TS Phong là người có kiến thức rộng và sâu, rất đáng kính trọng. Nhưng nhiều trả lời phỏng vấn trong bài này chắc là để giải tỏa bức xúc về phẩm chất của đội ngũ quan chức hiện nay hơn là nói về nguyên nhân của lạm phát..
Tái cơ cấu, một góc nhìn khác
NGUYÊN THẢO TS. Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu
phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội) - Ảnh: TT.
Khi căn nguyên của lạm phát liên tục cao tại Việt Nam đang khá thống nhất ở nhiều nhận định, TS. Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội) một mình quả quyết: một nguyên nhân quan trọng của lạm phát cao là do... nạn chạy chức chạy quyền.
Bởi thế, mục tiêu tái cơ cấu công tác cán bộ, theo ông cần đặt lên vị trí ưu tiên trong điều kiện hiện nay.
Trao đổi với VnEconomy quanh chủ đề tái cơ cấu nền kinh tế, một vấn đề thời sự vừa được chuyển tải qua thông điệp mạnh mẽ mới đây từ hội nghị Trung ương Đảng, TS. Nguyễn Minh Phong đã lý giải sâu hơn về quan điểm của ông.
Ông Phong nói:
- Từ góc nhìn của tôi, tại Việt Nam có 4 lĩnh vực chủ yếu còn tồn tại tham nhũng. Thứ nhất là đất hai, thứ hai là ngân sách, thứ ba là ở doanh nghiệp nhà nước và thứ tư là công tác cán bộ. Tham nhũng ở ba lĩnh vực đầu theo thời gian sẽ giảm dần, vì đất đai sau một thời gian sẽ có "chủ" thực sự, ngân sách được kiểm soát kỹ hơn và doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ dần được "siết" lại.
Tuy nhiên, riêng lĩnh vực công tác cán bộ thì chưa được như vậy. Xảy ra tham nhũng ở ba “ông” kia có thể mất vài ngàn tỷ, riêng tham nhũng trong khâu cán bộ có thể mất cả vài thế hệ, nên tôi mới nói hệ quả lớn hơn rất nhiều. Tham nhũng trong công tác cán bộ là tham nhũng lớn nhất, tệ hại nhất và nguy hiểm nhất, nhưng hiện nay nhận thức về nó còn rất mơ hồ.
Bởi thế, mục tiêu tái cơ cấu công tác cán bộ, theo ông cần đặt lên vị trí ưu tiên trong điều kiện hiện nay.
Trao đổi với VnEconomy quanh chủ đề tái cơ cấu nền kinh tế, một vấn đề thời sự vừa được chuyển tải qua thông điệp mạnh mẽ mới đây từ hội nghị Trung ương Đảng, TS. Nguyễn Minh Phong đã lý giải sâu hơn về quan điểm của ông.
Ông Phong nói:
- Từ góc nhìn của tôi, tại Việt Nam có 4 lĩnh vực chủ yếu còn tồn tại tham nhũng. Thứ nhất là đất hai, thứ hai là ngân sách, thứ ba là ở doanh nghiệp nhà nước và thứ tư là công tác cán bộ. Tham nhũng ở ba lĩnh vực đầu theo thời gian sẽ giảm dần, vì đất đai sau một thời gian sẽ có "chủ" thực sự, ngân sách được kiểm soát kỹ hơn và doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ dần được "siết" lại.
Tuy nhiên, riêng lĩnh vực công tác cán bộ thì chưa được như vậy. Xảy ra tham nhũng ở ba “ông” kia có thể mất vài ngàn tỷ, riêng tham nhũng trong khâu cán bộ có thể mất cả vài thế hệ, nên tôi mới nói hệ quả lớn hơn rất nhiều. Tham nhũng trong công tác cán bộ là tham nhũng lớn nhất, tệ hại nhất và nguy hiểm nhất, nhưng hiện nay nhận thức về nó còn rất mơ hồ.
Còn tại sao nói lạm phát cao là do tham nhũng trong công tác cán bộ, rất dễ hiểu. Những cán bộ chạy chức chạy quyền nếu đã mất chi phí “đầu vào” lớn, thì khi đã yên vị sẽ nghĩ cách “hoàn vốn”.
Đã “hoàn vốn” thì sau đó sẽ nghĩ cách “kiếm lời”, vậy thì còn đâu thời gian phục vụ đất nước nữa? Rõ ràng đây là bất cập lớn.
Và theo ông thì việc cố gắng để “hoàn vốn” chính là một trong các nguyên nhân khiến lạm phát ở Việt Nam liên tục tăng cao?
Điều đó rất rõ.
Khi công tác cán bộ không đạt chuẩn từ tất cả các khâu tuyển lựa và bồi dưỡng cũng như kiểm soát thì rất dễ tạo ra lợi ích nhóm và lợi ích cá nhân. Họ sẽ đưa ra quyết định gây nhũng nhiễu, tạo ra lợi ích cho mình là chính và làm tổn hại đến cái chung. Mà tổn hại chung hiện nay lớn nhất chính là lạm phát.
Chẳng hạn, ông cán bộ chạy chức chạy quyền được giao lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, càng đầu tư nhiều, càng đầu tư dàn trải, nhiều dự án thì ông càng có nhiều phần trăm. Ông cán bộ tha hóa ở ngân hàng cũng có thể tạo ra cản trở hành chính, cấp tín dụng nhiều hay ít không vì lợi ích chung mà vì quan hệ cánh hẩu, vì phần trăm...
Tất cả cái đó hội tụ lại, tạo ra sức ép về lạm phát. Lạm phát là thước đo chung, là nơi hội tụ của các chính sách, là kết quả hoạt động của cả xã hội, ý của tôi là như thế.
Lợi ích nhóm, một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả thấp, ngân sách thất thoát…, những điều đó ít nhiều cũng đã được đề cập, vậy theo ông thì tại sao lại chưa được nhìn nhận như là nguyên nhân chính của lạm phát?
Đối với tôi thì dễ hiểu thôi, vì các nhà kinh tế Việt Nam học ở nước ngoài thì không có khái niệm cán bộ gây ra lạm phát, mà cái này chỉ có ở Việt Nam mới đặc biệt như thế.
Tiếp nữa là ở Việt Nam tham nhũng còn lớn, gắn liền với ngân sách, các hoạt động chính sách, gắn liền với gây cản trở doanh nghiệp, mới tạo ra xung lực lạm phát.
Tôi nói nguyên nhân này vì khi tôi làm luận án tiến sỹ về lạm phát, rất hiểu các nguyên nhân và các kiến thức người ta nói về lạm phát. Tôi cũng rất chịu khó lắng nghe, quan sát và phát hiện. Quan sát của tôi cho thấy rằng đó là kết luận có cơ sở, và điều này thì tôi cũng chỉ mới nói ra ở phạm vi hẹp thôi.
Một trong những dấu ấn khá đặc biệt trong điều hành kinh tế năm nay là các buổi tham vấn ý kiến chuyên gia khá dày đặc, rộng rãi. Đó cũng là cơ hội để cá nhân ông có thể “hiến kế” kiềm chế lạm phát, thưa ông?
Tôi phát biểu ở nội bộ Hội Khoa học kinh tế thì được mọi người nghe nhưng không được tham gia vào các hội nghị sâu hơn. Và có thể việc truyền đạt của đại diện hội có thể chưa rõ ý mình.
Với phân tích như ông thì các giải pháp sẽ được coi là chưa đủ nếu chưa thể khắc phục được bất cập từ công tác cán bộ?
Chắc chắn rồi. Chính sách rất quan trọng. Nhưng nếu cán bộ không thực hiện thì chính sách vô nghĩa.
Rất tiếc là nước mình không có điều tra xã hội, nhưng quan sát và lắng nghe thì thấy thế, khi lòng dân bức xúc vì chất lượng cán bộ kém đi, lạm phát càng khó kiểm soát hơn, vì nó gắn liền với đầu tư kém hiệu quả, gắn liền với chi phí nhũng nhiễu, mà lý do trong nước là chính.
Vì thế, nên ông cho rằng tái cơ cấu cán bộ phải được đặt lên hàng đầu?
Theo tôi, đấy là việc quan trọng số một. Bác Hồ nói rồi, cán bộ là quyết định nhất, nếu cán bộ không tốt thì hỏng tất cả.
Vậy trong khi chưa tái cơ cấu cán bộ thì mục tiêu kéo lạm phát về một con số trong năm 2012 liệu có thực hiện được không, theo ông?
Có những yếu tố trong công tác cán bộ không thể thay ngay, nhưng có thể đưa ra những quy chế, yêu cầu về vị trí.
Ví dụ hạn ngạch tín dụng vượt quá bao nhiêu phần trăm thì ông lãnh đạo ngân hàng phải chịu trách nhiệm thế nào. Hay nếu tập đoàn nhà nước hoạt động không có hiệu quả hay làm sai thì có thể cách chức lãnh đạo, chứ như hiện nay thì chả thấy ông nào chịu trách nhiệm gì cả...
Nếu có thể đưa ra các quy chuẩn buộc phải tuân theo, thì có thể giải quyết từng bước được vấn đề. Còn hiện nay ta chưa làm được thế, chưa rõ trách nhiệm cá nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét