Sàng lọc ngân hàng: 'Cá nhỏ' chưa chắc đã chết
(VEF.VN) - Bài học của khủng hoảng cho thấy, khi có dông bão, những con cá nhỏ chưa chắc đã chết. Con to xác nhất là cá voi lại là thứ dễ chết nhất. Có những ngân hàng nhỏ nhưng chất lượng tín dụng tốt, chất lượng dịch vụ tốt, sức cạnh tranh tốt vẫn là thứ đáng được tồn tại, đáng được tôn vinh.
Ngày cuối tuần, gọi điện cho ông bạn nghiền chơi golf đang là tổng giám đốc của một ngân hàng, tính hẹn lên Tam Đảo. Tôi nhận được câu trả lời từ đầu dây bên kia: "Không được rồi, tôi đang bù đầu vào chuyện tái cơ cấu"! Tưởng mỗi ngành giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng mới có chuyện cấm chơi golf, té ra, có khi các ngân hàng cũng đang tính noi gương học tập. Chuyện các sếp lên sân vào ngày cuối tuần đang thưa dần đi.
Chưa bao giờ câu chuyện tái cơ cấu lại nóng như ở thời điểm này. Trên diễn đàn Quốc hội đang họp ở Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ coi tái cơ cấu là chuyện trọng điểm trong bước chuyển của nền kinh tế hiện nay. Trong các diễn đàn của các doanh nhân, các bạn trẻ, chuyện tái cơ cấu cũng được đưa ra mổ xẻ. Vậy, tái cơ cấu là gì mà nóng ran như chảo mỡ đang sôi?
Thực ra thì tái cơ cấu là câu chuyện thường ngày của người quản lý. Một tổ chức hay pháp nhân có thể ví như một con tàu, trong lúc vận hành, thuyền trưởng phải thường xuyên theo dõi hệ thống cơ cấu, từ máy móc, động lực, các thiết bị ra đa, định vị đến việc vận hành nó ra sao. Cái gì bất hợp lý, phải chỉnh sửa, xử lý kịp thời, nếu không, từ bé có thể xé ra to. Cơn bão tài chính như là một phép thử về hệ thống cấu trúc đó.
Sự đổ bể của Vinashin như là lời cảnh tỉnh thật thà nhất cho hệ thống cấu trúc của các doanh nghiệp. Khi trời yên biển lặng, con tàu nào cũng thích màu mè hoành tráng, cũng muốn lướt với tốc độ ánh sáng. Công ty nhỏ muốn to lên. Công ty to muốn chia năm sẻ bảy thành tổng nọ tổng kia. Rồi khi đã là tổng rồi thì muốn thành tập đoàn, vươn xa vươn dài vô hạn định các vòi bạch tuộc vào mọi lĩnh vực, mọi ngõ ngách của đời sống thương trường. Bất kể rằng, đó có phải là thế mạnh của mình hay không.
Rồi dông bão ập đến, đó là lúc mà hay dở, thật giả, mạnh yếu có cơ hội để phơi bày. Thương trường không phải là một cuộc dạo chơi. Thương trường không phải là những bình nguyên xanh ngắt màu cỏ như sân golf. Thương trường là chiến trường, mà chiến trường thì khốc liệt vô cùng. Để có mùi vị vinh quang của chiến thắng là những cuộc chiến thấm đẫm mồ hôi, căng gân, căng trí não và cả đổ máu.
Vinashin sụp đổ chỉ là phần nổi của tảng băng. Cùng với đó, hàng trăm doanh nghiệp tiểu tốt vô danh khác đã tan tác rồi lặng lẽ chìm nghỉm. Có doanh nghiệp ngắc ngoải, chưa chìm, nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian. Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chín tháng đầu năm 2011, đã có 48.000 doanh nghiệp chấm dứt tồn tại.
Doanh nghiệp dẫu to hay nhỏ, khi phá sản cũng hệ luỵ đến hàng trăm đối tác, hàng ngàn người lao động. Theo hiệu ứng domino, tác động của sự ''chết chóc'' vật lý này cũng không khác sự chết chóc sinh học là bao nhiêu. Theo đó là môi trường kinh doanh bị ô nhiễm nặng nề, nếu không nhanh chóng dọn dẹp, sự chết chóc lan toả thành đại dịch sẽ là một thảm họa.
Đó cũng là lúc mà chuyện tái cấu trúc được đưa ra thảo luận ở Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 2 đang diễn ra ở Hà Nội như đã nói ở phần đầu, trong đó tái cấu trúc hệ thống các ngân hàng thương mại là trọng tâm.
Tại sao lại có chuyện đó? Bởi, hệ thống ngân hàng được coi là trái tim, là mạch máu của nền kinh tế. Một nền kinh tế không thể khoẻ mạnh nếu hệ thống tim mạch có vấn đề. Với doanh nghiệp bình thường, chuyện đổ bể đã là thê lương lắm rồi, nhưng mức độ ảnh hưởng chưa nghiêm trọng bằng. Với một ngân hàng thương mại, khi lâm nguy, kèm theo đó là số phận, là niêu cơm của hàng chục ngàn người dân gửi tiền, là hàng ngàn hợp đồng tín dụng, là hàng trăm cổ đông và các mối quan hệ với đối tác.
Với ngân hàng lớn, vốn điều lệ lên đến hàng chục ngàn tỷ. Với ngân hàng bé, con số này cũng lên tới dăm ba ngàn tỷ. Số vốn đó, cộng với tiền huy động, số dư ở các tài khoản thanh toán, mỗi ngân hàng dẫu bé, tổng tài sản mà họ quản lý cũng lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng. Nhớ lại chuyện Lehman Brothers ở bên kia bán cầu cách đây hơn ba năm. Việc ngân hàng này đổ bể được coi là sự vỡ oà của hệ thống tài chính hùng mạnh nhất thế giới mà hệ luỵ của nó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tồi tệ nhất trong lịch sử.
Quay trở lại chuyện tái cơ cấu với một ngân hàng thương mại, ở xứ ta vẫn có một tâm lý phổ biến là chạy theo đám đông. Khi thấy người ta huy động vốn, cho vay, hưởng chênh lệch, có thu nhập, tưởng việc kinh doanh dễ như thò tay lấy một vật gì đó trong túi. Nhưng khi có sự đổ bể của một doanh nghiệp nào đó, dẫn đến mất vốn, mới thấy rằng chuyện cho vay là cả một nghệ thuật ''trông giỏ bỏ thóc''. Trong đó, trông vào giỏ nào, bỏ bao nhiêu, bỏ như thế nào là cả một khoa học, thậm chí là cả một nghệ thuật sử dụng tiền tệ.
Từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng bên kia bán cầu, khiến nền kinh tế Việt Nam xấu đi. Nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng. Theo con số công bố của Ngân hàng Nhà nước, với hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, nợ xấu tới cuối lên đến 5%. Trong số đó, cỡ khoảng 47% có thể xếp vào nhóm 5 (mất vốn).
Vậy là việc đầu tiên là phải cơ cấu lại hoạt động.
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp "buôn tiền". Trong đó, có thể có ba nhóm gồm kinh doanh tín dụng, kinh doanh tiền tệ (ngoại hối, vàng... ) và kinh doanh dịch vụ (thanh toán, bảo lãnh, cho thuê tài chính... ). Trong ba nhóm kinh doanh đó, các ngân hàng phải xem lại, cái nào mang lại cơ hội sinh lợi, cái nào nhiều rủi ro, cái nào yếu kém. Đó là chưa nói đến chuyện phải tái cấu tài sản nợ và tài sản có. Tái cơ cấu hệ thống huy động, hệ thống giải ngân...
Để phục vụ cơ cấu mới về kinh doanh, cần phải cơ cấu lại tổ chức.
Với những kết quả kinh doanh nghèo nàn như vừa rồi, ngoài chuyện do khách quan, do khủng hoảng còn một lý do khác nữa là chủ quan. Bộ máy của anh ra răng. Có tinh thông nghiệp vụ hay không, có toàn tâm toàn ý cho việc kinh doanh hay không, có am hiểu thị trường hay không. Nhân sự mạnh chỗ nào, yếu chỗ nào, có nhầm nhọt trong chuyện dùng người hay không ? đó là hàng loạt câu hỏi đặt ra cho việc tái cơ cấu tổ chức.
Trên đây chỉ là vài nét về chuyện vi mô ở mỗi ngân hàng thương mại.
Với Ngân hàng Nhà nước, đây cũng là cơ hội vàng để tái cơ cấu đàn chiến binh của mình. Tôi không tán thành với việc, cứ tái cơ cấu và vun vào cho những ông to, những ông nhỏ bị dồn ép đến đến chuyện hợp nhất, sáp nhập, bị các ông to thôn tính.
Bài học của khủng hoảng cho thấy, khi có dông bão, những con cá nhỏ chưa chắc đã chết. Con to xác nhất là cá voi lại là thứ dễ chết nhất. Vinashin cũng từng là một con cá to, Lehman Brothers cũng là con cá không nhỏ. Có những ngân hàng nhỏ nhưng chất lượng tín dụng tốt, chất lượng dịch vụ tốt, sức cạnh tranh tốt vẫn là thứ đáng được tồn tại, đáng được tôn vinh.
Với một số ngân hàng to không tiện nêu tên, đằng sau những con số về nợ quá hạn, nợ xấu là hàng trăm vấn đề về nhân sự, về cơ cấu. Ngân hàng Nhà nước đã có những động thái với các ngân hàng này, nhưng điều đó vẫn chỉ là bước đầu.
Vấn đề còn lại là phải trả lời được câu hỏi: Những bệnh tật đó - ngoài chuyện khách quan thông thường - còn có những nguyên nhân nào khác hay không? Vấn đề sở hữu, sự chồng chéo trong công tác quản lý, chủ quản đặc biệt là sự không rành mạch giữa trách nhiệm kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Có mổ xẻ thấu đáo những vấn đề đó, chuyện tái cơ cấu mới có kết quả, nếu không vẫn chỉ là chuyện đùa dai.
Chưa bao giờ câu chuyện tái cơ cấu lại nóng như ở thời điểm này. Trên diễn đàn Quốc hội đang họp ở Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ coi tái cơ cấu là chuyện trọng điểm trong bước chuyển của nền kinh tế hiện nay. Trong các diễn đàn của các doanh nhân, các bạn trẻ, chuyện tái cơ cấu cũng được đưa ra mổ xẻ. Vậy, tái cơ cấu là gì mà nóng ran như chảo mỡ đang sôi?
Thực ra thì tái cơ cấu là câu chuyện thường ngày của người quản lý. Một tổ chức hay pháp nhân có thể ví như một con tàu, trong lúc vận hành, thuyền trưởng phải thường xuyên theo dõi hệ thống cơ cấu, từ máy móc, động lực, các thiết bị ra đa, định vị đến việc vận hành nó ra sao. Cái gì bất hợp lý, phải chỉnh sửa, xử lý kịp thời, nếu không, từ bé có thể xé ra to. Cơn bão tài chính như là một phép thử về hệ thống cấu trúc đó.
Sự đổ bể của Vinashin như là lời cảnh tỉnh thật thà nhất cho hệ thống cấu trúc của các doanh nghiệp. Khi trời yên biển lặng, con tàu nào cũng thích màu mè hoành tráng, cũng muốn lướt với tốc độ ánh sáng. Công ty nhỏ muốn to lên. Công ty to muốn chia năm sẻ bảy thành tổng nọ tổng kia. Rồi khi đã là tổng rồi thì muốn thành tập đoàn, vươn xa vươn dài vô hạn định các vòi bạch tuộc vào mọi lĩnh vực, mọi ngõ ngách của đời sống thương trường. Bất kể rằng, đó có phải là thế mạnh của mình hay không.
Rồi dông bão ập đến, đó là lúc mà hay dở, thật giả, mạnh yếu có cơ hội để phơi bày. Thương trường không phải là một cuộc dạo chơi. Thương trường không phải là những bình nguyên xanh ngắt màu cỏ như sân golf. Thương trường là chiến trường, mà chiến trường thì khốc liệt vô cùng. Để có mùi vị vinh quang của chiến thắng là những cuộc chiến thấm đẫm mồ hôi, căng gân, căng trí não và cả đổ máu.
Vinashin sụp đổ chỉ là phần nổi của tảng băng. Cùng với đó, hàng trăm doanh nghiệp tiểu tốt vô danh khác đã tan tác rồi lặng lẽ chìm nghỉm. Có doanh nghiệp ngắc ngoải, chưa chìm, nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian. Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chín tháng đầu năm 2011, đã có 48.000 doanh nghiệp chấm dứt tồn tại.
Doanh nghiệp dẫu to hay nhỏ, khi phá sản cũng hệ luỵ đến hàng trăm đối tác, hàng ngàn người lao động. Theo hiệu ứng domino, tác động của sự ''chết chóc'' vật lý này cũng không khác sự chết chóc sinh học là bao nhiêu. Theo đó là môi trường kinh doanh bị ô nhiễm nặng nề, nếu không nhanh chóng dọn dẹp, sự chết chóc lan toả thành đại dịch sẽ là một thảm họa.
Đó cũng là lúc mà chuyện tái cấu trúc được đưa ra thảo luận ở Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 2 đang diễn ra ở Hà Nội như đã nói ở phần đầu, trong đó tái cấu trúc hệ thống các ngân hàng thương mại là trọng tâm.
Tại sao lại có chuyện đó? Bởi, hệ thống ngân hàng được coi là trái tim, là mạch máu của nền kinh tế. Một nền kinh tế không thể khoẻ mạnh nếu hệ thống tim mạch có vấn đề. Với doanh nghiệp bình thường, chuyện đổ bể đã là thê lương lắm rồi, nhưng mức độ ảnh hưởng chưa nghiêm trọng bằng. Với một ngân hàng thương mại, khi lâm nguy, kèm theo đó là số phận, là niêu cơm của hàng chục ngàn người dân gửi tiền, là hàng ngàn hợp đồng tín dụng, là hàng trăm cổ đông và các mối quan hệ với đối tác.
Với ngân hàng lớn, vốn điều lệ lên đến hàng chục ngàn tỷ. Với ngân hàng bé, con số này cũng lên tới dăm ba ngàn tỷ. Số vốn đó, cộng với tiền huy động, số dư ở các tài khoản thanh toán, mỗi ngân hàng dẫu bé, tổng tài sản mà họ quản lý cũng lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng. Nhớ lại chuyện Lehman Brothers ở bên kia bán cầu cách đây hơn ba năm. Việc ngân hàng này đổ bể được coi là sự vỡ oà của hệ thống tài chính hùng mạnh nhất thế giới mà hệ luỵ của nó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tồi tệ nhất trong lịch sử.
Quay trở lại chuyện tái cơ cấu với một ngân hàng thương mại, ở xứ ta vẫn có một tâm lý phổ biến là chạy theo đám đông. Khi thấy người ta huy động vốn, cho vay, hưởng chênh lệch, có thu nhập, tưởng việc kinh doanh dễ như thò tay lấy một vật gì đó trong túi. Nhưng khi có sự đổ bể của một doanh nghiệp nào đó, dẫn đến mất vốn, mới thấy rằng chuyện cho vay là cả một nghệ thuật ''trông giỏ bỏ thóc''. Trong đó, trông vào giỏ nào, bỏ bao nhiêu, bỏ như thế nào là cả một khoa học, thậm chí là cả một nghệ thuật sử dụng tiền tệ.
Từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng bên kia bán cầu, khiến nền kinh tế Việt Nam xấu đi. Nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng. Theo con số công bố của Ngân hàng Nhà nước, với hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, nợ xấu tới cuối lên đến 5%. Trong số đó, cỡ khoảng 47% có thể xếp vào nhóm 5 (mất vốn).
Vậy là việc đầu tiên là phải cơ cấu lại hoạt động.
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp "buôn tiền". Trong đó, có thể có ba nhóm gồm kinh doanh tín dụng, kinh doanh tiền tệ (ngoại hối, vàng... ) và kinh doanh dịch vụ (thanh toán, bảo lãnh, cho thuê tài chính... ). Trong ba nhóm kinh doanh đó, các ngân hàng phải xem lại, cái nào mang lại cơ hội sinh lợi, cái nào nhiều rủi ro, cái nào yếu kém. Đó là chưa nói đến chuyện phải tái cấu tài sản nợ và tài sản có. Tái cơ cấu hệ thống huy động, hệ thống giải ngân...
Để phục vụ cơ cấu mới về kinh doanh, cần phải cơ cấu lại tổ chức.
Với những kết quả kinh doanh nghèo nàn như vừa rồi, ngoài chuyện do khách quan, do khủng hoảng còn một lý do khác nữa là chủ quan. Bộ máy của anh ra răng. Có tinh thông nghiệp vụ hay không, có toàn tâm toàn ý cho việc kinh doanh hay không, có am hiểu thị trường hay không. Nhân sự mạnh chỗ nào, yếu chỗ nào, có nhầm nhọt trong chuyện dùng người hay không ? đó là hàng loạt câu hỏi đặt ra cho việc tái cơ cấu tổ chức.
Trên đây chỉ là vài nét về chuyện vi mô ở mỗi ngân hàng thương mại.
Với Ngân hàng Nhà nước, đây cũng là cơ hội vàng để tái cơ cấu đàn chiến binh của mình. Tôi không tán thành với việc, cứ tái cơ cấu và vun vào cho những ông to, những ông nhỏ bị dồn ép đến đến chuyện hợp nhất, sáp nhập, bị các ông to thôn tính.
Bài học của khủng hoảng cho thấy, khi có dông bão, những con cá nhỏ chưa chắc đã chết. Con to xác nhất là cá voi lại là thứ dễ chết nhất. Vinashin cũng từng là một con cá to, Lehman Brothers cũng là con cá không nhỏ. Có những ngân hàng nhỏ nhưng chất lượng tín dụng tốt, chất lượng dịch vụ tốt, sức cạnh tranh tốt vẫn là thứ đáng được tồn tại, đáng được tôn vinh.
Với một số ngân hàng to không tiện nêu tên, đằng sau những con số về nợ quá hạn, nợ xấu là hàng trăm vấn đề về nhân sự, về cơ cấu. Ngân hàng Nhà nước đã có những động thái với các ngân hàng này, nhưng điều đó vẫn chỉ là bước đầu.
Vấn đề còn lại là phải trả lời được câu hỏi: Những bệnh tật đó - ngoài chuyện khách quan thông thường - còn có những nguyên nhân nào khác hay không? Vấn đề sở hữu, sự chồng chéo trong công tác quản lý, chủ quản đặc biệt là sự không rành mạch giữa trách nhiệm kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Có mổ xẻ thấu đáo những vấn đề đó, chuyện tái cơ cấu mới có kết quả, nếu không vẫn chỉ là chuyện đùa dai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét