn lại xem đi bạn.
    Tôi so sánh giữa NXB Dân Trí và Walt Disney vì cả 2 cùng phát hành sản phẩm dựa trên cùng 1 câu chuyện là Aladin. Walt Disney có lượng người xem lớn hơn NXB Dân Trí gấp nhiều lần và sức ảnh hưởng cũng rộng hơn, nhưng họ không làm như NXB DT. Tôi nghĩ có lẽ do họ không khôn bằng các bạn
    Voir la traduction




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét