Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

Để sống lý tính lên - Bóng đá WC

Đối với mình, xem bóng đá cũng như xem các môn thể thao khác chỉ là xem một loại hình giải trí. Giải trí thì cần có cảm xúc và mỗi người mỗi cảm xúc khác nhau; cùng một trận đấu, có người yêu có người ghét, có người vui, có người buồn..., nhưng bình luận viên thì phải ở trạng thái trung dung, cân bằng cảm xúc của tất cả các bên. Bình luận viên những trận không có người VN thi đấu mà bình luận thiên vị về một bên, thậm chí dùng ngôn từ đến mức cay cú, thì chẳng khác nào công khai kích động để bọn cá cược, trẻ trâu phá phách, tấn công bạo lực trên mạng và trên đường phố sau khi thấy đội mình yêu thích, đặt cọc thua trận. Bình luận viên bóng đá của ta trong những năm 1960, 1970 và 1980 hay lắm; thời trước 1974 còn không có tivi, nhưng nghe họ nói chúng ta hoàn toàn hiểu diễn biến trên sân. Trước đây họ sẽ tường thuật kiểu: "Messi, vẫn Messi, anh đi qua hai cầu thủ Bồ Đào Nha rồi… Sút! Không vào! Thủ môn Diogo Costa đã phản xạ rất tốt! Argentina được hưởng một quả phạt góc bên cánh trái...". Còn bây giờ (BLV Biên Giới - Tạ Biên Cương): Messi, Messi đây rồi, làm gì đi. Anh nhảy múa với trái bóng như đang nhảy một điệu Tango trên sân 974, sân bóng được làm từ container đầu tiên trên thế giới! Vâng chi có Qatar, với những ông chủ A rập giàu có mới có thể làm nên điều kỳ diệu như vậy… Không vàoooooo! Messi! Anh đã làm hàng triệu triệu trái tim Argentina đau đớn! Anh đúng là một chiến binh quả cảm, dũng cảm, dũng mãnh, liên tục chiến đấu không ngừng, không nghỉ. Và đây, người từ chối bàn thắng của Messi, Diogo Costa, anh là người hùng dân tộc của đất nước Bồ Đào Nha đất nước vô cùng tươi đẹp bên bờ Đại Tây Dương xanh thắm…". Ôi khoảng cách BLV xưa và nay sao mà trở nên xa vời quá... Cầu thủ Úc đá bục mặt ra mới được 1 bàn gỡ hoà, ông bình luận viên phán luôn Úc may mắn có bàn thắng từ trên trời rơi xuống. Đúng là chả hiểu đây là loại bình luận viên kiểu gì, cứ như anh ta cũng cá cước bắt kèo thua thắng hay sao ấy. Nhiều lúc tôi nghĩ sự suy đồi trong tình yêu bóng đá ở nước ta bây giờ một phần quan trọng do truyền thông dẫn dắt. Khi báo chí, truyền hình, phát thanh liên tục ra rả những ngôn từ kích động, nhiều người xem, nhất là đám trẻ trâu sẽ tưởng như vậy là đúng, là hay và quyết liệt làm theo. Có bạn bình luận trên mạng: "Hôm trước Nhật thắng TBN. Sáng hôm sau mình gặp thằng bạn Nhật làm cùng bảo chúc mừng mày nhé. Nó bảo chúc mừng gì? Nhật thắng mà. À, vậy à? giọng nó chả quan tâm đéo gì. Xong nó vào mạng chỉ ra cái bảng thống kê: 28% dân số Nhật thích bóng đá trong khi Việt Nam 76% cao nhất châu Á". Hôm qua mình đã kể chuyện bóng đá của mình trên FB này: Lúc là học sinh, sinh viên, tôi rất mê xem bóng đá và ham đá bóng. Có lần đi trong sân trường, tôi nghe loa trường thông báo danh sách sinh viên nghỉ học nhiều nhất trường, trong đó tên tôi dẫn đầu. Thời đó tôi toàn trốn học đi đá bóng.
Rất may là từ ngày đi làm, ham mê bóng đá của tôi giảm dần, về hưu thì cơ bản không còn quan tâm tới bóng đá nữa. Và trong mấy kỳ World Cup gần đây tôi hầu như không xem bóng đá. Kỳ World Cup lần này tôi chưa xem trận nào vì chẳng mê đội nào và cầu thủ nào, và tôi cảm thấy rất sung sướng vì được giải thoát. Bây giờ thỉnh thoảng tôi chỉ xem đội tuyển VN đá trong các giải quốc tế. Đúng là sung sướng vì 
được giải thoát khỏi bóng đá. Tôi nói thật đấy.
Để sống lý tính lên
FB Việt Hoàng - Đêm qua thức xem trọn vẹn 1 trận bóng đá, nghe trọn vẹn hơn 2 tiếng bình luận của các anh VTV, bao gồm trước, trong, giữa và sau trận bóng, thì nhận ra nhiều thứ quá.

Cái thứ nhất thấy được đó là bọn châu Âu và bọn có dây mơ rễ má với bọn này, như Mỹ, Úc... chúng nó đón nhận thất bại và cả chiến thắng theo cái cách bình thản, khoa học, nhẹ nhàng chứ ko vật vã than khóc, đấm ngực, nước mắt chảy thành sông như mấy ông châu Á, hay Nam Mỹ.

Nếu thua, thì do chiến thuật, do con người chưa được, do phong độ chưa tốt, lần sau cần cố gắng chuẩn bị tốt hơn. Ok có sa thải hay thay mới đội hình, thì đó cũng là việc liên quan đến 1 nhóm người, 1 trò chơi, 1 môn thể thao đơn thuần chứ ko đại diện cho toàn bộ dân tộc, quốc gia đó để rồi gào rú trên báo chí, trên truyền hình bằng những từ ngữ hoàn toàn cảm tính như thất bại nhục nhã, cả dân tộc chết lặng, triệu trái tim ngừng đập, nước mắt tuôn rơi... ối dời ôi mẹ nó chứ, đâu phải ai cũng yêu bóng đá tới mức ý đâu.

Nếu có thì nhục thì phải nhục vì kinh tế kém, dân lầm than, giao thông lạc hậu, ý thức tệ, đánh đấm nhau suốt ngày, riệu chè bê tha, lú lẫn bạc nhược. Lúc thắng thì tôn cầu thủ lên làm thánh thần ca tụng, lúc thua thì do đam mê thái quá mà quay sang chửi rủa ko tiếc lời. Vì nhân danh tình yêu bóng đá mà trở thành bất nhân ác đức giở mặt như giở bàn tay như vậy.

Mình tạm gọi đây là sự suy đồi trong tình yêu bóng đá, khiến cho rất đông người mất đi lý tính, sống theo cảm xúc yêu ghét quá độ và vỗ ngực nói rằng, vì yêu bóng đá, yêu đội tuyển nên mới thể hiện ra như thế, thật là thứ tình yêu quái gở.

Bây giờ vòng sang chuyện của bình luận viên VTV. Trước khi bàn câu chuyện này chúng ta cần thống nhất một số nguyên tắc với nhau, rằng là VTV là cơ quan thông tin, tuyên truyền chính thống của đảng, nhà nước, VTV đại diện cho tiếng nói quốc gia, đúng không? Xem VTV không chỉ đơn thuần là giải trí, mà qua đó còn được định hướng, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đúng chưa?

Và cần coi, mỗi chương trình phát sóng, dù là bóng đá thì cũng là mỗi buổi tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hàng triệu người dân.

Vậy hàng chục năm qua, chúng ta, con cháu chúng ta được tuyên truyền gì qua những buổi bình luận của VTV?

Ối mẹ ơi, nghĩ lại hàng trăm trận đấu có đội tuyển, hàng ngàn chương trình bình luận, hàng vạn giờ lên sóng, thì rất nhiều những thứ sến súa, nói năng lộn tùng phèo, gào rú đau thương uất ức tủi nhục khi đội tuyển quốc gia thua. Và lúc thắng thì ko còn mỹ từ nào không thốt ra. Sự lảm nhảm cao độ trên sóng quốc gia được mặc nhiên chấp nhận hết năm này đến năm khác, vì cái gì, vì sự sôi động cuốn khán giả cho mỗi trận bóng ư?

Vậy còn định hướng tuyên truyền nâng cao nhận thức ở đâu? Ừ thôi bây giờ tạm chấp nhận là do yêu nước, yêu đội tuyển thì người ta lảm nhảm như thế đi. Đằng này Tây đá với Tây cũng cứ giữ nguyên phong cách đó mới sợ.

Trận đêm qua phải nghe những thứ như này: Tuyển Mỹ chỉ thi thoảng có ngọn nến hy vọng đc thắp lên, nhưng làm sao trụ lại trước cơn lốc màu da cam, cơn lốc da cam đã bùng lên đúng lúc, kia là ngôi sao cô đơn của tuyển Mỹ... Đại ý ko nhớ hết vì hơi đéo đâu mà nhớ, nhưng tựu chung lại, rặt những ngôn từ sến súa, dẩm dít, lai căng, hợm hĩnh, lảm nhảm và đặc biệt cảm tính phát ra trên sóng quốc gia.

VTV cần xác định lại rằng, họ ngoài chức năng phục vụ các chương trình giải trí, thì còn có nhiệm vụ tuyên truyền, hàng triệu hàng người dân, vì vậy sự chuẩn mực, khoa học, lý tính, cần phải được đặt lên hàng đầu. Anh nói trên sóng, với tư cách khách mời thì ko sao, nhưng với tư cách bình luận viên của Đài, tức là người đại diện cho Đài THQG thì phải chuẩn mực, bình tĩnh, vì xin nhắc lại chức năng của anh ko chỉ là giải trí, mà ngay cả bóng đá cũng cần được tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân.

Thế nhưng, chúng ta và trẻ em xem bóng đá hết năm này qua năm khác và rồi những đứa trẻ đó đang được định hướng ra sao?

Ối dồi ôi hoá ra các ảnh ông ổng tuyên truyền trên sóng quốc gia rằng chết cho đội tuyển, đá đến giọt máu cuối cùng, ra sân là cuộc chiến 1 mất một còn, đem vinh quang về cho tổ quốc, thất bại thì tuyệt vọng rơi xuống vực thẳm, chiến thắng thì vinh quang, vinh hiển đất nước vỗ ngực đứng lên...

Nếu có 1 cuốn từ điển về câu từ của BLV đài quốc gia, thì thật sự hoảng hốt, kinh hoàng. Nếu cứ để ngôn ngữ như vậy phủ sóng, thì mình lại thấy tội nghiệp Khá Bảnh, vì anh ta lảm nhảm tuyên truyền ba lăng nhăng trên youtube nên bị bế đi.

Đừng nghĩ rằng chỉ Khá Bảnh, Huấn Hoa hồng, Nờ Ô Nô, Dương Minh Tuyền mới ảnh hưởng giới trẻ. Những thứ sến súa, cảm tính, bốc đồng, dẫn tới những tình yêu sai lệch cũng ảnh hưởng tới nhận thức, hành vi của người dân - trẻ em chứ?

Thực sự, mình tin rằng VTV ko định hướng cho bình luận viên nói như thế. Nhưng cũng chả cấm, hoặc ko có chuẩn mực nhất định về mảng này.

Nên cứ chọn lấy 1 vài anh giống như hoạt náo viên ngôn ngữ, nói sao nghe có vẻ hay hay, đông người xem là được.

Và vì thế BLV lên sóng và nói theo tình cảm, tư duy, trình độ, nhận thức của cá nhân họ. Họ những cá nhân đó yêu bóng đá cuồng nhiệt, sống đc vì môn thể thao này, nên thổi vào các ctrinh họ bình luận những thứ tình cảm cá nhân, là điều đương nhiên, và cũng chả ai cấm. Nhưng sóng quốc gia, mà để tình cảm cá nhân, tu duy cá nhân, nhận thức cá nhân được thể hiện hết năm này qua năm khác là hỏng.

Cần nhận thức rằng, đây chỉ là môn thể thao có số đông người thích chứ ko phải tuyệt đối. Và không phải mọi đứa trẻ đều yêu thích, có năng khiếu với môn này, chúng nó yêu thích môn khác thì sao lại cứ gào lên, cả dân tộc đang dõi theo trông đợi?

Nhiều năm trước mình hay đọc báo, nghe đài xem vtv làm về phóng sự về nhiều quốc gia nó chả quan tâm mẹ gì đến bóng đá WC. Ví dụ như Mỹ, Canada, Philippine... và vô số nước khác, nó có nhiều môn khác như bóng chày, bầu dục... lúc đó mình đã cười, quả nhiên đó là các quốc gia kém phát triển, nhận thức kém, nhưng giờ thì nhận ra, à mình ngu, bóng đá đâu phải tất cả, người ta ko thích bóng đá thì chơi môn khác, đơn giản thế thôi.

Cuối cùng, tóm lại rằng, cần nhận thức lại, bóng đá chỉ là 1 môn thể thao, nếu có thắng thì vui, thua thì làm lại, ở đời này còn nhiều môn khác cần khám phá. Và chơi thể thao là để con người ta mạnh mẽ, đoàn kết, cao thượng, cư xử đẹp hơn với nhau.

Để người dân hiểu được, nhận thức được như vậy, thì bình luận viên sóng quốc gia giữ 1 vai trò quan trọng, những người này cần bình tĩnh, chuẩn mực, nói năng rõ ràng, phân tích mạch lạc, vừa phải, từ tốn. Xin nhắc lại, đây là sóng quốc gia, phục vụ quốc dân đồng bào, ko thể bạ đâu nói đấy, gào rú khóc mếu đủ cả.

Tôi sợ!

https://vnexpress.net/co-do-ng-vien-du-c-kho-c-nu-c-no-sau-tha-t-ba-i-ta-i-world-cup-3770005.html?fbclid=IwAR3J3kd-FipZE5qYUroPN1MsODuCPc7xmkKevSVz2EF5dnO7AaDCDARms2k






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét