Dũng và Trọng trong bài chỉ là ví dụ của tác giả, không ám chỉ ai cả.
Nash Equilibrium – Xã hội thoái hóa
Ở Việt Nam đã hình thành vững chắc một quan điểm sống của đa số người dân là Makeno. Đó là quan điểm sống bàng quan với những hiện tượng tiêu cực xã hội đang xảy ra quanh ta như tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, nịnh bợ, làm ăn giả dối, lừa đảo và đồng thời dung dưỡng cho cá nhân thói ích kỷ, thực dụng. Bấy lâu nay đã có những người đưa ra lời giải cho hiện tượng xã hội này như do sự vô cảm của người Việt và thói quen chạy theo giá trị vật chất thời mở cửa. Song chúng tôi xin vận dụng lý thuyết trò chơi, một lý thuyết nổi tiếng của John Nash để giải thích hiện tượng xã hội này. Hy vọng độc giả sẽ có cách nhìn mới về thực trạng và giải pháp toàn diện cho xã hội Việt Nam hiện nay.Đầu tiên, chúng tôi xin giới thiệu với độc giả về khái niệm Nash Equilibrium hay gọi là cân bằng Nash – khái niệm trọng tâm của bài viết này. Nash Equilibrium là một tình huống mà các bên lựa chọn chiến lược tốt nhất với giả định những bên còn lại đã chọn được chiến lược của họ. Bài toán cổ điển của Nash Equilibrium là Song đề Tù nhân. Song đề Tù nhân chỉ ra rằng tại sao con người lại thất bại trong việc hợp tác với nhau ngay cả khi hợp tác đưa đến một kết quả tốt hơn cho cả hai.
Song đề Tù nhân
Song đề Tù nhân là một câu chuyện về 2 nghi phạm cướp nhà băng bị cảnh sát bắt. Ví dụ tên của 2 nghi phạm này là Dũng và Trọng. Dũng và Trọng đều được thẩm vấn riêng biệt. Cảnh sát nói rõ cho cả 2 biết rằng: “Ngay bây giờ, cho dù không thú nhận gì cả thì anh vẫn bị giam 1 năm vì tội tàng trữ vũ khí trái phép. Nếu anh nhận tội và tố giác người kia, anh sẽ được tự do. Còn kẻ đồng phạm kia sẽ phải lĩnh án 20 năm tù. Nếu như cả hai cùng thú tội, mỗi người sẽ lĩnh án 8 năm tù.”
Nếu như họ chỉ quan tâm tới hình phạt mà mình phải chịu thì họ sẽ hành động ra sao? Chúng ta biết là mỗi người tù chỉ có 2 phương án: thú tội hoặc im lặng. Hình phạt mà họ phải chịu phụ thuộc vào chiến lược của cả 2.
Chúng ta hãy thử xem Dũng suy nghĩ như thế nào: “Mình không biết thằng Trọng nó định làm gì. Nếu nó im lặng thì cách tốt nhất của mình là thú tội bởi vì mình có thể được tự do thay vì chịu án phạt tù 1 năm. Nếu nó thú tội thì cách tốt nhất của mình vẫn là thú tội bởi vì mình có thể chỉ chịu án phạt 8 năm tù thay vì 20 năm. Thế nên dù thằng Trọng có làm gì đi nữa, mình nên thú tội là hơn.”
Trọng cũng suy nghĩ tương tự như Dũng. Cả 2 đều chọn lựa chiến lược chủ đạo là thú tội. Kết quả là cả 2 đều chịu án phạt 8 năm tù trong khi họ còn có tùy chọn tốt hơn là cùng giữ yên lặng và chịu án phạt 1 năm tù. Đây chính là Nash Equilibrium cho cả 2.
Hối lộ hay không?
Giờ chúng ta hãy xem xét xem tại Việt Nam có hình thành được một Nash Equilibrium không. Thí dụ, tiểu thương biết quan chức A tham nhũng, do đó tiểu thương hối lộ X đô la, và quan chức A biết tiểu thương chỉ có thể kham nổi X nên không đòi thêm, cũng không ít hơn, do đó cả hai “hài lòng với kết quả, sau khi biết nhau quá rõ”. Tất cả tiểu thương đều tuân theo cách hối lộ X đô la mặc dù họ có thể lựa chọn tất cả cùng không hối lộ cho quan chức A này.
Nhiều trường hợp hối lộ trong xã hội Việt Nam cũng tồn tại Nash Equilibrium tương tự, người nhà bệnh nhân biết phải hối lộ bác sĩ, y tá một số tiền nhất định để những người này điều trị bệnh nhân tốt hơn. Hơn thế nữa, tất cả mọi người đều làm như vậy, ai mà không hối lộ thì bệnh nhân sẽ phải chịu đau đớn hơn. Chính vì thế, hối lộ y bác sĩ trong quá trình điều trị trở thành một thỏa thuận ngầm tại Việt Nam. Và các y bác sĩ cũng chấp nhận điều đó. (Tinmoi, 22/02/2010)
Tiến bộ chính trị
Áp dụng vào chính trị Việt Nam, chúng ta có thể thấy rõ ràng là Việt Nam rất khó đạt được các tiến bộ chính trị cũng như cải cách xã hội. Vấn đề Đổi mới lần 2, tái cấu trúc nền kinh tế được đặt ra cách đây 5 năm song nay vẫn không có chút tiến triển nào (BBC Việt Nam, 14/03/2006) Rồi ta thấy rõ hơn ở chương trình cải cách giáo dục của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân, sau 2 năm là chương trình cải cách giáo dục của ông ta hoàn toàn thất bại mặc dù đạt được một thành tích ban đầu tương đối ấn tượng (Tintuconline, 21/06/2010). Còn rất nhiều ví dụ khác nữa về tình trạng Nash Equilibrium này trong xã hội Việt Nam.
Nash Equilibrium xảy ra khi mọi phe phái đều hiểu rõ nhau, và không phe nào muốn / dám thay đổi điều họ đang làm nếu tất cả các phe kia đều KHÔNG thay đổi.
Đại đa số dân chúng VN ở vào tình trạng “learned helplessness” – thụ động bất biến và do kinh nghiệm học hỏi được.
Nói khác đi, không có biến chuyển xã hội tại Việt Nam, cũng không có biến chuyển chính trị. Ai ở đâu, ở yên vị trí đấy, một Nash Equilibrium rất chặt chẽ đã bị hình thành, một loại “trật tự, ổn định xã hội” giữa con cọp, cáo, nai, và thỏ đã hình thành, không thể hoán đổi.
Xã hội thoái hóa
Chính phủ Việt Nam không chơi công bằng, không chấp nhận xáo trộn xã hội cho dù theo hướng lành mạnh (biểu tình chống Trung quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa), không ép buộc các ngân hàng thua lỗ nặng phải khai phá sản, không chấp nhận các thành phần Chính phủ không ưa thích được bất cứ điều gì cho dù đòi lại mảnh đất có giấy tờ thuộc về họ, v.v…
Chính phủ Việt Nam không chơi công bằng, không chấp nhận xáo trộn xã hội cho dù theo hướng lành mạnh (biểu tình chống Trung quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa), không ép buộc các ngân hàng thua lỗ nặng phải khai phá sản, không chấp nhận các thành phần Chính phủ không ưa thích được bất cứ điều gì cho dù đòi lại mảnh đất có giấy tờ thuộc về họ, v.v…
Trong thực tế, xã hội nào có sự “ổn định chính trị” kiểu Việt Nam là xã hội đó bị thoái hóa. Xã hội không thể, không nên có ổn định chính trị kiểu một bên đàn áp, một bên chịu đựng. Không thể có kiểu yên ắng nơi bên 9 đè bẹp bên 1. Cũng như đánh cờ, đá banh với hạng quá kém, không học được gì, thắng 100 trận không hay, vì chưa bắt đầu đã biết kết quả.
Xã hội phải có thắng có thua, có ngân hàng phá sản, có doanh nhân treo cổ, có Chính phủ bị thay thế, nơi KHÔNG có Nash Equilibrium hoặc ít ra có phe nào đó được thêm lợi mà không làm hại phe nào khác.
Do đó loại “Equilibrium” của VN là loại “tất cả cùng thua, cùng thoái hóa, cùng ôm nhau chết chung”.
Ai cũng là nạn nhân
Khi ở trong tình trạng Nash Equilibrium, sẽ vô cùng khó cho xã hội Việt Nam để bứt phá ra. Tình hình kinh tế – xã hội – chính trị Việt Nam hiện nay đang suy thoái nghiêm trọng và có xu hướng chung là xuống cấp.
Xã hội loạn lạc, lòng người ly tán, quốc gia không hướng THIỆN, mà chi hướng lợi ích cá nhân, do đó, mạnh ai nấy giựt.
Quan to giựt nhiều, quan nhỏ giựt ít, người buôn bán giựt tiền người mua bằng hàng giả, dỏm, kém chất lượng, độc hại.
Thầy cô giáo giựt tiền học trò bằng cách “trả đủa” đứa nào không đóng tiền học thêm, ba mẹ không “biết điều” các ngày lễ tết, nhập học.
Bác sĩ giựt tiền bệnh nhân, ghi toa thuốc không ai hiểu, trừ chính nhà thuốc họ lập ra. Bệnh nhẹ ghi nặng, nhiều thuốc, lại toàn thuốc brand name, trong khi lẽ ra chỉ 1, 2 loại tương dược, thì ghi ra 5-7 loại brand names, mắc hơn mấy chục lần.
VINASINK giựt, Dung Quất giựt, SCIC giựt.
Ai cũng là nạn nhân cả, trong xã hội Cộng sản Việt Nam.
Xã hội tiến bộ
Một xã hội tiến bộ sẽ không bao giờ có Nash Equilibrium, 2 việc này không đội trời chung với nhau [mutually exclusive].
Một xã hội tiến bộ sẽ không bao giờ có Nash Equilibrium, 2 việc này không đội trời chung với nhau [mutually exclusive].
Không bao giờ có thể cùng tiến, chỉ có thể cùng lùi như Việt Nam. Vì sao?
Muốn xã hội tiến bộ thì phải tạo tình trạng cạnh tranh công bằng, và hễ nói đến “cạnh tranh” thì phải có người thắng, người thua, do đó không thể TẤT CẢ CÙNG TIẾN. Tư tưởng và đảng phái cũng vậy.
Diều hâu như Reagan chỉ đúng khi có chiến tranh lạnh, nhờ vậy mà đánh sập khối Xô viết. Bồ câu như Clinton chỉ đúng khi có thời bình, chứ Clinton đã không thể thắng khối Xô viết, và ngược lại Reagan đã không thể xây dựng kinh tế hùng mạnh như Clinton.
Hai đảng của Mỹ luôn thay phiên thắng – thua, chứ không thể cả hai cùng thắng. Một số đông dân chúng thắng, nhưng phải có một số ít bị thua.
Xã hội Mỹ luôn thay đổi, thắng thua xảy ra hàng ngày, không có Nash Equilibrium và chưa từng, và sẽ không từng có.
—————————–
Thay đổi không phải luôn luôn tốt, như khi chính trị Mỹ thay đổi từ Clinton qua Bush con thì mọi việc sụp đổ cả về kinh tế lẫn xã hội, chính trị, quân sự.
Afghanistan là mồ chôn lính Xô viết, làm Liên xô kiệt quệ, góp phần quan trọng vào việc sụp đổ kinh tế vào cuối thập niên 1980. Bush con lại rơi vào cái bẫy chết người này, lại thêm Iraq, quả là ngu xuẩn còn gấp bội hơn các nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên xô.
Khủng hoảng kinh tế vẫn đang hoành hành tại nước Mỹ, xã hội phân hóa, lòng dân buồn bã tê tái, kinh tế và xã hội Mỹ khó bao giờ có thể hồi phục bằng khi Bush con chưa nhậm chức.
Tuy có thể thay đổi càng xấu như trên, nhưng một thay đổi khác sau đó – Tổng thống Obama đang cố gắng sửa các sai lầm do Bush con tạo ra – sẽ phần nào hoặc gỡ lại tất cả các sai lầm trước đó.
Rõ ràng, tình hình xã hội Mỹ dù có bi đát cũng không nghiêm trọng bằng tình hình xã hội ngày càng đi xuống ở Việt Nam. Liệu chúng ta có thể nhìn về đâu để tìm ra lời giải cho Nash Equilibrium đang tồn tại ở Việt Nam? Chúng tôi xin gợi ý: câu trả lời chỉ có thể được tìm thấy trong hiến pháp Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét