Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Không có quyết định về việc Tướng Giáp phụ trách sinh đẻ có KH (!?)

Càng đọc càng thấy tin tức lộn xộn, không biết có nên tin theo cái đám thư ký không. Theo thư ký Huyên có ngót 40 năm giúp việc cho Đại tướng, “trước đây tôi cũng đã có một vài dịp đi cùng Đại tướng về xem đất mà Đại tướng đã chuẩn bị cho mình, tôi nhớ đó là khu vực vùng núi Quảng Bình, cạnh nơi yên nghỉ của phụ thân Đại tướng Giáp”, mà nơi yên nghỉ của phụ thân Đại tướng chính là huyện Lệ Thủy ở cực nam Quảng Bình chứ không phải Vũng Chùa ở cực bắc của tỉnh. Vậy có thực là Đại tướng chọn nơi an nghỉ là cực bắc như người nhà khẳng định không ? Nhưng cũng có thể bác thư ký 83 tuổi đã bắt đầu lẫn. Mà tại sao đến tuổi này vẫn còn được làm việc nhỉ ? Tuổi càng cao, trí nhớ càng giảm sút, đó là chuyện bình thường; sao Đại tướng không dùng thư ký khác hay bên quân đội không đưa người khác sang thay ?
Đại tá Nguyễn Văn Huyên:
Không có bất kỳ quyết định nào về việc Tướng Giáp phụ trách sinh đẻ có KH (!?)


Thật ra quyết định của ông Phạm Văn Đồng bổ nhiệm tướng Giáp làm Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Dân số và Sinh đẻ có Kế hoạch năm 1984 đã được đăng ở nhiều trang mạng như Cơ sở Dữ liệu Quốc gia; hay Thư viện Pháp luật … Trong bài Một chiều nghiêng Ba Đình của báo TP, bà Đặng Bích Hà, phu nhân đại tướng cũng có kể cho nhà văn Sơn Tùng nghe chuyện này.

Đại tá Nguyễn Văn Huyên - thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Mới quá trưa, còn gần hai giờ nữa mới đến thời điểm gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức đón khách vào viếng, vị đại tá thư ký 83 tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quân phục chỉnh tề. Ông tha thẩn ra vào, sắp xếp cần chỉnh lại lần cuối những việc cần làm sẵn sàng cho giờ đón khách vào viếng tại số 30 phố Hoàng Diệu, nơi ông đã gắn bó trong ngót 40 năm giúp việc cho Đại tướng với tư cách là thư ký riêng.

“Anh Văn đã hai lần để lại ý kiến muốn được an nghỉ tại quê nhà”

Dẫn chúng tôi thăm lại căn phòng giản dị - nơi trưng bày các kỷ vật, đồ lưu niệm về Đại tướng Giáp, đại tá Nguyễn Văn Huyên lặng lẽ cùng chúng tôi trở về căn phòng làm việc nhỏ thân thuộc của ông phía bên tòa nhà.

Rót nước mời các nhà báo, nét mặt của vị thư ký già trĩu nặng nỗi buồn khiến chúng tôi lúng túng chưa biết mở đầu câu chuyện thế nào…

“Quyết định của Nhà nước tổ chức Quốc tang đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp như vậy là xứng tầm, phù hợp với nguyện vọng của quân dân cả nước, vừa qua tôi có nhận được không ít ý kiến bày tỏ hoan nghênh. Chỉ tiếc là giá mà Hội trường Ba Đình kịp xây dựng thì lễ tang Đại tướng được tổ chức ở đó sẽ không lo bị chật...”- đại tá Huyên mở đầu câu chuyện bằng giọng nói nét mặt đã vui hơn.

Rồi đại tá cho biết, vào năm 2004 và 2007, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hai lần để lại ý kiến là khi qua đời muốn được về an nghỉ tại quê nhà Quảng Bình.

Trước đây tôi cũng đã có một vài dịp đi cùng Đại tướng về xem đất mà Đại tướng đã chuẩn bị cho mình, tôi nhớ đó là khu vực vùng núi Quảng Bình, cạnh nơi yên nghỉ của phụ thân Đại tướng Giáp” – thư ký Huyên nói.

Sau chuyện về tổ chức tang lễ, thư ký Huyên đưa chúng tôi về kỷ niệm đẹp của ông được cùng Đại tướng Giáp về thăm lại chiến trường Điện Biên nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Vị thư ký già hào hứng kể: Khi máy bay chưa tiếp đất, từ trên cao đã thấy bà con tề tựu rất đông, trẻ nhỏ có, người cao tuổi nhiều. Đám đông người với quần áo dân tộc nhiều màu sắc chạy ùa tới quây thành vòng tròn, ngước lên chờ đón máy bay bác Giáp sắp tiếp đất. Máy bay hạ cánh, bà con chạy ùa cả đến, vừa bước ra khỏi cửa máy bay, bác Giáp được một rừng người xúm quanh tay bắt mặt mừng. “Tôi nhớ mãi hình ảnh một cụ bà 100 tuổi cháu cõng trên lưng trong buổi hôm đó”.

Ông Huyên cũng bùi ngùi nhắc lại dịp kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1984). Dịp đó, bác Giáp còn khỏe, ông trở về thăm Điện Biên Phủ nhưng đây là chuyến thăm hoàn toàn mang tính cá nhân, anh Văn tự quyết định đi lên đó mà không có ai mời, một chuyến đi hết sức giản dị.

Câu chuyện của chúng tôi với đại tá Huyên trở lại với những đức tính cao quý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - mà như nhận xét của đại tá Hoàng Minh Phương (nguyên trợ lý của Đại tướng): “Đại tướng là người luôn có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh phục tùng sự phân công của lãnh đạo, kể cả trong trường hợp sự phân công ấy không phù hợp với cương vị và sở trường của mình; có ý thức tự kiềm chế và chờ đợi để giữ vững sự đoàn kết nhất trí trong lãnh đạo…”.

Khi trao đổi về điều này, chúng tôi đã thật bất ngờ trước sự thật một vấn đề mà đã qua rất nhiều năm nay, nhiều người -trong đó có cả các nhà báo như chúng tôi - vẫn không có thông tin đầy đủ, chính xác nên trước giờ vẫn nghĩ sai lệch. Đó là thông tin về việc có thời Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Chính phủ cử phụ trách công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình quốc gia.

Đại tá Huyên cho biết: Sự thực là thế này, thời đó Thủ tướng Chính phủ là anh Phạm Văn Đồng. Trong một buổi họp của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt vấn đề: “Trước đây tôi kiêm phụ trách mảng dân số-kế hoạch hóa gia đình, nay anh Văn phụ trách mảng khoa học kỹ thuật (khi đó bác Giáp là Phó Thủ tướng), thì có lẽ anh Văn phụ trách luôn về dân số-kế hoạch hóa gia đình?”.

“Tất cả chỉ có thế, không có bất kỳ quyết định nào về việc này, không có phân công công tác... Tôi cũng biết sau đó dân đồn um lên, đàm tiếu, chê trách này kia… Tôi nghĩ anh Văn cũng nghe được, dù không thấy anh nói gì với tôi”- thư ký Huyên bày tỏ.

Ấn tượng nhất là không bao giờ đọc các bài viết đã chuẩn bị sẵn
Không quan tâm nhiều đến việc nhầm lẫn này, đại tá Huyên chuyển sang câu chuyện với chúng tôi điều ông ấn tượng và đánh giá rất cao Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đó là Đại tướng Giáp không bao giờ đọc các bài viết đã chuẩn bị sẵn, để vào túi, mà ông bao giờ cũng phát biểu theo ý kiến của mình, theo sự chuẩn bị của chính mình.

Theo ông Huyên, có lẽ chỉ duy nhất một lần bác Giáp đọc nguyên bài phát biểu chuẩn bị sẵn, đó là dịp phát biểu về cách mạng KHKT ở nước ta tại Đại hội Đảng IV. Bản này do anh em chuẩn bị nhiều tháng trời.

“Một lần khác, tại Hội nghị bàn về giáo dục toàn quốc ở Tây Ninh, tất cả anh em - những người chuẩn bị sẵn cho bác Giáp bài phát biểu công phu dài hàng chục trang - hết sức bất ngờ vì thấy bác chỉ đọc có hai trang đầu, chủ yếu là kính thưa, kính gửi các quan khách…, còn lại bác phát biểu theo ý kiến chuẩn bị của mình. Sau đó có anh em tỏ ý thắc mắc, bác bảo các cậu chuẩn bị thế cũng có ích vì đọc của các cậu, tôi hiểu được thêm nhiều điều cho bài phát biểu của tôi…”.

Những câu chuyện với vị thư ký già của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không biết bao giờ mới hết, nếu chúng tôi không được thông báo rằng giờ viếng Đại tướng tại tư gia sắp bắt đầu.

Bắt tay tạm biệt vị thư ký mẫn cán của danh tướng tài ba, trong lòng chúng tôi tràn đầy cảm mến, xúc động. Nhìn ra phía cổng khu nhà 30 phố Hoàng Diệu, đoàn người xếp hàng dài đang kính cẩn lặng lẽ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tá Nguyễn Văn Nhựa - bác sĩ riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

Chúng tôi đã làm tròn trách nhiệm với tất cả sự kính trọng, yêu mến Đại tướng. Các GS, bác sĩ và cả những y tá, hộ lý trong và ngoài ngành y quân đội, Ban Bảo vệ sức khỏe TƯ - bằng tất cả trí tuệ và lòng kính yêu với Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đã chăm sóc bác tận tình, trong mọi điều kiện tối ưu hơn 1.500 ngày điều trị tại khoa A11, BV Quân đội 108. Khi cần bất cứ điều gì, chúng tôi đều có thể hội chẩn với các GS đầu ngành để tìm ra phác đồ chăm sóc, điều trị tốt nhất. Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng, BV 108 là người trực tiếp chịu trách nhiệm về chế độ dinh dưỡng cho bác. Với người già như bác, ngoài ăn uống, còn cần thường được truyền để đảm bảo dinh dưỡng. Lúc phải tiêm truyền, nhiều khi bác rất đau, nhưng bác rất giỏi chịu đựng và không bao giờ kêu ca. Những lúc tỉnh táo, minh mẫn, bác lại là người rất vui tính... Tin tưởng hoàn toàn vào chuyên môn của ngành y VN, nhưng bác cũng hơn ai hết hiểu lẽ trời, quy luật sinh tử khi đối diện với tuổi già. Bác mất đi, để lại cho chúng tôi bao niềm tiếc thương. Hơn 1.500 ngày chăm sóc bác, chúng tôi đã làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ, với tất cả sự kính trọng, yêu mến vị đại tướng của nhân dân. Ng.H
(Lao động)

Blog này bổ sung thông tin về nơi an nghỉ của thân sinh Đại tướng tại huyện nhà:

Xin dẫn vài việc nhỏ theo lời kể của anh Võ Đại Hàm khi tôi thăm nhà lưu niệm Đại tướng ở quê. Năm 1977, ngôi nhà Đại tướng ở An Xá được chính quyền phục dựng nguyên trạng trên nền đất cũ. Lúc đầu, địa phương có ý kiến làm nhà xây thật khang trang, nhưng Đại tướng không đồng ý. Lúc làm nhà, tỉnh muốn dùng gỗ lim cho bền lâu, nhưng Đại tướng kiên quyết không đồng ý, vì theo ông làm thế sẽ trở thành tiền lệ cho mọi người phá rừng. Ngôi nhà sau đó được làm bằng gỗ vườn bình dị. Nhà được lợp mái đơn sơ, dưới mái lợp thêm chái tranh làm cửa chống lên che mưa, che nắng, giống tất cả mọi ngôi nhà trong làng.
Năm 1983, đưa phần mộ cụ Võ Quang Nghiêm - thân sinh Đại tướng từ Huế về quê. Trong nghĩa trang của huyện có khu đất dành để an táng các anh hùng. Chính quyền địa phương muốn đưa cụ Nghiêm vào khu đất đó, nhưng Đại tướng dứt khoát: "Ba tôi là liệt sĩ, phải đặt đúng chỗ chứ". Khi an táng phần mộ mẹ Đại tướng, chính quyền lại muốn đưa phần mộ của bà vào nghĩa trang liệt sĩ cho gần cụ ông, Đại tướng phản đối : "Mẹ tôi không phải là liệt sĩ nên không thể an táng trong nghĩa trang. Chuyện này để gia đình tôi tự lo". Ông Hàm còn kể với tôi rằng , khi còn khỏe , mỗi lần trở về thăm quê, Đại tướng đến ngay nghĩa trang liệt sĩ huyện để thắp hương cho người cha kính yêu - liệt sĩ Võ Quang Nghiêm và các chiến sĩ đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến . Sau đó Đại tướng thắp hương trên mộ mẹ và những người thân đã khuất. Về ngôi nhà nhỏ ở An Xá, Đại tướng kính cẩn thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Đó là lễ giáo đã thấm vào máu thịt của một người con hiếu thảo.
Nguồn: http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=64&id=140047
***

Ngày 5-10, chúng tôi tìm cách điện thoại cho ông Lương Ngọc Bính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình, thành viên BAN TANG LỄ về nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói là ở Quảng Bình, cụ thể là ở đâu. Ông Lương Ngọc Bính cho biết nơi an táng là huyện Lệ Thủy, quê Đại tướng. Nhà văn Nguyễn Thế Tường ở Đồng Hới email cho tôi bảo có thể địa điểm là tại xã Mai Thủy, gần đường Hồ Chí Minh, nơi đó đã có mộ bố và mẹ của Đại tướng. Sẽ dành một diện tích đất khoảng hơn 2 ha để xây lăng mộ và làm Nhà lưu niệm Đại tướng cho đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm viếng vị tướng thiên tài của thế giới. Chúng tôi đã đưa thông tin này lên mạng kèm theo Danh sách Ban lễ tang Trung ương. Sáng nay, báo chí đưa tin, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình sẽ cùng với ông Võ Điện Biên - con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn chọn địa điểm an táng Đại tướng chính thức. Hiện nay anh Võ Điện Biên đang ở Quảng bình.

http://bolapquechoa.blogspot.ch/2013/10/noi-tang-ai-tuong-vo-nguyen-giap-phai.html?utm_source=BP_recent

2 nhận xét:

  1. nhanh tay tí nữa chụp được ảnh "cha Huyên" tại cổng sân bay ĐỒNG HỚI hôm đưa tang Đại Tướng , vẫn khuôn mặt ấy ,quân hàm ấy , ngồi trong xe im lìm.

    Trả lờiXóa
  2. Để ca ngợi Võ Nguyên Giáp khi chỉ huy chiến dịnh Điện Biên Phủ và khi Võ Nguyên Giáp làm Chủ Tịch Ủy Ban Sinh Đẻ Có Kế Hoạch, bắt phụ nữ đạt vòng tránh thai, công sức của VNG trong hai giai đoạn lịch sử của Cách mạng đã được nhắc đến:

    “Ngày xưa đại tướng cầm quân
    Ngày nay đại tướng canh quần chị em
    Ngày xưa đại tướng công đồn
    Ngày nay đại tướng ngăn l.. cản cu”
    Cái công việc cuối đời mới là xứng tầm với Đại Tướng nhà ta!

    Trả lờiXóa