Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Khủng hoảng Châu Âu: Điềm báo tương lai của Mỹ?

Khủng hoảng Châu Âu:
 Điềm báo tương lai của Mỹ? 

Chủ Nhật, 20.11.2011 | 08:00 (GMT + 7)
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Âu nảy sinh từ vấn nạn nợ công tăng cao mang bản chất hoàn toàn khác so với cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, hai cuộc khủng hoảng khác biệt này lại có sức phá hủy tương đương như nhau.
d
 
Ở những khu vực giàu nhất thế giới, nợ công gia tăng và dân số già nua đang gây ra sự bất ổn kinh tế. Tại Châu Âu, vấn nạn này đã phát triển thành cuộc khủng hoảng đang diễn ra ngày càng tồi tệ và gây tác động khủng khiếp lên khu vực sử dụng đồng tiền chung euro. Hoàn toàn tự nhiên khi một câu hỏi được đặt ra là liệu những vấn nạn cấu trúc kinh tế tương tự có hướng nước Mỹ dẫm vào con đường tương tự hay không.

Câu trả lời sẽ là “không” hoặc ít nhất là “không chắc”. Nhưng điều cốt yếu là phải hiểu được tại sao, bởi sự thất bại trong việc hiểu ra những vấn đề thực sự xảy ra với nước Mỹ sẽ có thể dẫn đến nhiều tổn hại vô lý.

Những khó khăn của Châu Âu hiện nay là kết quả của việc nợ trong quá khứ, trong đó một số khoản hiện ở mức lãi suất cao đến mức người vay không bao giờ có thể trả lại được. Đây được cho là vấn đề của số học. Nước Mỹ, ngược lại, còn hàng năm nữa mới có thể rơi vào cuộc khủng hoảng nợ tương tự. Song nước này lại đang gặp khó khăn lớn trong việc giữ ngân quỹ trong tầm kiểm soát. Vấn đề của nước Mỹ, vì vậy, không phải từ số học mà do chính trị quyết định.


Nói theo một cách nào đó, nợ quốc gia giống như khoản nợ thẻ tín dụng: nếu lãi suất của một khoản nợ trở nên cao hơn khoản tiền trả hàng tháng mà người vay có thể trả, khoản nợ đó sẽ không bao giờ được trả. Nó tiếp tục tăng lên cho đến mức tối đa mà người cho vay muốn cung cấp cho người vay. Đối với nhiều nước, cách trình bày hai biểu thức bằng nhau như thế này còn phức tạp hơn nhiều.


Cụ thể, mức lãi suất mà nước vay tiền trả thấp hơn nhiều so với mức phí của thẻ tín dụng. Nếu lãi suất chỉ khoảng 3 - 4% và mức ngân quỹ (trước lãi suất) nhiều hoặc ít hơn mức cân bằng, sau đó sự phát triển kinh tế có thể đạt mức có thể giữ khoản nợ đó thường xuyên như phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trạng thái này có thể rất vững chắc kể cả khi khoản nợ là cực lớn.


Tuy nhiên, một khi các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại rằng đất nước đó có thể vỡ nợ, vòng xoay khắc nghiệt sẽ diễn ra. Lãi suất tăng vọt, khiến khoản nợ trở nên tồi tệ hơn và từ đó làm tăng thêm nguy cơ vỡ nợ của nước đó. Đó chính xác là những gì đang diễn ra ở Italia.


Đồng tiền chung Châu Âu càng khiến vòng xoay này càng trở nên khắc nghiệt hơn nữa. Thông thường, một đất nước nợ quá nhiều có thể nhìn thấy đồng tiền của mình bị mất giá so với các đồng tiền khác. Hiện tượng này có thể giúp đỡ phần nào nền kinh tế nước bị nợ bằng cách hạ thấp chi phí lao động trong nước.


Chính sách liên quan tới lạm phát cao cũng có thể giảm giá trị thật của khoản nợ mà nước đó đang gánh. Tuy nhiên, đồng euro lại bảo vệ sự phát giá của đồng tiền từ bằng cách xóa bỏ áp lực ra khỏi một nền kinh tế đang gặp rắc rối. Việc này chỉ làm tăng nguy cơ vỡ nợ và khiến các nhà đầu tư đòi hỏi mức lãi suất cho vay cao hơn mà thôi. Một khi mức lãi suất cho vay leo tới 7% như hiện nay ở Italia, vòng xoáy ốc nợ nần khó có thể tránh khỏi.
(còn tiếp)
Michael Sivy (Nhà kinh tế học phụ trách tiền tệ tạp chí Time)
T.T
dịch 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét