Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Nhớ Luong Prabang

Nhớ Luong Prabang

Tọa lạc ở Bắc Lào, cách thủ đô Vientiane 425 km về phía Bắc, Luang Prabang là thành phố của đất Phật. Có đến 40 ngôi chùa nằm rải rác giữa 2 con sông Nam Khan và Mê Kông và số lượng tăng lữ cũng chiếm hàng đầu cả nước. Kể từ khi được công nhận là di sản thế giới vào năm 1995, lượng khách du lịch đến thăm thành phố ngày càng nhiều hơn. Từ khi được Unesco xếp hạng di sản thế giới, cố đô Luông Pha Bang đã có nhiều thay đổi: đẹp hơn, phồn vinh hơn nhưng cũng mong manh hơn.
Luông Pha Bang được coi là báu vật của Lào. Khách du lịch chú ý đến Lào là nhờ có di sản thế giới này.
Phần 1: Bắt đầu từ huyền thoại sông Mê Kong

Bắt đầu từ câu chuyện về sông Mê Kong, người mẹ của những dòng nước. Con sông huyền thoại này đã từng được coi là con đường hoàng gia chính thức của Lào trong cả một thiên niên kỷ. Sông Mê Kong được xếp thứ 10 trên thế giới về chiều dài các con sông (4.000 km).
Đó là vị chúa tể bao bọc cuộc sống hai bên bờ, giúp những gì nơi đây phát triển. Nhưng khi vào mùa mưa, nó cũng có thể giận dữ nhấn chìm tất cả. Đấy là quy luật tự nhiên của các dòng sông.
Dòng Mê Kong huyền thoại nuôi dưỡng và che chở hai bên bờ,
nhưng cũng có lúc nhấn chìm tất cả những đứa con bên bờ.
Từ xa xưa, những vị vua và những vị ẩn sĩ sống bên những dòng sông thấy rõ sức mạnh của chúng. Họ tôn thờ và thần thánh những con sông. Và những vị vua Lào đã chọn xây dựng Luông Pha Bang gần sông Mê Kong.
Những vị vua Lào đã chọn xây dựng cố đô Luông Pha Bang bên bờ sông Mê Kong.
Du khách cần một chuyến đi dọc sông Mê Kong trên con tàu gỗ phóng khoáng để đi từ biên giới Thái Lan đến Luông Pha Bang. Mất hai ngày khá thỏa mái trên con tàu để khám phá dòng Mê Kong.
Thời xưa, những người dân trung thành đã đi cùng vị vua của họ đến xây dựng cố đô. Họ nhẫn nại đi bộ. Đó là một trải nghiệm khó có thể hình dung.
Những con thuyền gỗ như thế này sẽ chở du khách theo dòng Mê Kong đến cố đô.
Trên dòng Mê Kong, bạn có thẻ thả lỏng mình, yêu cầu tắt động cơ một lát để quan sát sự phù phép của khung cảnh nơi đây. Một dáng vẻ bình yên kỳ lạ! Phía xa đôi bờ, vô số những hình thù mái nhà như chiếc mào gà từ những khu dựng đứng như những con dốc.
Chúng được bao phủ bởi một cánh rừng rậm ken chặt, tưởng như đó là miệng con thú đói khát muốn nuốt chửng phù sa. Khắp nơi đều có cây rất đẹp: gỗ tếch, phượng vĩ, me… Một vài ngôi làng hiếm hoi của những dân tộc thiểu số nghèo khổ đang trôi qua trước mặt bạn.
Những mái nhà, gỗ, rừng ...
Đây đó, những cây gậy tre mỏng mảnh đang giữ những tấm lưới dưới nước. Những con trâu nặng nề dầm móng đằm bùn. Một vài đứa trẻ túm nhau lại nghịch nước. Những thợ đãi vàng cần mẫn với công việc. Dòng sông như một chiếc giường dát hàng triệu những vảy vàng óng ánh như sao. Những bãi cát trẳng xóa phả hơi nóng đến khó chịu. Những bụi sậy và bụi cọ ngọt. Khung cảnh quá yên bình!
Sông Mê Kong cho người dân hai bên bờ thả lưới bắt cá
dưới lòng sông. Mặt sông như chiếc giường dát vàng lung linh.
Trên mặt nước, những con thuyền ba lá mà người địa phương gọi là những con tầu đuôi dài, những chiếc xuồng đủ loại đang chờ những hoạt động. Một ánh mắt cô đơn thoáng qua của người câu cá, một hình bóng gầy gò đội nón đang xếp hàng hóa sau con sào điểm tô vào khung cảnh cái hồn của con người.
Trôi trong lòng sông Mê Kong, bình minh với những dải sương mù đang mờ dần. Ngày hiện ra rạng rỡ với ánh mặt trời.

Những người Thái ở Thái Lan đã bỏ mất những nghi lễ thể hiện sự tôn kính đức Phật. Nhưng ở Luông Pha Băng, người ta vẫn giữ nghi lễ đó đến tận bây giờ.
Rạng đông, cố đô bắt đầu những nghi lễ để tiễn những vì tinh tú còn sót lại và chuẩn bị đón mặt trời. Cùng lúc ấy, những chiếc xe tuk – tuk (một loại xe 3 bánh sặc sỡ dùng để chở khách du lịch như xe taxi) bắt đầu nổ liên hồi. Bên bờ sông, những người bán rong biển khô bắt đầu bày thúng, mẹt trên vỉa hè.
Bắt đầu những nghi lễ đưa tiễn những vì tinh tú sót lại và đón mặt trời.
Bên cạnh một cung điện cổ, chợ họp buổi sáng thật náo nhiệt. Trên phố, những thứ đặc thù của phương Đông thu hút sự chú ý và ngạc nhiên của khách du lịch châu Âu bắt đầu được bày ra. Những món đồ lạ bày la liệt: những tấm da trâu sấy khô, rau muống, trứng kiến, sóc quay, tương ớt…
Đủ các thứ gây tò mò được bán ở đây: chuột, sâu bọ, rau muống, ...
Thời điểm đó là gần 6h sáng. Những nhà sư chuẩn bị nghi lễ khất thực buổi sáng quen thuộc của mình. Họ đi chân đất, lặng lẽ, thành những hàng gọn gàng trên phố. Buổi sáng mát mẻ của Luông Pha Bang điểm tô bởi những hàng dài màu áo vàng.
Các nhà sư đi một vòng quanh chùa với bát khất thực trên tay. Họ đến từng nhà. Trước cửa nhà, gia chủ đã quỳ ở đó và tặng nhà sư những bát xôi nóng đầu tiên của buổi sáng. Tất cả diễn ra trong im lặng. Gia chủ sẽ quỳ và suy nghĩ về sự cao thượng, tính độ lượng của con người.
Cũng cần nói thêm, sự có mặt của khách du lịch ít nhiều đã phá tan sự trang trọng của nghi lễ này trên phố. Những khách du lịch nước ngoài hòa lẫn vào dòng người dân Luông Pha Bang gây cản trở cho việc khất thực.
Những nhà sự chân đất đi khất thực.
Những người Thái ở Thái Lan, người anh em với người Lào trước thời công hữu ra đời, đã giết chết sự sùng đạo như thế này vì tính phồn thực và tư hữu của họ. Tất cả phật tử ở Thái Lan sẽ phải đến Luông Pha Bang một lần trong đời vào lúc trước khi trưởng thành để làm lễ ở đây. Luông Pha Bang là thành phố linh thiêng trong tâm linh những người theo đạo Phật. Tuy nhiên, thật khó đòi hỏi những người Thái đó tỏ vẻ tôn kính trọn vẹn nơi đây. Họ hồn nhiên chụp ảnh và quay sang cười nói hớn hở với những người bên cạnh khi tặng đồ cho những nhà sư khất thực.
Khi Unesco vào cuộc sau sự kiện Luông Pha Bang được công nhận di sản thế giới, cố đô đã được cứu khỏi một cuộc tàn phá và biến đổi như Chiềng Mai của Thái Lan. Chiềng Mai cũng là một trong những cố đô của quốc gia La Na. Nhưng đến bây giờ, nó đã phát triển làm mờ đi dấu ấn cố đô. Riêng Luông Pha Bang còn gần như nguyên vẹn.
Những đền đài, kiến trúc của cố đô đã được khôi phục lại
từ khi được công nhận di sản thế giới.
Những mái nhà sàn bằng gỗ ở trung tâm thành phố trước đây gần như bị tàn phá, những ngôi nhà tuyệt đẹp của thực dân Pháp, những đền, điện đã được trùng tu theo đúng kiến trúc cũ. Cho đến bây giờ, Luông Pha Bang vẫn thuyết phục tất cả du khách trên thế giới đây là một di sản đã được gìn giữ giá trị văn hóa đến tận bây giờ và mai sau.



Sáng

Từ lâu, nghi lễ khất thực là một phần không thể thiếu vào buổi sáng của người dân Luang Prabang. Các nhà sư trong trang phục màu cam, vai khoác những chiếc bình bát bằng đồng, bằng bạc, bọc mây tre bên ngoài, bước từng bước chân khoan thai miệng đọc “Nam Mô A Di Đà Phật”. Trong khi đó, đối với người dân cố đô, bố thí cho các nhà sư không chỉ là nghĩa vụ thiêng liêng mà còn là niềm tự hào của họ.

Trưa

Học nấu ăn tại chợ trung tâm là một trong những trải nghiệm thú vị mà không phải ai đến Luang Prabang cũng biết. Bạn có thể học bí quyết nấu các món đặc sản địa phương như jąew bąwng, món khai vị làm từ ớt và da trâu phơi khô hay khai phųn, món tảo phơi khô nấu với hạt vừng. Hoặc bạn có thể đăng ký với nhà hàng Tamarind để được học nấu bài bản hơn.

Nếu muốn tìm kiếm một món quà đáng nhớ cho chuyến đi, bạn có thể ghé qua Thithpeng Maniphone nằm ở Ban Wat That. Thithpeng là nghệ nhân chế tác những đồ dùng, trang sức bằng bạc cho hoàng gia Luang Prabang từ trước năm 1975 và hoàng gia Thái Lan hiện nay. Để tìm được hiệu bạc này, bạn cần chú ý các biển chỉ đường nằm đối diện khách sạn Maison Souvannaphoum.

Chiều

Nói đến các danh thắng nổi tiếng nhất ở Luang Prabang, không thể không nhắc đến Wat Xieng Thong, trong tiếng Lào nghĩa là Thành phố Vàng hoặc Tu viện Cây vàng. Được xây dựng vào năm 1560 dưới thời vua Setthathilat (1548-1571), đây là một trong những tu viện Phật giáo quan trọng nhất trong số các tu viện xứ Lào. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ tác phẩm nghệ thuật - bức tranh tường Cây đời (Tree of Life) kể lại tích Phật bằng nghệ thuật Mosaic được công nhận là di sản thế giới.

Bảo tàng Cung điện Hoàng gia, được xây dựng vào năm 1904 làm nơi ở của vua Sisavang Vong và gia đình trong thời thuộc địa Pháp, cũng là một điểm đến ý nghĩa nếu bạn muốn tìm hiểu về lịch sử địa phương.

Đừng bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng cố đô từ trên đỉnh đồi Phousi, “nóc nhà của thành phố”. Sau 328 bậc thang, thành phố sẽ mở ra trước mắt bạn, xinh đẹp và hữu tình như một bức tranh thủy mặc.

Tối

Còn gì tuyệt vời hơn một bữa ăn đậm chất Lào để bù đắp năng lượng sau 1 ngày tham quan thỏa thích. Lao Lao Garden sẽ là lựa chọn lý tưởng. Nhà hàng sở hữu khung cảnh ấm cúng trong khu vườn lung linh ánh nến, cùng với một thực đơn đầy đủ các món Lào, Thái và phương Tây. Barbecue Lào là món ăn bạn đừng bao giờ bỏ lỡ. Thịt, cá và rau củ được nấu chín và phục vụ ngay tại bàn ăn, giúp bạn thưởng thức bữa ăn không chỉ bằng mắt, mũi hay lưỡi mà còn bằng tai nữa. Nếu thích ăn chay, bạn có thể chọn nhà hàng Somchanh nằm bên bờ sông.

Sau bữa tối, chợ đêm hàng thủ công tại góc đường Th Sisavangvong & Th Kitsarat là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch. Những sản phẩm thủ công dệt may hay đan lát được bán rất rẻ nhưng vô cùng tinh xảo. 















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét