Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022

Kinh nghiệm điều hành kinh tế: Lý thuyết và Thực tế TQ

Kinh nghiệm điều hành kinh tế: Lý thuyết và Thực tế Trung Quốc
A) Từ những vấn đề lý thuyết...
Những người đã từng học qua một lớp kinh tế vĩ mô đều hiểu nền kinh tế và xã hội đều là những hệ thống khổng lồ và vô cùng phức tạp. Hệ thống không phải là một tập hợp gồm nhiều phần tử rời rạc đơn thuần mà cũng gồm rất nhiều phần tử nhưng các phần tử có mỗi liên kết qua lại chặt chẽ với nhau rất phức tạp; một phần tử thay đổi kéo theo sự thay đổi của hầu hết các phần tử khác. Mặt khác, tính liên kết trong hệ thống làm cho hệ thống có những tính chất mới hoàn toàn mà bản thân mỗi phần tử đều không có; những tính chất mới này trong lý thuyết hệ thống được gọi là tính trồi.

Đặc biệt, mỗi hệ thống đều tự thân vận động và đều vận động với các quy luật và mục tiêu riêng của mình. Ví dụ nền kinh tế là một hệ thống; nó đã vận động từ 700.000 năm nay, tức là ngay từ khi con người xuất hiện trên trái đất. Nó có quy luật vận động là cơ chế kinh tế thị trường... Không có Đảng và Nhà nước, nó vẫn tự thân vận động. 

Lý thuyết kinh tế tự do còn cho rằng mọi cuộc khủng hoảng kinh tế đều có nguồn gốc từ những can thiệp sai lầm trước đó của Nhà nước; do đó Nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế; hãy laissez faire cho cơ chế thị trường hoạt động. Nhà nước chỉ làm chức năng xây dựng và bảo vệ hệ thống pháp luật làm cơ sở cho kinh tế thị trường hoạt động, đồng thời làm các chức năng khác như quốc phòng, an ninh, đối ngoại...

Trong các chế độ xã hội trước, tất cả các Nhà nước đều không can thiệp vào nền kinh tế; chỉ từ sau khi học thuyết Keynes ra đời năm 1936, Nhà nước mới bắt đầu can thiệp vào nền kinh tế, nhưng rất thận trọng ở các nước TBCN, chỉ mạnh mẽ đến kinh hoàng ở các nước XHCN, dẫn tới sự sụp đổ của cả hệ thống này vào các năm 1990-1991. Từ thời điểm này, tất cả các nước XHCN trước đó đều chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường.

Vì các hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội đều khổng lồ và tự thân vận động theo những quy luật của nó giống như quả đất không ngừng quay quanh trục của nó, nên Nhà nước không thể chỉ huy bắt chúng vận hành theo tư duy duy ý chí của mình. Nhà nước chỉ thuận theo sự vận động khách quan của chúng mà tác động vào để điều chỉnh chúng mỗi khi chúng đi chệch quỹ đạo (khủng hoảng).

Quá trình tác động này cần rất thận trọng chứ không thể đột ngột. Ngay đến đi cái xe máy, chúng ta cũng không thể phanh hay đổi hướng đột ngột, thì đối với các hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội càng phải từ từ, thận trọng. Quá trình tác động đưa các hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội về trạng thái cân bằng phải được thực hiện từ từ căn cứ vào sức khỏe của chúng tại mỗi thời điểm. Quá trình này có thể kéo dài từ 3 đến 10 năm. Đây được gọi là thời kỳ điều chỉnh kinh tế; 3 hoặc 10 năm được gọi là tốc độ điều chỉnh kinh tế.

Vội vàng hấp tấp trong điều chỉnh kinh tế hay xã hội chắc chắn sẽ làm cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn. Bài học của Nguyễn Tấn Dũng trong nhiệm kỳ đầu tiên (2006-2012) là ví dụ rất nóng hổi. Ngược lại, tốc độ điều chỉnh kinh tế quá chậm cũng gây cho nền kinh tế nhiều tổn thất. Người lãnh đạo giỏi phải biết phân tích, đánh giá sức khỏe của chúng tại mỗi thời điểm để đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp, chính xác.

Chữa bệnh cho nền kinh tế giống y như bác sĩ chữa bệnh cho bệnh nhân. Muốn chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ phải học 250 loại bệnh, để khi đứng trước bệnh nhân, bác si biết bệnh nhân mắc bệnh gì, theo sách có bao nhiêu cách chữa, Đông y chữa thế nào, Tây y chữa thế nào, trẻ em chữa thế nào, người già chữa thế nào, người khỏe chữa thế nào, người ốm chữa thế nào... 

Tương tự, nhà kinh tế muốn chữa bệnh cho nền kinh tế, anh ta phải học 250 lý thuyết kinh tế hiện có, mỗi lý thuyết nói về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chữa một loại bệnh nào đó cho nền kinh tế. Rất tiếc đến nay dường như không nhà kinh tế nào ở VN thấy cần phải học 250 lý thuyết kinh tế này, nhưng phán quyết, chém gió thì vẫn như thần tiên trên trời.

B) ... Đến trường hợp Trung Quốc hiện nay

Sau khi TQ quyết định thay đổi triệt để chính sách chống COVID, số người nhiễm bệnh ở quốc gia này đã tăng vọt. Không chỉ người dân khốn khổ vì Covid mà cả nền kinh tế cũng thế, triển vọng kinh tế TQ đột nhiên trở nên khó đoán theo xu hướng xấu đi nhanh. Và không chỉ TQ sẽ khủng hoảng; nhiều chính khách và kinh tế gia nổi tiếng đã bắt đầu lo lắng đại dịch COVID đang và sẽ biến TQ trở thành lực cản cực lớn cho sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế toàn cầu trong 1-2 năm tới. Là một nước nằm ngay cạnh TQ và có quan hệ chiến lược, toàn diện với TQ, VN chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

1) Chuyển hướng đột ngột, nền kinh tế hỗn loạn

Việc chính quyền Bắc Kinh đột ngột chuyển hướng từ chính sách cứng rắn "không khoan nhượng với Covid" (zero tolerance for Covid) sang việc hủy bỏ hoàn toàn hầu hết các biện pháp chống đại dịch đã gây ra mối lo ngại vượt ra ngoài biên giới của nước này.

Đặc biệt, chuyện đại dịch đang hoành hành ở đại lục khiến cho giới phân tích tài chính trên toàn thế giới càng phải đau đầu hơn. Rốt cuộc, mọi thứ đã xảy ra được xem là hoàn toàn không thể tưởng tượng được cho đến gần giữa tháng Mười Hai: giới chức trách TQ cho ngừng xét nghiệm quy mô lớn đối với người dân, cho phép những người bị nhiễm bệnh khỏi bị cách ly và được hồi phục tại nhà. Họ thậm chí có thể đi làm nếu không có triệu chứng nào của bệnh dịch hoặc chỉ ở mức độ nhẹ.

Sự lo lắng này cũng làm gia tăng cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản tại địa phương, âm ỉ trong nhiều năm qua. Vào tháng Sáu vừa qua, Ngân hàng Thế giới đã dự đoán nền kinh tế TQ sẽ tăng trưởng 4,3% vào năm 2022 và 8,1% vào năm 2023. Cách đây 3 ngày, Ngân hàng Thế giới đã hạ thấp chỉ số dự báo của mình, chỉ còn 2,7% trong năm nay và 4,3% trong năm tới. Những con số này được nhiều người xem là tín hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang ở bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng sâu sắc.

2) Covid bùng phát trở lại; người dân TQ sợ Covid hơn sợ cọp!

Đồng thời, theo những báo cáo mới nhất, quốc gia đông dân nhất hành tinh này hiện đang có rất nhiều trường hợp nhiễm coronavirus hơn bất cứ thời điểm nào kể từ khi bắt đầu đại dịch đặc biệt là ở các đô thị. Nhiều người phải ở nhà vì sợ lây nhiễm, và điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức tiêu dùng. Một số lớn các cửa hàng đã đóng cửa, không có đủ thuốc trị cảm cúm. Nếu có thông tin cho biết thuốc kháng vi-rút Paxlovid đã được đưa đến một điểm bán nào đó, thì sẽ được bán hết sạch chỉ sau vài giờ.

Những người sợ hãi đôi khi trả hơn 800 USD trên thị trường chợ đen cho một gói thuốc Pfizer này, được chế ra nhằm bảo vệ chống lại các triệu chứng Covid nghiêm trọng. Có thông tin cho rằng, nhiều tiệm thuốc đã bắt đầu bán paracetamol theo từng viên một vì kho của các công ty dược phẫm bán sỉ đã hết sạch.

Hậu quả như vậy là do vào hồi đầu tháng Mười Hai, Bắc Kinh bất ngờ dẹp bỏ chính sách "không khoan nhượng với Covid" từng được áp dụng với việc xét nghiệm hàng loạt, kiểm soát kỹ thuật số nghiêm ngặt, cách ly nghiêm ngặt những người bị nhiễm bệnh và phong tỏa nghiêm ngặt nơi có dịch với quy mô lớn.

Trước đó, những người dân xuống đường biểu tình ở Thượng Hải và các trung tâm kinh tế khác của đất nước đã kêu gọi phải chấm dứt chính sách "zero Covid" khắc nghiệt này, và trong một số trường hợp thậm chí còn đòi Tổng bí thư kiên Chủ tịch nước Tập Cận Bình phải từ chức.

Điều bất ngờ là các biện pháp chống Covid cực đoan cũng như các tuyên bố mạnh mẽ của giới chóp bu đất nước về sự nguy hiểm đến tính mạng của căn bệnh này đã dừng lại chỉ sau một đêm. Thay vào đó, các viên chức và giới virus học TQ đã bắt đầu so sánh biến thể Covid với loại cúm thông thường hoặc hạ thấp mức độ nguy hiễm, coi đó chỉ là bị cảm lạnh, không đáng ngại.

Kể từ đó, số ca nhiễm bệnh ở nước này đã tăng vọt lên cả triệu ca/ngày và các video clip về các bệnh viện quá tải đã xuất hiện trên mạng xã hội. Người ta nói rằng, có quá nhiều người chết vì Covid ở Bắc Kinh và các vùng ngoại ô đến nỗi các lò hỏa táng buộc phải hoạt động suốt ngày đêm. Đồng thời, các chuyên gia tham khảo hình ảnh từ vệ tinh và kết quả phân tích không khí, xác nhận về các hoạt động liên tục của các lò hỏa táng này. Con số được Bắc Kinh cho công bố chính thức về những người chết vì Covid là quá nhỏ so với thực tế.

3) Những bất ổn của thị trường bất động sản TQ

Dự báo về triển vọng kinh tế TQ đã được sửa đổi của Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra một cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng, chiếm gần 1/4 sản lượng kinh tế của bước này. Sau nhiều năm tăng trưởng, doanh số bán bất động sản tại nhiều thành phố trên cả nước hiện đang sụt giảm rất nặng, một số giới đầu tư và tập đoàn bất động sản đang phải vật lộn để tồn tại. Ngân hàng Thế giới trong báo cáo mới nhất đã cảnh cáo "Các sự căng thẳng đang tiếp diễn trên thị trường bất động sản có thể gây ra những tác động lớn rất xấu về tài chính và kinh tế vĩ mô".

TQ đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng GDP năm 2022 khoảng 5,5% nhưng mục tiêu này hiện giờ đã trở nên quá xa vời. Và ngay cả khi đạt được mức đó, đó vẫn là con số thấp nhất trong vòng 4 thập niên vừa qua, không tính năm 2020, năm đầu tiên xảy ra đại dịch.

Giờ đây, nền kinh tế nước này vẫn chưa thể đối phó với hậu quả của sự thay đổi quá đột ngột trong chính sách chống COVID của Bắc Kinh. Từ việc bố trí các công nhân trong các nhà máy đến việc dự trữ thuốc men hoặc chuẩn bị giường và chất khử trùng, các nhà máy và xí nghiệp của TQ đang nổ lực làm mọi thứ trong khả năng để duy trì hoạt động của chuỗi cung ứng và sản xuất. Các khu chế xuất ở TQ đang sử dụng các cách tiếp cận sáng tạo và tích trữ mọi thứ họ cần cho tương lai để chống lại sự tấn công của dịch Covid.

4) Thế giới lo lắng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng ở TQ

Các đối tác kinh tế của TQ trên khắp thế giới cũng đang nín thở chờ xem mạng lưới nhà máy và xí nghiệp rộng lớn của nước này, chiếm gần 1/3 sản lượng kỹ nghệ của thế giới, sẽ đối phó như thế nào và có thể sản xuất sản phẩm của họ trong bao nhiêu lâu nữa?

Công ty dầu khí Sinopec so sánh COVID-19 ở TQ hiện nay với chiến tranh. Công ty này vận hành và quán xuyến hầu hết các nhà máy lọc dầu của TQ, đang liên tục thực hiện các kế hoạch dự phòng để duy trì các hoạt động sản xuất. Các nhân viên chủ chốt bị cô lập ra khỏi các nhân viên còn lại, lệnh cấm nghỉ phép đã được đưa ra. Công ty sản xuất xe điện Nio đã phải mua một số xe tải chở vật tư và thiết bị y tế chăm lo cho công nhân của mình để có thể duy trì hoạt động của dây chuyền lắp ráp của mình theo dạng "tự cung tự cấp".

Điều gì đang xảy ra khi biến thể virus vẫn xâm nhập vào các trung tâm sản xuất của người nước ngoài đặt tại TQ ? Người Mỹ đã khiếp sợ cho Apple, và khi mùa Thu đến, từ Apple, virus đã lây nhiễm, lan nhanh chóng sang nhà máy của Foxconn. Kết quả là sự gián đoạn sản xuất do sự phong tỏa gắt gao và hàng loạt công nhân đã rời khỏi nhà máy Trịnh Châu bị phong tỏa của Foxconn, nơi sản xuất hầu hết các mẫu iPhone hàng đầu cho thị trường thế giới. Thời gian ngừng hoạt động do Covid dẫn đến việc bán hàng vào dịp Giáng sinh của mẫu iPhone 14 Pro hàng đầu đã không thành công như người Mỹ và công ty mong đợi.

5) Volkswagen và BMW cũng đang đương đầu với đại dịch tại nhà máy ở TQ

Một cuộc chiến chống lại Covid tương tự đã được thực hiện tại các nhà máy sản xuất xe ở Mỹ và châu Âu, dường như đã lâu lắm rồi. Kinh nghiệm vào thời điểm đó cho thấy việc ngăn chặn hoàn toàn virus xâm nhập vào nhà máy thật khó khăn như thế nào.

Trong tuần trước lễ Giáng sinh, hãng Volkswagen đã yêu cầu một bộ phận nhân viên tại nhà máy ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông phải có ít nhất ba ngày làm việc trong hai ca liên tục, mỗi ca kéo dài 11 giờ. Mục tiêu là để bù đắp các thiệt hại do bị ngưng sản xuất trước đó. Việc hay đổi lịch làm việc được thực hiện sau khi có khá nhiều nhân viên bị ốm do ảnh hưởng cua dịch. 

Nhà máy FAW-Volkswagen ở Phật Sơn có công suất 600.000 xe mỗi năm và sản xuất nhiều mẫu xe khác nhau dưới nhãn hiệu VW và Audi.

Mặc dù đợt bùng phát đầu tiên của Covid đã xảy ra ở các thành phố lớn như Bắc Kinh kể từ khi hầu hết các biện pháp chống lại đại dịch ở đây được dở bỏ, nhưng làn sóng biến thể Omicron dường như đang lan sang các khu vực công nghiệp quan trọng khác. Một đợt bùng phát đã được báo cáo gần một nhà máy BMW ở phía Bắc Thẩm Dương, khiến cho hãng xe hơi Đức phải thuê công nhân mới để thay thế cho những người bị nhiễm bệnh.

6) Hậu quả của việc TQ thay đổi chính sách chống Covid nhanh và bất ngờ

Vào giữa tháng Mười Hai, một cuộc nghiên cứu và dự đoán của giới chuyên viên nghiên cứu Hong Kong do bác sĩ Gabriel Leung đứng đầu được thực hiện tại Đại học Hong Kong đã gây ra xôn xao trong dư luận vì cho rằng, do sự thay đổi mạnh mẽ, đột ngột trong chính sách của chính quyền Bắc Kinh, nếu không có chiến dịch tiêm phòng Covid hiệu quả trước đó, việc dỡ bỏ các biện pháp chống Covid vừa rồi có thể làm hơn một triệu người sẽ chết. 

Mặt khác, nghiên cứu cho rằng việc từ bỏ chính sách chống COVID cứng rắn được thực hiện chậm hơn, cùng với việc tiếp tục tiêm chủng và cải thiện khả năng tiếp cận với thuốc kháng virus, có thể giúp đại lục cắt giảm hơn một phần tư số ca tử vong. Rất tiếc chính quyền Bắc Kinh đã không làm như vậy.

Maximilian Butek, người đứng đầu Phòng Thương mại Đức tại Thượng Hải, cảnh cáo rằng, "Kinh nghiệm từ phần còn lại của thế giới cho thấy rằng không thể ngăn chặn được sự gia tăng số lượng người bị nhiễm bệnh, và sau đó trong các nhà máy sẽ không còn một ai làm việc nữa".

Dưới đây là thông tin về những tín hiệu vui của nền kinh tế TQ đăng trên báo lá cải của VN cách đây 2 hôm

Tôi phải đi dạy học. Tạm dừng ở đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét