Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

LÃNH ĐẠO TƯ BẢN GIÃY CHẾT VÀ TƯ BẢN ĐỎ

SỰ KHÁC BIỆT LÃNH ĐẠO TƯ BẢN GIÃY CHẾT VÀ LÃNH ĐẠO TƯ BẢN ĐỎ:
Lãnh đạo tư bản giãy chết nói luôn luôn đi đôi với làm vì họ thực sự yêu nước thương dân và họ biết mọi lời nói, việc làm của họ đều bị người dân giám sát, chất vấn và họ phải đáp ứng nguyện vọng của dân.

Lãnh đạo tư bản đỏ chỉ nói mà không cần làm, vì mục đích của họ là lừa người dân ít học ngây thơ tưởng bở và do đó tin sái cổ vào những cái bánh vẽ không bao giờ có do họ vẽ ra để người dân ngoan ngoãn vâng lời họ và chăm chỉ hầu hạ họ trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Lãnh đạo tư bản đi cướp thế giới theo kiểu thực dân mới, rồi mang đồ cướp được về chia cho dân chúng nước họ, nên phúc lợi của dân nước họ rất cao và dân tin yêu chế độ tư bản. Lãnh đạo tư bản cũng đánh thuế rất cao vào người giầu để chia cho người nghèo...

Lãnh đạo tư bản đỏ thì làm ngược lại, câu kết với tư bản nước ngoài để bán rẻ tài nguyên, sức lao động của người dân trong nước cho người nước ngoài. Trong nước thì đánh thuế vào người nghèo và người giầu ngang nhau, lại thêm cố tình thông đồng cho người giầu trốn thuế để tham nhũng, còn người nghèo thì đúng thuế là yêu nước nên thóc không thiếu một cân, thuế không thiếu một hào. Người dân hầu như chẳng có phúc lợi gì; cần cái gì cũng phải trả tiền theo cơ chế "xã hội hóa".

Bài viết dưới đây của GSTS Nguyễn Văn Tuấn, một nhà khoa học Việt kiều nổi tiếng ở Úc.

--------------------

Thử tưởng tượng: bạn là thủ tướng hay tổng thống, bạn đi thăm chánh thức một nước mà có nhiều đồng hương làm mướn cho người ta, đồng hương mình vừa nghèo, vừa khổ, vừa nhục. Bạn sẽ nói gì với đồng hương?

Bạn sẽ tỏ ra thương cảm và khuyên ‘chịu khó làm việc tốt đi!’ Hay là bạn nói ‘ráng học hành cho tốt, vừa đóng góp cho xứ người, vừa gởi tiền về đóng góp xây dựng quê hương’. Hay là bạn sẽ nói một câu làm cho trái tim của họ thổn thức, kiểu như ‘khúc ruột ngàn dặm’?

Bạn sẽ chọn cách nói nào?

Tôi đọc đâu đó có đoạn tả cố Tổng thống Phác Chánh Hy (hình; 1917 - 1979) gặp những người lao động Nam Hàn ở nước ngoài (thời thập niên 1960s) mà thấy rất cảm phục ông này.

Chuyện kể rằng khi ông Phác Chánh Hy viếng thăm chánh thức một nước ở châu Âu (tôi quên nước nào) và ông gặp những người đồng hương lao động, nghe họ kể về nỗi khổ nhục trên xứ người. Ông rất xúc động, ông ôm đồng hương công nhân, giơ tay lên cao, rồi nói như thề rằng ông sẽ xây dựng một nước Nam Hàn giàu mạnh để người khác đến làm mướn cho mình. Các đồng hương khóc, và ông cũng khóc.

Đọc đoạn đó tôi thấy rất xúc động. Ông ấy nói thật lòng và đã thực hiện lời thề đó. Hi vọng rằng sẽ có ngày một lãnh đạo Việt Nam cũng có một lời tuyên thệ giống như ông Phác Chánh Hy.

Phác Chánh Hy cũng từng nói chuyện trước sinh viên Đại học Quốc gia Seoul như sau: “[…] Làm cách nào trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Nam Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới ngưỡng mộ chúng ta. Hôm nay, có thể một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng xin những đồng bào ấy hiểu rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mị dân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chì 1 đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra". (Việt Dương. Park Chung Hee xây dựng kinh tế Đại Hàn).

2 nhận xét:

  1. Thuở còn bé cứ chiều ra mé sông rạch Long Xuyên chờ xem cu-li Đại Hàn chạy qua cầu Quay (Ng Trung Trực) vào Núi Sập chở đá làm đường cho hãng RMK. Nhìn cu-li Hàn mắt hí, xấu dáng hơn cả người Việt ,không em nào dòm ngó...
    Đến hôm nay quê tôi có cả xóm cho con gái lấy chồng Hàn quốc, không biết nhục mà còn khoe khoang xóm giềng.
    Nên đừng trách lão niễng tự hào có con dân ở Đại Hàn.

    Trả lờiXóa
  2. Toan gai dep lay chong Han quoc !!!

    Trả lờiXóa