Xót xa cho người lao động sau 26 năm đất nước đổi mới. Càng xót xa hơn khi không nhìn thấy tương lai qua Hội thảo quốc tế này.
Lương thấp, chỉ 26,4% công nhân muốn gắn bó với doanh nghiệp
NDĐT - Trong hoạch định chính sách của Chính phủ, công nhân thường không thuộc đối tượng điều chỉnh của các chính sách giảm nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế, họ rất dễ bị rơi vào tình trạng nghèo do tính bấp bênh trong công việc.
Đó là những nhận định được đưa ra tại Hội thảo quốc tế “Điều kiện sống và làm việc của công nhân công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng” do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp các đối tác trong nước và Liên minh Châu Âu, tổ chức ngày 20-10, tại Hà Nội.
Mọi thứ “bấp bênh”
Khảo sát của Viện Công nhân- công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) tiến hành tại 10 doanh nghiệp (DN) thuộc ngành may, ô tô, và phụ trợ tại khu vực đồng bằng sông Hồng cho thấy, mọi điều kiện sống của công nhân đều “bấp bênh”: tiền lương, nhà ở, việc làm, điều kiện vật chất, tinh thần…
Chủ DN thường “dựa” vào lương cơ bản để trả tiền công cho người lao động (NLĐ). Chính vì vậy, số tiền hàng tháng mà NLĐ nhận được không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu, chứ chưa nói tới việc dành dụm gửi về cho gia đình, lo lắng cho tương lai hay bồi dưỡng để tái tạo sức lao động.
Trên thực tế, một tỷ lệ lớn công nhân đang phải làm việc với hợp đồng lao động có thời hạn, được hưởng những chính sách phúc lợi ở mức rất thấp. Để có thêm chi phí trang trải cho cuộc sống, bắt buộc NLĐ phải làm tăng ca, thêm giờ. NLĐ tại một số DN có số giờ làm thêm lên tới 1000 giờ/năm (năm 2010), cao gấp ba lần một DN có tình chất đặc thù, được phép làm thêm 300 giờ mỗi năm. Chỉ có 37,7% NLĐ chỉ làm việc 48 giờ/tuần theo quy định. 14.8% làm việc từ 72-84 giờ/tuần.
Do mọi thứ bấp bênh như vậy, nên NLĐ khi được hỏi về dự định cho tương lai thì có tới 43,%% nói chưa có dự định nào, 17,1% cho biết sẽ về quê, 13% nói sẽ tìm kiếm cơ hội mới và chỉ có 26,4% muốn ở lại với DN lâu dài.
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, hiện nay xuất hiện một xu hướng các công ty lớn thuê công nhân từ những công ty vệ tinh (công nhân thầu phụ).
Ông Đặng Quang Hợp (Viện Công nhân-công đoàn) cho biết: “Việc thuê lại công nhân là xu thế tất yếu hiện nay, nhưng lại đang đặt ra một vấn đề là, những công nhân được thuê lại này chỉ được ký hợp đồng ngắn hạn dưới một năm. Khi DN giảm biên chế thì đối tượng này sẽ là những người đầu tiên bị chấm dứt hợp đồng. Trong quá trình làm việc, những công nhân này, ngoài hưởng lương thấp hơn ký trực tiếp, các khoản thưởng cũng thấp hơn. Thậm chí, có những trường hợp NLĐ phải trả tiền cho người môi giới để có được việc làm. Bản thân họ không gia nhập tổ chức công đoàn, nên quyền lợi và lợi ích chính đáng chưa được quan tâm…”
Tránh bẫy thu nhập trung bình
Tính chất bấp bênh, không ổn định, tính dễ bị tổn thương của công nhân là yếu tố rất để các nhà hoạch định chính sách lưu ý. Phân tích chính sách công nghiệp và giảm nghèo ở Việt Nam, GS. Pietro Masina, Đại học Naples L’Orientale cho rằng: Chính sách công nghiệp vì người nghèo có thể có tính khả thi khi được kết hợp thực hiện bởi các cơ quan khác nhau ở cấp quốc gia và địa phương.
Các chính sách nên nhằm vào vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tới cả mục tiêu hấp thụ nhiều hơn lao động vào ngành công nghiệp và không ngừng thực hiện quá trình nâng cấp công nghệ; chuyển giao công nghệ và phát triển của một ngành công nghiệp phụ trợ để tạo ra việc làm chất lượng tốt hơn”.
Các ý kiến tại hội thảo nhất trí rằng, nâng cao vai trò của công nhân là điều kiện cho tăng trưởng vì người nghèo. Việc “tránh bẫy thu nhập trung bình” có nghĩa là di chuyển theo hướng sản xuất và việc làm chất lượng. Các chính sách công nghiệp do nhà nước dẫn dắt là cần thiết để phá vỡ rào cản vô hình nhằm hướng tới trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, chuyển những kết quả này thành điều kiện làm việc tốt hơn không nhất thiết phải nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong khi chờ có những chính sách tốt hơn cho NLĐ từ phía các nhà hoạch định chính sách, thì việc nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức công đoàn, để tổ chức này thật sự là tổ chức kinh tế, xã hội chăm lo và bảo về quyền lợi của NLĐ. Bên cạnh đó, còn phải làm tốt chức năng tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tham mưu cho các nhà hoạch định chính sách về các vấn đề của NLĐ, đoàn viên công đoàn trong tổ chức của mình.
Việc nâng cao vai trò của công đoàn và các tổ chức công nhân như Tổng LĐLĐ Việt Nam là rất quan trọng để đảm bảo rằng những lợi ích của tăng trưởng công nghiệp được phân bổ đều, góp phần xây dựng xã hội ổn định và hài hòa.
Mọi thứ “bấp bênh”
Khảo sát của Viện Công nhân- công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) tiến hành tại 10 doanh nghiệp (DN) thuộc ngành may, ô tô, và phụ trợ tại khu vực đồng bằng sông Hồng cho thấy, mọi điều kiện sống của công nhân đều “bấp bênh”: tiền lương, nhà ở, việc làm, điều kiện vật chất, tinh thần…
Chủ DN thường “dựa” vào lương cơ bản để trả tiền công cho người lao động (NLĐ). Chính vì vậy, số tiền hàng tháng mà NLĐ nhận được không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu, chứ chưa nói tới việc dành dụm gửi về cho gia đình, lo lắng cho tương lai hay bồi dưỡng để tái tạo sức lao động.
Trên thực tế, một tỷ lệ lớn công nhân đang phải làm việc với hợp đồng lao động có thời hạn, được hưởng những chính sách phúc lợi ở mức rất thấp. Để có thêm chi phí trang trải cho cuộc sống, bắt buộc NLĐ phải làm tăng ca, thêm giờ. NLĐ tại một số DN có số giờ làm thêm lên tới 1000 giờ/năm (năm 2010), cao gấp ba lần một DN có tình chất đặc thù, được phép làm thêm 300 giờ mỗi năm. Chỉ có 37,7% NLĐ chỉ làm việc 48 giờ/tuần theo quy định. 14.8% làm việc từ 72-84 giờ/tuần.
Do mọi thứ bấp bênh như vậy, nên NLĐ khi được hỏi về dự định cho tương lai thì có tới 43,%% nói chưa có dự định nào, 17,1% cho biết sẽ về quê, 13% nói sẽ tìm kiếm cơ hội mới và chỉ có 26,4% muốn ở lại với DN lâu dài.
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, hiện nay xuất hiện một xu hướng các công ty lớn thuê công nhân từ những công ty vệ tinh (công nhân thầu phụ).
Ông Đặng Quang Hợp (Viện Công nhân-công đoàn) cho biết: “Việc thuê lại công nhân là xu thế tất yếu hiện nay, nhưng lại đang đặt ra một vấn đề là, những công nhân được thuê lại này chỉ được ký hợp đồng ngắn hạn dưới một năm. Khi DN giảm biên chế thì đối tượng này sẽ là những người đầu tiên bị chấm dứt hợp đồng. Trong quá trình làm việc, những công nhân này, ngoài hưởng lương thấp hơn ký trực tiếp, các khoản thưởng cũng thấp hơn. Thậm chí, có những trường hợp NLĐ phải trả tiền cho người môi giới để có được việc làm. Bản thân họ không gia nhập tổ chức công đoàn, nên quyền lợi và lợi ích chính đáng chưa được quan tâm…”
Tránh bẫy thu nhập trung bình
Tính chất bấp bênh, không ổn định, tính dễ bị tổn thương của công nhân là yếu tố rất để các nhà hoạch định chính sách lưu ý. Phân tích chính sách công nghiệp và giảm nghèo ở Việt Nam, GS. Pietro Masina, Đại học Naples L’Orientale cho rằng: Chính sách công nghiệp vì người nghèo có thể có tính khả thi khi được kết hợp thực hiện bởi các cơ quan khác nhau ở cấp quốc gia và địa phương.
Các chính sách nên nhằm vào vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tới cả mục tiêu hấp thụ nhiều hơn lao động vào ngành công nghiệp và không ngừng thực hiện quá trình nâng cấp công nghệ; chuyển giao công nghệ và phát triển của một ngành công nghiệp phụ trợ để tạo ra việc làm chất lượng tốt hơn”.
Các ý kiến tại hội thảo nhất trí rằng, nâng cao vai trò của công nhân là điều kiện cho tăng trưởng vì người nghèo. Việc “tránh bẫy thu nhập trung bình” có nghĩa là di chuyển theo hướng sản xuất và việc làm chất lượng. Các chính sách công nghiệp do nhà nước dẫn dắt là cần thiết để phá vỡ rào cản vô hình nhằm hướng tới trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, chuyển những kết quả này thành điều kiện làm việc tốt hơn không nhất thiết phải nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong khi chờ có những chính sách tốt hơn cho NLĐ từ phía các nhà hoạch định chính sách, thì việc nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức công đoàn, để tổ chức này thật sự là tổ chức kinh tế, xã hội chăm lo và bảo về quyền lợi của NLĐ. Bên cạnh đó, còn phải làm tốt chức năng tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tham mưu cho các nhà hoạch định chính sách về các vấn đề của NLĐ, đoàn viên công đoàn trong tổ chức của mình.
Việc nâng cao vai trò của công đoàn và các tổ chức công nhân như Tổng LĐLĐ Việt Nam là rất quan trọng để đảm bảo rằng những lợi ích của tăng trưởng công nghiệp được phân bổ đều, góp phần xây dựng xã hội ổn định và hài hòa.
ĐẶNG THANH HÀ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét