Tái 1:
Tái cơ cấu đầu tư công:
Chấm dứt nghịch lý tăng lượng, giảm chất
Kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao đòi hỏi thắt chặt thu chi khiến yêu cầu về quản lý hiệu quả đầu tư công được dư luận quan tâm hiện nay.
Theo Viện Chiến lược và Phát triển (Bộ KHĐT), đã đến lúc cần tiến hành tái cơ cấu đầu tư công, nhất là trong bối cảnh hàng loạt dự án kiến nghị tăng về lượng song chất lượng thì vẫn giậm chân tại chỗ.
Nhiều kiến nghị tăng cơ cấu đầu tư công cho lĩnh vực y tế, giáo dục. Ảnh: D.H |
Tỉ lệ đầu tư công vẫn... trên trời
Báo cáo mới nhất của Bộ KHĐT cho thấy, hiện tỉ lệ đầu tư của VN đã tăng lên 40% GDP nhưng hiệu quả đầu tư rất thấp. Nhiều dự án nằm trong danh mục được phép triển khai trong giai đoạn 5 năm tới đã có số vốn dự kiến vượt nhiều lần. Riêng 6 tháng đầu năm nay đã có thêm hơn 6.700 dự án sử dụng 30% vốn nhà nước được khởi công – tăng gần 1.000 dự án so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, số dự án hoàn tất và đưa vào khai thác chỉ dừng ở con số 4.700.
Báo cáo mới nhất của Bộ KHĐT cho thấy, hiện tỉ lệ đầu tư của VN đã tăng lên 40% GDP nhưng hiệu quả đầu tư rất thấp. Nhiều dự án nằm trong danh mục được phép triển khai trong giai đoạn 5 năm tới đã có số vốn dự kiến vượt nhiều lần. Riêng 6 tháng đầu năm nay đã có thêm hơn 6.700 dự án sử dụng 30% vốn nhà nước được khởi công – tăng gần 1.000 dự án so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, số dự án hoàn tất và đưa vào khai thác chỉ dừng ở con số 4.700.
Còn theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm 2011 là hơn 131.000 tỉ đồng - tăng gần 24% so với cùng kỳ năm trước. Chưa dừng lại tại đó, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư còn vừa trình Chính phủ danh mục dự án đầu tư công năm 2012 với tổng vốn lên đến 300 tỉ USD.
Đầu tư dàn trải, trong khi tình trạng dự án chậm tiến độ vẫn diễn ra phổ biến. Tỉ lệ chậm tiến độ các dự án đầu tư công nửa đầu năm nay chiếm hơn 11% - vượt hẳn so với tỉ lệ 9,7% của năm 2010. Chưa kể bất hợp lý trong cơ cấu phân bố vốn đầu tư như tập trung đến 80% vốn vào các ngành kinh tế, trong khi y tế, giáo dục chỉ chiếm 20%. Theo Viện Kinh tế VN, đầu tư công đang ngày càng bất hợp lý cả về lượng lẫn chất và so với các nước thì tỉ lệ đầu tư công nước ta quá cao. Nếu không có lộ trình cắt giảm cụ thể, tập trung hoàn thiện dự án trọng điểm thay vì thêm mới thì không ít hệ lụy tiêu cực sẽ đến như lạm phát dai dẳng, rủi ro nợ công, thâm hụt thương mại... Theo đó nên tính đến phương án cắt giảm đầu tư ngân sách từ trên 40% GDP xuống 35%.
Đầu tư dàn trải, trong khi tình trạng dự án chậm tiến độ vẫn diễn ra phổ biến. Tỉ lệ chậm tiến độ các dự án đầu tư công nửa đầu năm nay chiếm hơn 11% - vượt hẳn so với tỉ lệ 9,7% của năm 2010. Chưa kể bất hợp lý trong cơ cấu phân bố vốn đầu tư như tập trung đến 80% vốn vào các ngành kinh tế, trong khi y tế, giáo dục chỉ chiếm 20%. Theo Viện Kinh tế VN, đầu tư công đang ngày càng bất hợp lý cả về lượng lẫn chất và so với các nước thì tỉ lệ đầu tư công nước ta quá cao. Nếu không có lộ trình cắt giảm cụ thể, tập trung hoàn thiện dự án trọng điểm thay vì thêm mới thì không ít hệ lụy tiêu cực sẽ đến như lạm phát dai dẳng, rủi ro nợ công, thâm hụt thương mại... Theo đó nên tính đến phương án cắt giảm đầu tư ngân sách từ trên 40% GDP xuống 35%.
Tái cơ cấu từ tư duy?
Về vấn đề tái cơ cấu đầu tư công, nhiều chuyên gia kinh tế đều đồng nhất quan điểm cần từ bỏ mô hình tăng trưởng nóng dựa vào tăng vốn đầu tư, tăng xuất khẩu bởi càng tăng xuất, tăng nhập thì thâm hụt thương mại càng lớn. Ngoài ra, do quá tập trung các dự án kinh tế trọng điểm nên tính “trọng điểm” trở thành... phong trào chung khi ở đâu, cũng là dự án mũi nhọn.
Hệ thống giao thông khắp ba miền Bắc, Trung, Nam luôn... trọng điểm cần đầu tư cấp bách. Hay như tại ĐBSCL, tháng 10.2009 được quy hoạch 21 cảng biển và đến nay con số đó đã lên đến 27 dự án và chưa biết bao giờ mới... xây xong toàn bộ số cảng này. Một chuyên gia “ví von” rằng VN đang là “vô địch” về nhiều thứ so với những quốc gia khác như lạm phát, mở rộng tín dụng, đầu tư, thâm hụt tài khoản vãng lai..., những cái nhất không mong muốn.
Nhận định về bức tranh dang dở của đầu tư công, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho biết đã thấy rõ ba hệ quả nhãn tiền của nền kinh tế, đó là kém hiệu quả, mất cân đối vĩ mô và tăng nợ công. “Gốc rễ của tái cơ cấu đầu tư công là nhất thiết cần điều chỉnh tư duy đầu tư công bằng các cách làm cụ thể.
Nhận định về bức tranh dang dở của đầu tư công, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho biết đã thấy rõ ba hệ quả nhãn tiền của nền kinh tế, đó là kém hiệu quả, mất cân đối vĩ mô và tăng nợ công. “Gốc rễ của tái cơ cấu đầu tư công là nhất thiết cần điều chỉnh tư duy đầu tư công bằng các cách làm cụ thể.
Giảm bớt tính chất tập trung, quan liêu, phân công rõ ràng hơn vị trí của Nhà nước, dứt khoát địa giới hành chính và không gian kinh tế, không có khái niệm “kinh tế tỉnh” mà sẽ chỉ có không gian kinh tế quốc gia hay vùng. Đã đến lúc cần tập trung chất thay vì lượng, nếu không thì đầu tư công sẽ tiếp tục dàn trải và còn nhiều hệ quả chờ đợi phía trước” – ông Vũ Khoan nhấn mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét