Jason Folkmanis, Bloomberg NewsNhững thay đổi chậm chạp tại các ngân hàng của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần dẫn đến quyết định cắt giảm dự báo tăng trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) hồi tuần trước.
Quỷ Tiền tệ Quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 5,8% xuống còn 5,2% trong năm nay, và từ 6,4% xuống còn 5,2% so với bản báo cáo ngày 29 tháng Tư vừa qua. Việc cắt giảm dự báo năm nay là một trong những cắt giảm lớn nhất tại các nước Đông Nam Á chỉ sau Singapore, trong khi đó các số liệu cho thấy đây là lần cắt giảm tăng trưởng mạnh nhất so với bất kỳ quốc ga nào khác ở châu Á.
Một công nhân xây dựng đang nghỉ giải lao sau giờ làm việc tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam báo cáo thâm hụt thương mại cao hơn so với ước tính 1 tỷ USD trong tháng Tư. Ảnh: Justin Mott / Bloomberg
Cắt giảm báo tín hiệu “rằng việc tái cấu trúc rất quan trọng và cần thực hiện thông qua những chương trình cải cách mà chính phủ đã đề ra”, Sanjay Kalra, đại diện thường trú của IMF tại Hà Nội cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào ngày 3 tháng Năm vừa qua. “Cải cách cơ cấu đã diễn ra chậm hơn so với những mong đợi hoặc mong muốn của nhiều người”.Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung cho biết trong tháng Hai rằng chính phủ sẽ công bố một kế hoạch tái cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước vào tháng Sáu này. Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bỏ lỡ mục tiêu trước đó của họ trong việc tạo lập một công ty quản lý tài sản nhằm giải quyết các khoản nợ xấu liên quan đến ngành ngân hàng, nguồn gốc gây ra bất ổn cũng như làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian vừa qua tại nước này.
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 5,03% hồi năm ngoái, mức thấp nhất kể từ năm 1999. Ngân hàn nhà nước đã cắt giảm lãi suất hồi tháng Ba, lần cắt giảm thứ bảy kể từ đầu năm 2012, trong các nỗ lực nhằm thúc đẩy những ngân hàng cho giới đầu tư vay vốn, thậm chí Ngân hàng Thế giới cũng cho biết rằng các vấn đề tại nước này không thể giải quyết toàn diện nếu chỉ nới lỏng chính sách tiền tệ.
Các bước bổ sung
Quy hoạch tổng thể của chính phủ Việt Nam trong việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và đại tu lại hệ thống tài chính vẫn còn thiếu những hành động rõ ràng, cùng với tốc độ bán cổ phiếu quá chậm cũng như thời gian cụ thể để cải cách ngành ngân hàng, Trương Đình Tuyển – thành viên của Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia tại cuộc họp hồi tháng trước ở thành phố Nha Trang.
Tín dụng ở Việt Nam tăng 1,4% cho đến thời điểm ngày 23 tháng Tư so với cuối năm 2012, tờ Thời báo Ngân hàng cho biết hôm ngày 6 tháng Năm. Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng tín dụng năm ngoái vẫn ở mức “thiếu máu” 9%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu trước đó là 15%.
Khôi phục lại chặn đường tăng trưởng cao và bền vững đòi hỏi phải tăng tốc cải cách trong ngành ngân hàng cũng như cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, cùng với những thay đổi cơ cấu theo kế hoạch “thực hiện quyết liệt và các bước bổ sung”, IMF cho biết vào ngày 26 tháng Tư trong bản tuyên bố sau khi cơ quan này kết thúc chuyến thăm 18 ngày tại Việt Nam.
“Nhu cầu hiện nay không chỉ để hợp nhất các ngân hàng mà cần phải thực sự cải thiện cách quản trị cũng như tái cấp vốn cho họ”, Kalra nói. “Bảng tài chính của họ cần phải cân đối lại và cải thiện, các cơ sở gửi tiền của họ cũng cần phải tăng cường vững mạnh, và danh mục cho vay của họ phải đa dạng hơn”.
Một công nhân đẩy xe gạch men tại nhà máy sản xuất gốm sứ ở làng Bát Tràng phía ngoại ô thủ đô Hà Nội. Nền kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 5,03% hồi năm ngoái, mức thấp nhất kể từ năm 1999. Ảnh: Justin Mott / Bloomberg
Khởi đầu tốt
Công ty quản lý tài sản theo kế hoạch của chính phủ đã bỏ lỡ thời hạn cuối cùng hồi tháng Ba để bắt đầu những cải cách cần thiết. Tiến hành những việc này “sẽ là bước khởi đầu tốt, và dấu hiệu từ các nhà chức trách cho thấy rằng họ hiểu đây là một vấn đề lớn đòi hỏi cách tiếp cận trong toàn hệ thống”, Kalra nói. Công ty này “sẽ giúp giải quyết vấn đề thanh khoản tại một số ngân hàng, nhưng bây giờ chúng tôi không biết làm thế nào để các vấn đề tái cấp vốn được giải quyết thỏa đáng”.
Dự báo của IMF trong năm nay đưa Việt Nam đứng sau các nước trong khu vực bao gồm Indonesia, Miến Điện và Thái Lan. Philippines hồi tuần trước đã nhận được điểm đánh giá cấp đầu tư từ Standard & Poor, trong khi nền kinh tế Indonesia đã tăng 6,02% trong quý đầu tiên, tăng trên 6% trong mười quý liên tiếp.
Chỉ số chứng khoán VN-Index tại thành phố Hồ Chí Minh đã tăng 18% trong năm nay, so với mức tăng gần 16% tại sàn chứng khoán ở Jakarta và hơn 23% tại sàn chứng khoán ở Philippines.
Việt Nam báo cáo mức thâm hụt thương mại cao hơn so với ước tính 1 tỷ USD hồi tháng Tư. Tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống còn 6,61% hồi tháng trước, mức thấp nhất kể từ tháng Chín năm 2012, ngay cả các mảng lạm phát chính, trong đó không bao gồm thực phẩm thô và năng lượng, vẫn còn ở mức cao và việc cắt giảm lãi suất vẫn còn giới hạn, bản thông báo của IMF cho biết vào ngày 26 vừa qua.
“Vấn đề hiện nay không phải nằm ở tỷ lệ lãi suất nhưng câu câu hỏi được đặt ra là liệu việc tiếp tục cắt giảm lãi suất có giúp tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng hay không”, Kalra nói. “Các ngân hàng không muốn cho vay ngay cả khi họ có nguồn vốn, một phần vì họ lo ngại về triển vọng của nền kinh tế và tình hình tài chính của họ”.
Liên lạc với nhân viên Bloomberg News về bản tin này: Jason Folkmanis tại thành phố Hồ Chí Minh ở địa chỉ folkmanis@bloomberg.net
Liên lạc với biên tập viên chịu trách nhiệm về bản tin này: Stephanie Phang ở địa chỉsphang@bloomberg.net
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
http://phiatruoc.info/cai-cach-cham-chap-bao-phu-vien-canh-tang-truong-kinh-te-tai-viet-nam/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét