Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2022

Phạm Sanh Châu - Chiếc mặt nạ… đã rơi

Tôi cũng biết anh Châu từ rất lâu, thỉnh thoảng cũng gặp anh tại các cơ quan ngoại giao nhưng chỉ chào hỏi xã giao vì công việc khác nhau. Tiếp xúc bề ngoài thì thấy anh luôn vui vẻ, lởi xởi, nhưng vẫn gây cho tôi một cảm nhận anh là người quá khôn khéo và nhiều tham vọng. Đối với những người như vậy chúng ta không nên kết bạn vì họ ích kỷ và quen lợi dụng; khi không có xung đột lợi ích thì vui vẻ, nhưng khi có xung đột lợi ích thì họ luôn có lợi, còn mình luôn bị thiệt. Đúng là tôi không còn cảm tình tốt với anh từ sau vụ anh ứng cử rất ồn ào, hào nhoáng, phô trương đến mức phản cảm trong suốt quá trình "đi thi" vào chức Tổng Thư ký UNESCO năm 2017, rồi chuyện anh quảng cáo 2 chai nước Trà xanh Không độ và Trà thanh nhiệt Dr Thanh cho Tập đoàn Tân Hiệp Phát quá lộ liễu trong lúc "làm bài thi" làm Tổng giám đốc UNESCO. Đặc biệt, tôi không thích anh viết nhiều bài trên báo và FB bôi bác Ấn Độ trong giai đoạn đại dịch và khoe khoang thổi phồng công sức cứu hộ nhân viên sứ quán và đồng bào VN ở Ấn Độ bị nhiễm Covid. Có cả những chi tiết và hình ảnh rất phản cảm mô tả anh đang trên máy bay gọi điện xuống mặt đất để điều khiển công tác cứu hộ được anh đăng trên vnexpress... Bây giờ anh bị cách chức, bị triệu hồi về nước và bị Ủy ban Kiểm Tra Trung ương kỷ luật khiển trách; thật không còn gì để nói. Xem tiểu sử của anh trên wikipedia thấy vô cùng chi tiết và hoành tráng, làm tôi nghi tiểu sử này do chính anh viết và đưa lên (xem cuối bài) để khoe khoang vì người thường làm sao biết được chi tiết như vậy. Nhìn cuốn sách của anh càng thấy buồn vì đây chính là loại "văn dở" để khoe khoang thành tích bất chấp người dân đang khốn khổ khốn nạn. Không biết anh Châu có tổ chức một Lễ giới thiệu và ra mắt sách hoành tráng không nhỉ ? Có thì vô cùng nhục nhã và phản cảm. Loại sách này chắc thuộc diện "Sách không bán được, chỉ để tặng".
Phạm Sanh Châu - Chiếc mặt nạ… đã rơi
FB Trần Đức Anh Sơn 1. Đây là hình chụp bìa cuốn sách CHIẾN DỊCH HOA KIM TƯỚC, do Phạm Sanh Châu, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ, Nepal và Bhutan, viết và xuất bản trong năm 2022.
Cuốn sách này tác giả viết để ca ngợi công việc “giải cứu” công dân Việt Nam bị mắc kẹt ở Ấn Độ do đại dịch cúm Tàu, theo chủ trương của Nhà nước Việt Nam. Đây là trách nhiệm công vụ, mà ông đại sứ và nhân viên ĐSQ Việt Nam ở Ấn Độ phải thực thi, nhưng ông ta lại viết sách ca ngợi cái việc mình phải thực thi vì trách nhiệm công vụ đó.

Mà nếu ông ta làm tốt, vô tư, khách quan thì không sao. Đằng này ông ta và đội ngũ dưới quyền đã thực thi một cách khuất tất, tiêu cực đến mức bị kỷ luật. Thế mà ông ta lại cả gan viết sách để tự ca ngợi mình và team của mình, thì đúng là không ra gì.

Đáng buồn hơn, khi sự việc bung bét, thì Phạm Sanh Châu đóng luôn tài khoản FB cá nhân, nên cộng đồng không còn đọc được “những status có cánh” mà ông ta đăng tải liên tục trong thời gian “giải cứu” năm ngoái.

Xem ra thì ông ấy “chịu nóng” kém quá.

2. Tôi biết ông Phạm Sanh Châu từ năm 1994 – 1995, khi ông là người phiên dịch của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, hay vào Huế dự các hội thảo, hội nghị do UNESCO và Nhóm công tác Huế – UNESCO tổ chức tại Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Hồi đó, tôi, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Văn Phúc… vừa là những “đầu mối” của phía Huế, vừa là những “đầu sai” trong các hội thảo này, lo việc chuẩn bị tài liệu, văn bản, hỗ trợ dịch thuật tại các hội thảo, hội nghị trên. Chúng tôi nhìn Phạm Sanh Châu với ánh mắt ngưỡng mộ. Sau đó, tôi có đọc một bài báo viết về Phạm Sanh Châu in trên báo Tuổi Trẻ số Tết một năm nào đó, có trích lời của Thủ tướng Singapore Go Chok Tong nhận xét về ông ta, với tư cách là người phiên dịch của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trong một chuyến thăm Singapore trước đó. Ông Go Chok Tong hết lời khen ngợi Phạm Sanh Châu, coi ông ta là “tương lai của nước Việt”.

Sau này, tôi thấy ông thăng tiến vù vù: Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam, đại sứ Việt Nam tại UNESCO, rồi là ứng viên tranh chức Tổng Thư ký UNESCO, trước khi trở thành đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ, Nepal và Bhutan thì càng thêm cảm phục.

Tuy nhiên, khi theo dõi Phạm Sanh Châu trình bày “chương trình hành động” của mình tại “vòng sát hạch” sau cùng để bầu chọn Tổng Thư ký của UNESCO, thấy ông ta quảng cáo cho nhãn hàng nước giải khát của Dr. Thanh một cách lộ liễu, thì tôi đã “ngưng” sự mến mộ của mình đối với ông ta.

Trong đợt dịch cúm Tàu hoành hành tại Ấn Độ, tôi hay theo dõi những status của Phạm Sanh Châu viết về những khó khăn, mất mát của người Việt, trong đó có nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ. Cứ nghĩ là một người nổi tiếng như ông ta, chắc cũng không đến nỗi phải làm những việc trí trá, tiêu cực như ở nhiều sứ quán khác mà trang “Tôi và Sứ quán” từng ta thán.

Ai dè, chiếc mặt nạ nấp sau bóng hoa kim tước, sau cùng cũng đã rơi, để lộ chân dung thật của một “nhà chính trị, nhà giáo dục và một nhà ngoại giao nổi tiếng người Việt Nam” (từ của Wikipedia).

Thất vọng thay!

NGƯỜI NƯỚC HUỆ
https://www.facebook.com/anhson.tranduc
https://vietnamfinance.vn/tan-hiep-phat-noi-gi-ve-chai-nuoc-cua-dai-su-pham-sanh-chau-20170428101059142.htm?fbclid=IwAR3v9jJO9lEWEiUuMTdXhCahTPOFFh7EFwuB53LWtPPSEcKD9p1fTF9l91g

Tiểu sử Phạm Sanh Châu trên wikia:

Phạm Sanh Châu (sinh năm 1961) là một nhà chính trị, nhà giáo dục và một nhà ngoại giao nổi tiếng người Việt Nam. Ông nguyên là Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ kiêm Nepal và Bhutan (2018-2022), nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO, Tổng Thư ký, Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam. Đại sứ Phạm Sanh Châu là ứng cử viên đại diện cho Việt Nam tranh cử Tổng giám đốc UNESCO năm 2017.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đại sứ Phạm Sanh Châu trả lời phỏng vấn báo chí, tháng 1 năm 2018 tại Hà Nội
Đại sứ Phạm Sanh Châu (áo đen, giữa) cùng các đại sứ trong chương trình Tết "Đình Làng Việt", tháng 1 năm 2017 tại Hà Nội

Ông sinh ngày 19 tháng 9 năm 1961 tại Myanmar, nguyên quán tại xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơntỉnh Hà Tĩnh. Sinh ra trong một gia đình ngoại giao, Phạm Sanh Châu được thừa hưởng truyền thống gia đình và nền tảng văn hóa Việt Nam, đồng thời sớm được trải nghiệm, tiếp thu nhiều nền văn hóa bản địa Myanmar nơi ông được sinh ra, nền văn hóa Slav và Trung Đông vào thời niên thiếu khi theo gia đình đi công tác. Ông được đào tạo bài bản tại Việt Nam và nhiều nước châu Âu. Ông sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Pháp.

Ngày 14 tháng 11 năm 2016, ông được bổ nhiệm là Trợ lý Bộ trưởng, Bộ Ngoại giao[1]. Cũng trong năm 2016, ông Phạm Sanh Châu được bổ nhiệm là Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO[2].

Phạm Sanh Châu bắt đầu sự nghiệp ngoại giao từ năm 1983 với trách nhiệm theo dõi các hoạt động chung của Liên hợp quốc và vấn đề về nhân quyền. Ông được Nhà nước Việt Nam cử làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Đại Công quốc Lúc xăm bua và Trưởng đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (2011-2014)[3]. Qua đó, ông tích lũy được nhiều kinh nghiệm ngoại giao, hiểu biết quan hệ quốc tế cũng như trực tiếp tham gia vào các hoạt động đàm phán quan trọng như Hiệp định tự do thương mại EU-Việt Nam, thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định đối tác EU-Việt Nam.

Năm 1999-2003, ông là người trẻ tuổi nhất được bổ nhiệm làm Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh UNESCOParisCộng hòa Pháp, đồng thời, được Nhà nước Việt Nam cử làm Đại diện của Chủ tịch nước Việt Nam tại Cộng đồng Pháp ngữ (2000-2003). Trải qua việc đảm đương những cương vị này, ông hiểu rõ về Tổ chức và có những đóng góp cụ thể vào các hoạt động của UNESCO, đặc biệt các đóng góp mang ý nghĩa lâu dài cho vai trò, vị thế và sự phát triển của UNESCO như khi tham gia soạn thảo Công ước 2003 về di sản văn hóa phi vật thể[4], làm Phó chủ tịch Hội đồng chấp hành UNESCO năm 2001 và Chủ tịch nhóm soạn thảo Công ước 2005 về đa dạng biểu đạt văn hóa[5]. Từng là Chủ tịch nhóm các Đại sứ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tại UNESCO (2002), ông tham gia điều phối quan hệ giữa các quốc gia thành viên với tổ chức UNESCO và góp phần tạo đồng thuận để triển khai trên thực tế các ý tưởng của UNESCO.

Từ năm 2007 đến 2011 và từ 2014 đến 2016, ông đồng thời giữ chức vụ Tổng Thư ký[6] Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam[7][8] và Vụ trưởng, Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam là cơ quan điều phối của 06 Bộ, ngành: Bộ Ngoại giaoBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchBộ Giáo dục và Đào tạoBộ Thông tin Truyền thôngBộ Khoa học Công nghệ và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phạm Sanh Châu là chuyên gia về di sản của Việt Nam, trực tiếp tham gia xây dựng các hồ sơ di sản. Ông vừa là nhà quản lý của Việt Nam trong các lĩnh vực của UNESCO, vừa là người truyền bá, trực tiếp giảng dạy, góp phần đưa các ý tưởng lớn của UNESCO về giáo dục, khoa học, thông tin như xóa mù chữ, học tập suốt đời, xã hội học tập, thúc đẩy bình đẳng giới, chung tay vì di sản, mô hình tăng trưởng xanh... vào thực tiễn ở Việt Nam.

Ngoài ra, ông từng là thành viên Ban giám khảo của cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2010 được tổ chức ở Nha TrangViệt Nam.

Quá trình công tác[sửa | sửa mã nguồn]

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Ấn Độ kiêm Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal và Vương quốc Bhutan | New Delhi, Ấn Độ2018 - 2022
Đại sứ, Đặc Phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO | Hà Nội, Việt Nam2016 - nay
Tổng Thư ký, Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam | Hà Nội, Việt Nam2014 - nay
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam2016 - 2018
Vụ trưởng, Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam2014 - 2016
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Đại Công quốc Luxembourg và Trưởng đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh Châu Âu | Brúc-xen, Bỉ2011 - 2014
Tổng Thư ký, Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam | Hà Nội, Việt Nam

Vụ trưởng, Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam

2007 - 2011
Phó Vụ trưởng Ban thư ký APEC, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam2005 - 2007
Phó Vụ trưởng, Phó Giám đốc, Học viện Quan hệ quốc tế, Bộ Ngoại giao (Học viện Ngoại giao) | Hà Nội, Việt Nam2003 - 2005
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh UNESCO, Paris, Cộng hòa Pháp | Paris, Cộng hòa Pháp

Đại diện cá nhân Chủ tịch nước Việt Nam tại Hội đồng Thường trực Pháp ngữ | Paris, Cộng hòa Pháp

1999 - 2003
Phó Vụ trưởng, Văn phòng Bộ, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam1997 - 1999
Trưởng phòng, Phòng Nghiệp vụ ngoại ngữ, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam1993 - 1997
Chuyên viên, Phòng Nghiệp vụ ngoại ngữ, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam1991 - 1993
Chuyên viên, Vụ Vấn đề chung, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam1986 - 1991
Đi nghĩa vụ quân sự (Bộ Tư lệnh pháo binh, Bộ Quốc phòng) | Hà Nội, Việt Nam1984 - 1986
Chuyên viên, Văn phòng Bộ, Bộ Ngoại giao | Hà Nội, Việt Nam1983 - 1984

Đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Asia-Pacific Center for Security Studies (APCSS) | Hawaii, Hoa Kỳ

Strategic Studies

2004
European Union Training Centre | Brúc-xen, Bỉ

Foreign Language and International Studies

1994
Institute of International and Development Studies | Geneva, Thụy Sĩ

Multilateral Diplomacy

1991
University of Oslo | Oslo, Nauy

International Development Studies

1990
International Institute of Social Studies | The Hague, Hà Lan

Diploma of International Law

1989
University of Foreign Affairs | Hà Nội, Việt Nam

Bachelor of Arts in International Relations

1982

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Huân chương Lao động hạng Nhất (Việt Nam)2020
Huân chương Danh dự Đại thập Hoàng gia hạng Nhất[9] (Vương quốc Bỉ)2015
Huân chương Lao động hạng Hai (Việt Nam)2012
Phong hàm Đại sứ suốt đời (Việt Nam)2011
Huân chương Lao động hạng Ba (Việt Nam)2007
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (Việt Nam)2008, 2010, 2011, 2012
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Việt Nam)2002, 2003, 2008, 2010, 2011, 2014, 2015
Huân chương Cành cọ Hàn lâm[10] (Cộng hòa Pháp)2005
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Sanh_Ch%C3%A2u


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét