Nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012, điều 9 (trích) về đưa tin, đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ Quốc tang: Khi chưa có thông báo chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần (thực tế không đài báo nào dám đưa tin vắn tắt trước khi có thông báo chính thức)... Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật và truyền hình trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng (thực tế đã không truyền hình trực tiếp).
Vi phạm pháp luật trong tổ chức lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 quy định công tác tổ chức lễ tang cho cán bộ. Chương 2 về Lễ Quốc tang, tại tiết b, khoản 2, điều 9 quy định rõ: Đài Truyền hình Việt Nam TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng.
Được biết, hàng chục triệu người dân Việt Nam và hàng triệu kiều bào, bạn bè quốc tế, sáng nay 12/10/2013 chờ bên ti-vi những mong theo dõi trực tiếp Lễ viếng vị Đại tướng vô cùng kính yêu nhưng chỉ được xem những tin tức vụn vặt hàng ngày.
Với số lượng nhân dân đến viếng Người lên tới nửa triệu trong vài ngày (dự kiến sẽ có hàng triệu người đứng dọc các tuyến đường để vĩnh biệt Người trong ngày đưa tang), Đại tướng trở thành nhân vật được kính yêu nhất trong lịch sử cận và đương đại Việt Nam. Uy tín của Người trong dân gian vượt quá xa so với các lãnh tụ khác tại Việt Nam cùng thời.
Một số tin tức nội bộ cho hay trong số các cựu nguyên thủ đến viếng Đại tướng có vắng bóng một đồng chí và người ta không thấy vòng hoa viếng tang của đồng chí này trong Lễ viếng (đồng chí này được coi là liên quan tới việc cáo buộc Đại tướng trong vụ 4T – Sáu Sứ). Thư ký riêng một thời của đồng chí này hiện là lãnh đạo ngành thông tin truyền thông của cả nước.
Đại tướng mất đi, Ban chấp hành Trung ương Đảng mấy khóa mà đứng đầu là các Tổng Bí thư vẫn nợ Người, nợ lịch sử, nợ dân tộc và nhân dân Việt Nam một món nợ lớn. Đó là làm rõ vụ 4T – Sáu Sứ để trả lại thanh danh cho Đại tướng – vị lãnh tụ trung với nước, hiếu với dân, được toàn dân kính yêu và tôn thờ.
12/10/2013
Cầu Nhật Tân (Cầu Nhật Tân)
CHÍNH PHỦ
------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 105/2012/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2012
|
NGHỊ
ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC LỄ TANG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN
CHỨC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức lễ tang cán bộ, công
chức, viên chức,
Nghị định này
quy định việc tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc
hoặc nghỉ hưu khi từ trần (sau đây gọi chung là người từ trần).
1. Việc tổ chức
lễ tang đối với người từ trần, thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước và nhân
dân, cơ quan, đơn vị đối với công lao, cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức
trong quá trình làm việc, hoạt động cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Việc tổ chức
lễ tang đối với người từ trần phải trang trọng, văn minh, kế thừa nét đẹp văn hóa
truyền thống của dân tộc, tiết kiệm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của
đất nước, của từng vùng; hạn chế, từng bước loại bỏ những tập quán lạc hậu, mê
tín dị đoan, phô trương, lãng phí. Khuyến khích tổ chức an táng theo các hình
thức hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương.
1. Lễ Quốc tang.
2. Lễ tang cấp
Nhà nước.
3. Lễ tang cấp
cao.
4. Lễ tang Cán bộ,
công chức, viên chức.
1. Lễ viếng tổ
chức tại nhà tang lễ, Lễ đưa tang và Lễ an táng thực hiện cùng trong một ngày
(trừ Lễ Quốc tang).
2. Trường hợp tổ
chức Lễ viếng tại gia đình thì tùy theo phong tục địa phương và gia đình, thi
hài người từ trần phải được khâm liệm vào linh cữu và bảo đảm vệ sinh, nhất là
đối với người có bệnh lây nhiễm. Linh cữu được để không quá 48 (bốn mươi tám)
giờ, kể từ khi khâm liệm đến khi tổ chức Lễ an táng.
3. Linh cữu người
từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên
nắp quan tài.
4. Không rắc
vàng mã và các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và ngoại tệ
trong quá trình đưa tang từ nhà tang lễ hoặc gia đình đến nơi an táng; không đốt
đồ mã tại nơi an táng.
5. Chỉ các thành
viên Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang đeo băng tang đen (có chiều rộng
07 cm) trên cánh tay trái.
1. Cán bộ đang
giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây
khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:
a) Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Chủ tịch nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Thủ tướng
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Chủ tịch Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bộ Chính trị
quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình
đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và
nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Các cơ quan sau
đây cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang:
1. Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
2. Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
3. Chủ tịch nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
4. Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
5. Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1. Bộ Chính trị
quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 25 (hai mươi lăm) đến 30 (ba
mươi) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ
tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể
Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.
a) Ban Lễ tang
Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định
này;
b) Trưởng Ban Lễ
tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bộ Chính trị
quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 15 (mười lăm) đến 20 (hai
mươi) thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê
hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần,
a) Ban Tổ chức Lễ
tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan
là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang
theo quy định tại Nghị định này;
b) Trưởng Ban Tổ
chức Lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ.
Ban Tổ chức
Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung
ương Đảng và cơ quan chủ quản của người từ trần soạn thảo: Thông cáo về Lễ Quốc
tang; danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang, tiểu sử người từ trần;
Thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng; Lời điếu và Lời cảm ơn có ý kiến
đóng góp của gia đình người từ trần và được Ban Lễ tang Nhà nước thông qua.
Điều 9. Đưa tin, đăng tin trên các phương
tiện thông tin về
Lễ Quốc tang
1. Đưa tin buồn
Khi chưa có
thông báo chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang, các phương tiện thông tin đại
chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần. Sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ
tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin
đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần.
2. Đăng tin trên
các phương tiện thông tin
a) Báo Nhân dân
và các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin về Lễ Quốc tang, gồm:
Thông cáo, danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang; tiểu sử, ảnh
người từ trần; nghi thức cả nước để tang; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu,
Lễ an táng, lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước;
b) Hãng phim Tài
liệu và Khoa học Trung ương quay phim tư liệu Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an
táng. Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam
tường thuật và truyền hình trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng.
Điều 10. Thời gian, nghi thức để tang
Thời gian tổ chức
Lễ Quốc tang là 02 (hai) ngày. Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong
phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ,
có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều
dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc
không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.
Điều 11. Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng
1. Lễ Quốc tang
tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà
Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận
3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh).
2. An táng tại
Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh hoặc hỏa táng,
điện táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng
của gia đình.
1. Lễ đài trang
trí phông nền đen, trên đó treo Quốc kỳ có dải băng tang, ảnh người từ trần và
dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc đồng chí...”.
2. Bàn thờ đặt
chính giữa phòng, dưới lễ đài, có lư hương và gối Huân chương.
3. Linh cữu phủ
Quốc kỳ, đặt trên bệ ở chính giữa lễ đài, đầu hướng về bàn thờ.
4. Ban Tổ chức Lễ
tang phân công các thành viên trong Ban Tổ chức Lễ tang đứng túc trực khi các
đoàn cấp cao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến viếng.
5. Trong quá
trình tiến hành Lễ viếng và Lễ truy điệu có 02 (hai) chiến sĩ tiêu binh đứng cửa
phòng Lễ tang; 04 (bốn) sĩ quan quân đội mặc lễ phục đứng túc trực 4 góc cạnh
linh cữu và 06 (sáu) chiến sĩ tiêu binh đứng túc trực quanh linh cữu và đội
quân nhạc phục vụ Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang.
1. Ban Tổ chức Lễ
tang chuẩn bị 06 (sáu) vòng hoa, có băng vải đỏ chữ vàng của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và gia đình; sau khi các đoàn viếng xong đặt cố định hai bên
bàn thờ.
2. Ban Tổ chức Lễ
tang chuẩn bị 30 (ba mươi) vòng hoa luân chuyển. Trong thông báo tin buồn có
ghi: Các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen, có kích thước
1,2 m x 0,2 m, ghi dòng chữ trắng “Kính viếng”, dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ
quan, tổ chức, cá nhân để gắn vào vòng hoa do Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị.
1. Ban Tổ chức Lễ
tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 02 (hai) chiến sĩ khiêng
vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng đoàn là sĩ
quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.
2. Ban Tổ chức Lễ
tang tổ chức đón và xếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các
cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.
3. Sau khi viếng,
Trưởng đoàn ghi sổ tang.
4. Trong quá
trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.
Điều 15. Tổ chức Lễ viếng ở nước ngoài
1. Cùng thời
gian diễn ra Lễ Quốc tang ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao hướng dẫn các cơ quan đại
diện của Việt Nam ở nước ngoài tiếp đón các tổ chức, cá nhân người Việt Nam,
người nước ngoài đến viếng và ghi sổ tang tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở
nước ngoài.
2. Trang trí lễ
đài:
a) Lễ đài trang
trí phông nền đen, Quốc kỳ treo phía trên có dải băng tang, ảnh người từ trần
và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc đồng chí...”;
b) Bàn thờ đặt
chính giữa phòng, dưới lễ đài có lư hương; hai bên bàn thờ đặt 02 (hai) vòng
hoa cố định;
c) Bàn ghi sổ
tang.
1. Thành phần dự
Lễ truy điệu gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người
thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
2. Vị trí các
đoàn dự Lễ truy điệu
a) Gia đình đứng
phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);
b) Lãnh đạo Đảng,
Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);
c) Các đoàn đại
biểu Bộ, Ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng
theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.
3. Chương trình
Lễ truy điệu
a) Trưởng ban Tổ
chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;
b) Quân nhạc cử
Quốc ca;
c) Trưởng ban Lễ
tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm;
d) Khi mặc niệm,
quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”;
đ) Trưởng ban Tổ
chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.
4. Cùng thời
gian diễn ra Lễ truy điệu ở Trung ương, lãnh đạo địa phương quê hương hoặc nơi
sinh của người từ trần tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.
1. Thành phần dự
Lễ đưa tang gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người
thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
2. Khi chuyển
linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ có 01 (một) sĩ
quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân chương và 01 (một) sĩ quan quấn cờ
mang cờ đi trước linh cữu; đội công tác gồm 01 (một) sĩ quan và 12 (mười hai)
chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang, từ xe tang vào phần mộ;
Trưởng ban, Phó Trưởng ban Lễ tang Nhà nước cùng khiêng linh cữu (phía đầu linh
cữu); gia đình và các thành viên khác đi phía sau linh cữu.
1. Lực lượng phục
vụ Lễ tang do Bộ Quốc phòng chuẩn bị, gồm;
a) Lực lượng phục
vụ Lễ viếng: có 04 (bốn) sĩ quan túc trực cách linh cữu 1,5 m; 06 (sáu) chiến
sĩ giữ súng CKC có lưỡi lê túc trực đứng bên ngoài cách sĩ quan túc trực 0,7 m;
02 (hai) chiến sĩ tiêu binh đứng trước cửa nhà tang lễ; lực lượng khiêng hoa;
sĩ quan dẫn viếng; lực lượng quân nhạc phục vụ Lễ viếng;
b) Lực lượng phục
vụ Lễ truy điệu: có 04 (bốn) sĩ quan túc trực bốn góc cách linh cữu 1,5 m; 06
(sáu) chiến sĩ giữ súng CKC túc trực đứng bên ngoài cách sĩ quan túc trực 0,7
m; 02 (hai) chiến sĩ tiêu binh đứng trước cửa nhà tang lễ; 01 tổ Quốc kỳ; 01 tổ
Quân kỳ; lực lượng danh dự ba Quân chủng (127 cán bộ, chiến sĩ), quân nhạc phục
vụ Lễ truy điệu;
c) Lực lượng phục
vụ Lễ đưa tang: 01 (một) sĩ quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân
chương, 01 (một) sĩ quan quấn cờ; đội công tác gồm 01 sĩ quan và 12 (mười hai)
chiến sĩ khiêng linh cữu; 07 (bảy) chiến sĩ chuẩn bị xe tang; lục lượng danh dự
ba Quân chủng;
d) Lực lượng phục
vụ Lễ an táng: 27 (hai mươi bảy) chiến sĩ làm nhiệm vụ tiêu binh tại cổng nghĩa
trang; lực lượng mộ giả 13 (mười ba) chiến sĩ, lực lượng danh dự ba Quân chủng,
lực lượng quân nhạc phục vụ Lễ an táng.
2. Phương tiện
phục vụ Lễ tang do Bộ Quốc phòng chuẩn bị gồm: 01 xe chỉ huy; 01 xe chở Quốc kỳ,
ảnh, gối Huân chương; 01 xe chở Quân kỳ; 06 xe chở đội hình danh dự; 01 xe hoa;
01 xe kéo xe tang (phía cuối xe tang là khẩu lựu pháo 122 mm); 01 xe dự phòng;
02 xe thông tin, 01 xe cứu thương.
3. Linh cữu được
phủ Quốc kỳ đặt trong lồng kính để trên xe tang.
1. Sau khi đội
công tác di chuyển linh cữu vào vị trí phần mộ, Trưởng ban Tổ chức Lễ tang
tuyên bố Lễ hạ huyệt.
2. Đội công tác
làm nhiệm vụ hạ huyệt.
3. Trưởng ban Tổ
chức Lễ tang mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gia đình bỏ nắm đất đầu tiên và đi
quanh phần mộ để vĩnh biệt.
4. Đội công tác
tiếp tục hoàn chỉnh phần mộ.
5. Trong khi tiến
hành Lễ hạ huyệt và lấp mộ, quân nhạc cử nhạc “Hành khúc tang lễ”.
6. Sau khi lấp mộ
xong, Ban Tổ chức Lễ tang dành một phút mặc niệm tiễn biệt người từ trần. Quân
nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ".
1. Mộ xây bằng
đá granite, có kích thước theo quy định hiện hành.
2. Chi phí xây mộ
hoặc hỏa táng, điện táng và phục vụ Lễ tang do ngân sách nhà nước cấp.
1. Cán bộ đang
giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ
tang cấp Nhà nước:
a) Ủy viên Bộ
Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Phó Chủ tịch
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Phó Thủ tướng
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Phó Chủ tịch
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Chủ tịch Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
e) Chánh án Toà
án nhân dân tối cao;
g) Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
h) Đại tướng lực
lượng vũ trang nhân dân;
i) Thượng tướng
lực lượng vũ trang nhân dân là cán bộ hoạt động cách mạng trước Tháng 8 năm
1945.
2. Đối với trường
hợp người từ trần giữ một trong các chức vụ quy định tại Khoản 1 Điều này mà bị
kỷ luật thì việc tổ chức Lễ tang được quy định như sau:
Lễ tang được tổ
chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức đối với trường hợp bị
kỷ luật bằng hình thức cách chức.
Tùy theo cương vị
của người từ trần, việc đưa tin buồn được thực hiện dưới danh nghĩa của tất cả
hoặc một số cơ quan sau đây và gia đình:
1. Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Chủ tịch nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1. Ban Bí thư
Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 20 (hai mươi)
đến 25 (hai mươi lăm) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung
ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác và địa phương quê hương hoặc
nơi sinh của người từ trần.
a) Ban Lễ tang
Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước theo quy định tại
Nghị định này;
b) Trưởng Ban Lễ
tang Nhà nước là một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị; Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ
tướng Chính phủ hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội.
2. Ban Bí thư
Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 10 (mười) đến
15 (mười lăm) thành viên đại diện cho các Bộ, Ban, ngành ở Trung ương, địa
phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình.
a) Ban Tổ chức Lễ
tang có nhiệm vụ giúp Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là
thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước
theo quy định tại Nghị định này;
b) Tùy theo chức
danh của người từ trần, Trưởng ban tổ chức Lễ tang là một trong các đồng chí
Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hoặc Chánh Văn
phòng các cơ quan có chức danh quy định tại Điều 21 Nghị định này.
Ban Tổ chức
Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung
ương Đảng và cơ quan chủ quản của người từ trần soạn thảo: Thông cáo về Lễ tang
cấp Nhà nước; danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang; tiểu sử người
từ trần; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng; Lời điếu và Lời cảm
ơn có ý kiến đóng góp của gia đình người từ trần và được Ban Lễ tang Nhà nước
thông qua.
Điều 25. Đưa tin, đăng tin trên các phương tiện
thông tin về Lễ tang cấp Nhà nước
1. Đưa tin buồn
Khi chưa có
thông báo chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang, các phương tiện thông tin đại
chúng chỉ được đưa tin vắn về người từ trần. Sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ
tang và việc tổ chức Lễ tang chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại
chúng mới được đưa tin, đăng bài viết về người từ trần.
2. Đăng tin trên
các phương tiện thông tin
a) Báo Nhân dân
và các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin buồn; tiểu sử và ảnh
người từ trần; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng và lời cảm ơn của
Ban Lễ tang Nhà nước;
b) Đài Tiếng nói
Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật và truyền
hình Lễ viếng, Lễ truy điệu.
1. Lễ tang cấp
Nhà nước tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ
chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý
Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh).
2. An táng tại
Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh hoặc hỏa táng,
điện táng; an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng
của gia đình.
1. Lễ đài trang
trí phông nền đen, trên đó gắn ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng
thương tiếc đồng chí …".
2. Bàn thờ đặt
trước và chính giữa phông, dưới lễ đài có lư hương và gối Huân chương; hai bên
bàn thờ đặt 06 (sáu) vòng hoa cố định.
3. Linh cữu phủ
Quốc kỳ, đặt trên bệ ở chính giữa, đầu hướng về lễ đài.
4. Bàn thờ nhỏ đặt
phía dưới, có bát hương để Trưởng đoàn các đoàn đến viếng thắp hương.
5. Ban Tổ chức Lễ
tang phân công các cán bộ cơ quan chủ quản nơi người từ trần đã hoặc đang công
tác đứng túc trực bên linh cữu khi có các đoàn cấp cao của Trung ương Đảng, Quốc
hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến
viếng.
6. Gia đình đứng
phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài).
7. Trong quá
trình tiến hành lễ viếng, tại phòng lễ tang có 02 (hai) chiến sĩ tiêu binh đứng
trước cửa phòng lễ tang; 04 (bốn) sĩ quan quân đội mặc lễ phục và 04 (bốn) chiến
sĩ tiêu binh đứng túc trực quanh linh cữu và đội quân nhạc phục vụ Lễ viếng, Lễ
truy điệu, Lễ đưa tang.
1. Ban Tổ chức Lễ
tang chuẩn bị 06 (sáu) vòng hoa, có băng vải đỏ chữ vàng của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và gia đình; sau khi các đoàn viếng xong đặt cố định hai bên
bàn thờ.
2. Ban Tổ chức Lễ
tang chuẩn bị 25 (hai mươi lăm) vòng hoa luân chuyển. Trong thông báo tin buồn
có ghi: các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang theo băng vải đen, có
kích thước 1,2m x 0,2m, ghi dòng chữ trắng “Kính viếng”, dưới có dòng chữ nhỏ
ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân để gắn vào vòng hoa do Ban Tổ chức Lễ tang
chuẩn bị.
1. Ban Tổ chức Lễ
tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình khi viếng như sau: 02 (hai) chiến
sĩ khiêng vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng
đoàn là sĩ quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.
2. Sau khi viếng,
Trưởng đoàn ghi sổ tang.
3. Trong quá
trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ’.
1. Việc tổ chức
cho các đoàn nước ngoài đến viếng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14
Nghị định này.
2. Cơ quan đại
điện của Việt Nam ở nước ngoài không tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu.
Điều 31. Lễ truy điệu, Lễ đưa tang và Lễ hạ huyệt
Việc tổ chức Lễ
truy điệu, Lễ đưa tang và Lễ hạ huyệt thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và
3 Điều 16, Điều 17 và Điều 19 Nghị định này.
Điều 32. Lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ đưa tang
1. Lực lượng phục
vụ Lễ đưa tang do Bộ Quốc phòng chuẩn bị, gồm: Tổ Quân kỳ, Đội danh dự ba Quân
chủng; lực lượng chuyển linh cữu và hoa.
2. Đội xe phục vụ
Lễ đưa tang do Bộ Quốc phòng chuẩn bị, gồm: 01 xe chỉ huy; 01 xe kéo xe tang
(phía cuối xe tang có bệ với hàng chữ “Tổ quốc ghi công”); 01 xe chở Quân kỳ, ảnh,
gối Huân chương; 03 xe chở đội danh dự ba Quân chủng và 01 xe hoa, 01 xe dự
phòng, 02 xe thông tin và 01 xe cứu thương.
3. Linh cữu phủ
Quốc kỳ đặt trong lồng kính để trên xe kéo xe tang có hàng chữ “Tổ quốc ghi
công”.
1. Mộ xây bằng
đá granite, có kích thước theo quy định hiện hành.
2. Chi phí xây mộ
hoặc hỏa táng, điện táng và phục vụ Lễ tang do ngân sách nhà nước cấp.
1. Cán bộ, công
chức đương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng
quản lý (trừ các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước);
cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (lão thành cách mạng)
hoặc cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975) được tặng
thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn
hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá
nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động
xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải
thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động đang
công tác hoặc nghỉ hưu khi từ trần được tổ chức Lễ tang Cấp cao.
2. Đối với trường
hợp người từ trần giữ một trong các chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này mà
bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức, Lễ tang tổ chức theo hình
thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
1. Ban Chấp hành
Trung ương Đảng và cơ quan đã hoặc đang trực tiếp quản lý người từ trần đứng
tên đưa tin buồn đối với các chức danh làỦy viên Ban Chấp hành Trung ương.
2. Đối với các
chức danh còn lại, cơ quan đã hoặc đang trực tiếp quản lý người từ trần; cấp ủy,
chính quyền địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần đứng tên đưa
tin buồn.
3. Tin buồn đăng
trên trang nhất báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, báo Công an nhân dân, báo
ngành và báo địa phương nơi quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.
Đài Truyền hình
Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin buồn.
1. Ban Tổ chức Lễ
tang do lãnh đạo cơ quan chủ quản; chính quyền địa phương nơi người từ trần đã
hoặc đang công tác quyết định thành lập, gồm từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm)
thành viên đại diện các đơn vị, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
thuộc cơ quan chủ quản, địa phương.
2. Trưởng Ban Tổ
chức Lễ tang là một lãnh đạo cơ quan chủ quản hoặc cấp ủy, chính quyền địa
phương.
Việc tổ chức Lễ
tang và chuẩn bị lời điếu do cơ quan chủ quản hoặc cấp ủy, chính quyền địa
phương nơi người từ trần đã hoặc đang công tác cùng gia đình thực hiện.
Lễ tang tổ chức
tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội);
Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3,
thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh). Nếu từ trần ở địa
phương khác thì thực hiện theo quy định của địa phương.
1. An táng tại
Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội (nếu từ trần ở Hà Nội), tại Nghĩa trang Thành phố
Hồ Chí Minh (nếu từ trần ở Thành phố Hồ Chí Minh) đối với các trường hợp sau:
a) Cán bộ thuộc
diện Bộ Chính trị quản lý;
b) Cán bộ hoạt động
cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạt
động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975) được tặng thưởng Huân
chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học
tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng
thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên.
c) Các nhà hoạt
động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh -
giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động.
2. Đối với các
chức danh còn lại an táng tại Nghĩa trang địa phương hoặc theo nguyện vọng của
gia đình.
3. Trường hợp
gia đình có nguyện vọng hỏa táng, điện táng hoặc an táng tại quê nhà, Ban Tổ chức
Lễ tang có trách nhiệm tổ chức Lễ tang cấp cao theo quy định tại Nghị định này.
1. Lễ đài trang
trí phông nền đen, trên đó gắn ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng
thương tiếc...”.
2. Bàn thờ đặt
trước và chính giữa phông, hai bên bàn thờ đặt cố định 02 vòng hoa của cơ quan
chủ quản và gia đình, dưới lễ đài có lư hương.
3. Linh cữu đặt
chính giữa lễ đài, đầu hướng về phía bàn thờ.
4. Bàn thờ nhỏ đặt
phía dưới, có bát hương để Trưởng đoàn các đoàn đến viếng thắp hương.
5. Cán bộ lãnh đạo,
chủ chốt của cơ quan chủ quản hoặc địa phương đứng phía bên phải phòng lễ tang
(theo hướng nhìn lên lễ đài) khi có các đoàn lãnh đạo cao cấp của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam vào viếng.
6. Gia đình đứng
phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài).
1. Ban Tổ chức Lễ
tang chuẩn bị 02 (hai) vòng hoa, có băng đen chữ trắng của cơ quan chủ quản và
gia đình đặt cố định hai bên bàn thờ.
2. Ban Tổ chức Lễ
tang chuẩn bị 15 (mười lăm) vòng hoa luân chuyển; trong thông báo tin buồn có
ghi: Các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen, kích thước
1,2 m x 0,2 m, với dòng chữ trắng “Kính viếng” dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ
quan, tổ chức, cá nhân để gắn vào vòng hoa viếng do Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị.
1. Ban Tổ chức Lễ
tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 02 (hai) chiến sĩ đưa
vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn viếng đi
theo hai hàng dọc.
2. Sau khi viếng,
Trưởng đoàn ghi sổ tang.
3. Trong quá
trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ’.
1. Thành phần dự
Lễ truy điệu gồm: Ban Tổ chức Lễ tang, đại diện các cơ quan, tổ chức nơi người
từ trần đã hoặc đang công tác; địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ
trần và gia đình, người thân.
2. Vị trí các
đoàn dự Lễ truy điệu (theo hướng nhìn lên lễ đài):
a) Gia đình đứng
phía bên trái phòng lễ tang;
b) Lãnh đạo cơ
quan, địa phương đứng phía bên phải phòng lễ tang;
c) Các đoàn đại
biểu khác đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.
3. Chương trình
Lễ truy điệu:
a) Đại điện Ban
Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;
b) Trưởng Ban Tổ
chức Lễ tang đọc lời điếu, tuyên bố phút mặc
niệm và kết thúc Lễ truy điệu;
c) Trong khi tiến
hành Lễ truy điệu, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.
1. Thành phần dự
Lễ đưa tang như thành phần dự Lễ truy điệu.
2. Khi chuyển
linh cữu lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ, các thành viên Ban Tổ chức Lễ
tang, các đoàn đại biểu và gia đình đi phía sau linh cữu.
Đội phục vụ của
nhà tang lễ và cơ quan, địa phương nơi người từ trần làm nhiệm vụ di chuyển
linh cữu, vòng hoa ra xe tang và từ xe tang vào phần mộ.
3. Xe tang do cơ
quan chủ quản hoặc địa phương nơi người từ trần đã hoặc đang công tác chuẩn bị.
1. Sau khi linh
cữu được di chuyển vào vị trí phần mộ, Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ hạ
huyệt.
2. Đội công tác làm
nhiệm vụ hạ huyệt.
3. Ban Tổ chức Lễ
tang, các đoàn đại biểu và gia đình bỏ nắm đất đầu tiên và đi quanh phần mộ để
vĩnh biệt.
4. Đội công tác
tiếp tục hoàn chỉnh phần mộ.
5. Trong khi tiến
hành Lễ hạ huyệt, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ".
1. Mộ xây bằng
đá granite, có kích thước theo quy định hiện hành.
2. Chi phí xây mộ,
hỏa táng, điện táng và phục vụ lễ tang lấy từ nguồn mai táng phí theo quy định
của pháp luật về bảo hiểm xã hội; phần kinh phí còn thiếu được ngân sách nhà nước
cấp.
1. Cán bộ, công
chức, viên chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu khi từ trần được tổ chức Lễ tang
cán bộ, công chức, viên chức (trừ các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang, Lễ
tang cấp Nhà nước, Lễ tang cấp cao).
2. Đối với trường
hợp cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, Lễ
tang không tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 48. Đưa tin buồn
1. Cơ quan đã hoặc
đang trực tiếp quản lý người từ trần; cấp ủy, chính quyền địa phương quê hương
hoặc nơi cư trú của người từ trần đứng tên để thông báo về Lễ tang trên các
báo, đài tại địa phương nơi người từ trần đang công tác hoặc nghỉ hưu.
2. Đối với các
trường hợp sau đây, việc đưa tin buồn được thực hiện trên trang 8 báo Nhân dân:
a) Cán bộ hoạt động
cách mạng từ trước Tháng 8 năm 1945 đã được cơ quan, cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Anh hùng Lực
lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy
thuốc nhân dân, Nghệ nhân nhân dân, người được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về
Văn học nghệ thuật và Khoa học - công nghệ, Đảng viên được tặng Huy hiệu 30 năm
tuổi Đảng trở lên.
1. Đối với người
từ trần đang công tác:
a) Ban Tổ chức Lễ
tang do cơ quan đang trực tiếp quản lý người từ trần quyết định, gồm các thành
viên đại diện cho đơn vị, đoàn thể trong cơ quan nơi người từ trần đang công
tác, đại diện gia đình và đại diện chính quyền địa phương nơi người từ trần
sinh sống;
b) Trưởng Ban Tổ
chức Lễ tang là lãnh đạo đơn vị, tổ chức, cơ quan đang trực tiếp quản lý người
từ trần.
2. Đối với người
từ trần đã nghỉ hưu:
Các trường hợp
quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định này và các cán bộ, công chức đã giữ các
chức vụ từ cấp Cục, Vụ, Sở và tương đương trở lên và cán bộ, công chức, viên chức:
a) Ban Tổ chức Lễ
tang do cấp ủy Đảng, tổ chức chính trị - xã hội địa phương, chính quyền địa
phương (xã, phường, thị trấn, khu phố) nơi người từ trần nghỉ hưu và cư trú phối
hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang quản lý người từ trần trước
khi nghỉ hưu quyết định, gồm các thành viên đại diện cho các đoàn thể, chính
quyền địa phương, đại diện gia đình và đại diện cơ quan, đơn vị lực lượng vũ
trang đã quản lý người từ trần trước khi nghỉ hưu;
b) Trưởng Ban Tổ
chức Lễ tang là người đứng đầu cấp ủy Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, chính
quyền địa phương (xã, phường, thị trấn, khu phố) nơi người từ trần nghỉ hưu và
cư trú.
Điều 50. Lời điếu
Việc chuẩn bị lời
điếu do cơ quan chủ quản nơi người từ trần công tác hoặc cấp ủy, chính quyền địa
phương (xã, phường, thị trấn, khu phố) nơi người từ trần nghỉ hưu cư trú cùng
gia đình tiến hành.
Điều 51. Nơi tổ chức Lễ tang và nơi an táng
1. Căn cứ điều
kiện của từng cơ quan, tổ chức, địa phương và nguyện vọng của gia đình người từ
trần mà tổ chức Lễ tang tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình.
2. An táng tại
nghĩa trang địa phương, nghĩa trang khác hoặc hỏa táng, điện táng theo nguyện vọng
của gia đình.
1. Lễ đài trang
trí phông nền đen, trên đó gắn ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng
thương tiếc…".
2. Bàn thờ đặt
trước và chính giữa phông, hai bên bàn thờ đặt cố định 02 (hai) vòng hoa của cơ
quan và gia đình, dưới lễ đài có lư hương.
3. Linh cữu đặt
chính giữa, đầu hướng về Lễ đài.
4. Bàn thờ nhỏ đặt
phía dưới, có bát hương để viếng.
5. Gia đình đứng
phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài).
1. Ban Tổ chức Lễ
tang chuẩn bị 02 (hai) vòng hoa của cơ quan chủ quản và gia đình đặt cố định
hai bên bàn thờ.
2. Ban Tổ chức Lễ
tang chuẩn bị 05 (năm) vòng hoa luân chuyển; trong thông báo tin buồn có ghi:
Các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng vải đen, kích thước 1,2 m
x 0,2 m, với dòng chữ trắng “Kính viếng” dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan,
tổ chức để gắn vào vòng hoa do Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị.
1. Tùy theo điều
kiện tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình để có hình thức tổ chức Lễ tang phù hợp
với phong tục, tập quán của địa phương, tôn giáo và hoàn cảnh gia đình của người
từ trần.
2. Trong thời
gian tổ chức Lễ viếng tại gia đình không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau
22 giờ đêm; âm thanh bảo đảm không vượt quá độ ồn cho phép theo quy định; không
sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang.
Điều 55. Lễ truy điệu, Lễ đưa tang, Lễ hạ huyệt
Lễ truy điệu, Lễ
đưa tang và Lễ hạ huyệt thực hiện theo quy định tại Điều 43, Điều 44 và Điều 45
Nghị định này.
Trợ cấp mai táng
thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
1. Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn,
tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
2. Bộ Quốc phòng
và Bộ Công an phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn cụ thể về
việc tổ chức Lễ tang đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng vũ
trang nhân dân.
3. Bộ Quốc phòng
quy định về đơn vị danh dự, sĩ quan túc trực, quân nhạc, đội chiến sĩ khiêng
vòng hoa, đội xe nghi thức đưa tang, đội hình xe khi đưa tang tại Lễ Quốc tang
và Lễ tang cấp Nhà nước.
4. Bộ Công an
quy định về công tác bảo vệ an ninh, an toàn giao thông tại Lễ Quốc tang và Lễ
tang cấp Nhà nước.
5. Bộ Tài chính
quy định các khoản chi phí cụ thể và thực hiện việc cấp ngân sách, quyết toán
ngân sách phục vụ Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang cấp cao.
6. Bộ Xây dựng
chủ trì và phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quy hoạch
nhà tang lễ, nhà điện táng, quy hoạch nghĩa trang tại các thành phố, thị xã, thị
trấn, thị tứ, khu công nghiệp và khu dân cư phù hợp với quy hoạch sử dụng đất
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
7. Bộ Y tế xây dựng
quy định hướng dẫn về vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng, điện táng.
8. Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm trong việc xây dựng
quy hoạch, kế hoạch và đầu tư kinh phí xây dựng nghĩa trang, quy định cụ thể việc
xây mộ cho phù hợp với quỹ đất, phong tục, tập quán của địa phương mình và khuyến
khích, vận động việc hỏa táng, điện táng và thực hiện tốt nếp sống văn minh
trong việc tang tại địa phương.
Các tổ chức, cá
nhân vi phạm các quy định về tổ chức Lễ tang theo quy định tại Nghị định này
thì tùy theo mức độ vi phạm bị phê bình hoặc xử phạt hành chính.
Điều 59. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013 và thay thế Nghị định số
62/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ
chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần.
Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - UB Giám sát tài chính Quốc gia; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP; Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, TCCV (3b) |
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng |
PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT - Công báo - Chính phủ
congbao.chinhphu.vn/tai-ve-van-ban-so-105_2012_NĐ-CP-(9897)?cbid...
- [PDF]
Số: 105/2012/NĐ-CP Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2012
cstt.ctu.edu.vn/.../Nghi%20dinh%20105.2012.ND-CP%20ngay%2017.1...
Download Nghị định 105/2012/NĐ-CP - Về tổ chức lễ tang cán bộ ...
chúng con luôn nhớ ơn người và cảm ơn .các đồng chí lãnh của Đảng và nhà Nước đã làm ấm lòng nhân dân ta qua lễ tang trang trọng của Bác . còn những thiếu sót trong lễ tang thì không thể tránh khỏi tôi nghĩ gia đình đại tướng sẽ thông cảm . chỉ mong sau khi hoàn thành tang lễ của Bác rồi nhà Nước ta nên quan tâm tới nơi yên nghỉ của bác sao cho xứng đang với tầm voc của một anh tài có công với đất nước đó là điều mà nhân dân cả nước đang ngày đêm mong chờ ở các đồng chí .
Trả lờiXóa