Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Thành ngữ cải biên: sành điệu gặp khó chịu

Thành ngữ cải biên: sành điệu gặp khó chịu


TT - Quyển sách Sát thủ đầu mưng mủ của họa sĩ Thành Phong do Nhã Nam và NXB Mỹ Thuật ấn hành vừa ra mắt bạn đọc đang tạo nên nhiều ý kiến khác nhau trong dư luận.


Một vài bức tranh trong Sát thủ đầu mưng mủ

   
Hổ con đang rầu rĩ thắp hương trước bàn thờ
của hổ bố, mà giờ hiện thân là gói cao hổ cốt!


Ðây là một tập biếm họa được sáng tác theo kiểu: dùng tranh minh họa cho các thành ngữ của giới trẻ đương đại. Ðó là những lời ăn tiếng nói thông dụng, phổ biến, được vận dụng trong nhiều bối cảnh giao tiếp của một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay, được tác giả sách gọi là "thành ngữ sành điệu". Không phải là một tập sách chỉ đơn giản gom gói các "câu nói ngoài đường" để đưa vào sách, mà đây là một tập tranh minh họa/diễn dịch các câu nói đời thường của giới trẻ đang tồn tại như một thực thể của xã hội hôm nay.
Hướng tiếp cận đó vừa có tính khoa học, vừa đòi hỏi khả năng nghệ thuật của người thực hiện. Và Thành Phong - tay cọ vừa đoạt giải cao nhất cho hạng mục truyện tranh trong cuộc thi truyện tranh và hoạt họa trẻ châu Á 2011 - ít nhất đã tạo được sự đồng cảm trong bạn đọc trẻ.
Người ta sẽ vẽ gì cho câu "đau khổ như con hổ"? Và giải pháp của Thành Phong là vẽ bức tranh con hổ đang rầu rĩ thắp hương trước bàn thờ của hổ bố - mà giờ hiện thân là gói cao hổ cốt! Có những cấu tứ thật sự thú vị và sáng tạo: như bức tranh vẽ người ăn mày khoát tay từ chối nhận tiền giúp đỡ vì... nghỉ làm vào ngày 1-5, bức tranh hai người đàn ông cưa bom đồng nát minh họa cho câu "cái khó ló cái... ngu", bức tranh gia đình "thuận vợ thuận chồng... con đông mệt quá"... quả thật ai xem cũng phải bật cười.

 

Khái niệm "Thành ngữ bằng tranh" là một hình thức mới, đây lại là thành ngữ sành điệu bằng tranh, là một loại hình ấn phẩm quá mới, nên lập tức dư luận chia ra thành nhiều hướng nhìn nhận. Nhất là khi sự mới ấy đã được tác giả tiên liệu bằng những câu cũng rất... thành ngữ: "Trần đời chưa có cuốn nào đối diện với vấn đề ngôn ngữ của giới trẻ Việt Nam trầm trọng như cuốn này!... Lại càng chưa có cuốn nào dấn thân với lời nói bằng những bức vẽ sành điệu củ kiệu cỡ này". Dấn thân với lời nói bằng bức vẽ, công việc ấy không dễ chia sẻ.
Nhưng trên các diễn đàn mạng đã thấy có ít nhiều ý kiến không đồng tình. Ðã có tờ báo mạng đặt vấn đề về quyển này là "dí dỏm hay nhảm nhí?", và nêu ý kiến phê bình một số hình ảnh "không có giá trị giáo dục đạo đức". Tất nhiên trong số tranh minh họa cho 115 câu thành ngữ ác liệt kiểu như thế, có những câu chưa được đắt lắm, thậm chí còn có vẻ vô duyên, vô nghĩa.
Những bức tranh "gào thét trong toa lét", "ngất trên cành quất", "ăn chơi sợ gì mưa rơi", "phi công trẻ lái máy bay bà già"... thuộc nhóm "đầu tư chưa tới" này. Cũng có ý kiến bày tỏ lo ngại khi một số thành ngữ động chạm đến giềng mối đạo đức, như "một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ", "một điều nhịn là chín điều nhục", "ác như con tê giác"... có thể gây phản tác dụng trong cách xác lập giá trị đạo đức đối với lứa tuổi mới lớn (quyển sách được đóng dấu 15 + - dành cho độc giả 15 tuổi trở lên).
Dù vậy, cũng có nhiều ý kiến ủng hộ, chẳng hạn có trang mạng (ione) cho rằng: "Cũng là những câu nói rất bình thường và hằng ngày của teen, song khi qua tay họa sĩ Thành Phong, những câu "ranh ngôn" ấy bỗng sống động cực kỳ và đáng để suy ngẫm chứ không chỉ đơn giản là mua vui, xả stress nữa". Có bạn trên trang Zing đưa ra nhận định về phong cách tranh của tập này: "Nét vẽ rất lạ, độc đáo, mang đậm nét Việt Nam chứ không bị pha lẫn với cách vẽ manga của Nhật Bản".
Trao đổi với Tuổi Trẻ, tác giả Thành Phong tỏ ra tâm đắc với đặc trưng ưa hài hước, dí dỏm của người Việt. Với anh, "nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng là dân gian và truyền miệng. Cộng với tính cách ưa hài, các câu nói đi vào lòng người rất nhanh. Lời ăn tiếng nói của dân ta lại thường chủ ý vần vò, đặc trưng này cũng khiến cho thành ngữ là loại dễ tiếp nhận. Nếu nhìn nội dung những câu thành ngữ là sự khao khát muốn nghĩ khác, muốn sáng tạo cái mới thì đây chính là đặc tính và cũng là sức mạnh của tuổi trẻ. Và tôi nghĩ những câu nói này khá là vô hại, ngay chính sự tồn tại và được mọi người tiếp nhận đến mức phổ biến như vậy cũng nói lên được điều này".
Sách đã phát hành và đang thu hút sự quan tâm của người đọc trẻ. Người thích thú, người khó chịu, người chỉ coi là chuyện đùa vui, người lại nhìn thấy từ đó một chuyện nghiêm trọng cần được cẩn trọng... Người đọc nào cũng có lý do của mình trước sự xuất hiện "lạ đời" của một cuốn sách. Nhưng dù khen hay chê, vấn đề của ngôn ngữ truyền khẩu khi đi vào sách vở cũng đang được đặt ra và cần được mổ xẻ.
LAM ĐIỀN


Slang illustration book stirs debate

“Sat thu dau mung mu” (Hitman with wounded, swollen head) which was published last month by Nha Nam Books and illustrated by artist Thanh Phong is the newest sensation of the publishing world.
The picture book, a collection of humorous illustrations for 120 modern urban improvised proverbs or street slangs mostly used by young Vietnamese in metropolises, has sparked interest in both the media and the online community.
Colloquial, rhyming slangs like “Chan nhu con gian” (Bored like a cockroach), or “Cai kho lo cai ngu” (Difficulty produces stupidity) that are deemed too informal for some adults, take up the bulk of the book.
Phong said it took him five weeks to finish his drawings and at first Nha Nam suggested 130 phrases that appear frequently in daily conversations.
“I then later added another 30 and we shortlisted the best 120 expressions as you see in the book,” he told newswire Vnexpress.
Many young readers have expressed great interest in the publication, as “it is not serious at all, and so hilarious,” a forum member nicknamed Leonidas Marcius commented, adding that it is impossible to find these spoken vernaculars in a proper Vietnamese dictionary.
Duong Vien, a reader of Vnexpress, wrote he wanted the author to make a second volume, as there are still many slangs which did not make it to the book.
However, “Sat thu dau mung mu” also draws a fair amount of criticism from many netizens who said these sayings are too vulgar and not appropriate for a printed publication.
Nguoi Lao Dong newspaper even went as far as calling the illustration book “a load of crap,” claiming it only serves to distort the proper use of Vietnamese language.
“The only aim of the book is to bring humor and entertainment values to modern life which has already been rife with stress.
“Therefore I think these critical comments are too conservative, unnecessarily serious and not persuasive at all,” Phong commented.
Nha Nam Books said the illustration book also helps to expose negative social phenomenon and undesirable human behaviors to social ridicule.
"However we will take into consideration all of these feedbacks” the publisher said.
Below are some of the illustrations done by Thanh Phong:

sat thu
 sat thu
sat thu
sat thu
sat thu



Một số bức tranh trong cuốn 'Sát thủ đầu mưng mủ'



Bìa sách "Sát thủ đầu mưng mủ".
Bìa sách "Sát thủ đầu mưng mủ".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét