Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2022

63 tỉnh, thành cho học sinh trở lại trường ngay sau Tết

Đọc những tin loại này mình thấy đau xót khi nghĩ tới thời gian cả dân tộc bị giam trong nhà và gần 3 vạn người đã tử vong trong năm 2021 vừa qua vì những chính sách phong tỏa sai lầm. Mỗi lần nghĩ đến việc quyết định đưa hàng vạn quân nhân vào Sài Gòn và tuyên bố "không thắng không về", mình đều cảm thấy lạnh gáy. Có lẽ trong lịch sử nhân loại, chưa có chính phủ và tướng Tổng chỉ huy nào dám làm như vậy trong thời bình, dù là với lý do chống dịch. Nghĩ thì nhiều, căm giận thì lớn..., nhưng mình không muốn viết ra để tránh bị cơ quan chức năng gây phiền phức.
63 tỉnh, thành cho học sinh trở lại trường ngay sau Tết
63/63 tỉnh, thành đã lên kế hoạch đưa học sinh THCS, THPT đi học trực tiếp ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, bắt đầu trong khoảng thời gian từ ngày 7 đến ngày 14/2. Ngày 3/2, Bộ GD-ĐT cho biết, 100% các trường đại học, cao đẳng đã lên kế hoạch cho sinh viên, học viên đi học trở lại trong tháng 2/2022.

63/63 tỉnh, thành đã lên kế hoạch đưa học sinh THCS, THPT đi học trực tiếp bắt đầu trong khoảng thời gian từ ngày 7 – 14/2.

60/63 tỉnh, thành phố đã lên kế hoạch đưa học sinh bậc mầm non, tiểu học quay trở lại trường học trực tiếp trong tháng 2, tháng 3. Ba địa phương còn lại là: Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai đã lên kế hoạch đưa học sinh quay lại trường học nhưng chưa ấn định thời gian cụ thể.

Bộ GD-ĐT cũng cho hay, ngay sau Tết, Bộ có kế hoạch kiểm tra tình hình chuẩn bị, tổ chức cho học sinh, sinh viên quay trở lại trường học tại một số nơi.

Trước đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ theo tình hình dịch bệnh tại địa phương (tính đến cấp xã, phường) xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh, sinh viên trước ngày 14/2.

Theo đó, Sở GD-ĐT, Sở Y tế, các ban, ngành liên quan cần hướng dẫn các cơ sở giáo dục về phương án, kịch bản phù hợp xử lý tình huống xảy ra dịch Covid-19 trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp tại trường học; tổ chức thông tin, tập huấn, diễn tập cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh để tạo sự đồng thuận cho trẻ em mầm non, học sinh đến trường, đảm bảo an toàn.

https://kenh14.vn/lich-di-hoc-sau-tet-nguyen-dan-cua-hoc-sinh-ca-nuoc-63-63-tinh-thanh-cho-hoc-sinh-di-hoc-truc-tiep-20220203185738046.chn
------------

Theo phân tích tổng hợp về một số nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins, các lệnh đóng cửa vào mùa xuân năm 2020 chỉ làm giảm 0,2% tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở Hoa Kỳ và Châu Âu...

Các nhà nghiên cứu viết: “Trong khi phân tích tổng hợp này kết luận rằng tuy các lệnh đóng cửa rất ít hoặc không ảnh hưởng đến y tế cộng đồng, nhưng chúng đã gây ra những chi phí kinh tế và xã hội khổng lồ khi chúng được áp dụng. Do đó, các chính sách đóng cửa là không có cơ sở và nên bị bác bỏ như một công cụ chính sách trong đại dịch”.

Các nhà nghiên cứu - giáo sư kinh tế Steve Hanke của Đại học Johns Hopkins, giáo sư kinh tế Lars Jonung của Đại học Lund và cố vấn đặc biệt tại Trung tâm Nghiên cứu Chính trị của Copenhagen, Jonas Herby - đã phân tích tác động của các biện pháp đóng cửa như đóng cửa trường học, tạm ngừng hoạt động của các doanh nghiệp và các quy định bắt buộc đeo khẩu trang đối với tỷ lệ tử vong do COVID-19.

Các nhà nghiên cứu viết: “Chúng tôi tìm thấy rất ít hoặc không có bằng chứng cho thấy các quy định đóng cửa ở châu Âu và Hoa Kỳ có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tử vong do COVID-19”.

Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra tác động của các lệnh bắt buộc người dân ở yên tại nhà, nhận thấy rằng chúng chỉ làm giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19 xuống 2,9%.

Nếu các nghiên cứu chỉ xét các lệnh buộc ở nhà thì kết quả cho thấy chúng làm giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19 xuống 5,1%. Tuy nhiên, nếu xem xét lệnh này cùng với các biện pháp đóng cửa khác thì kết quả cho thấy rằng các lệnh buộc ở nhà thực ra làm tăng trường hợp tử vong do COVID- 19 thêm 2,8%.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc hạn chế tụ tập thực ra có thể làm tăng tỷ lệ tử vong do COVID-19.

Các nhà nghiên cứu viết: "[Lệnh buộc ở nhà] có thể cách ly người bị nhiễm bệnh tại nhà với gia đình của họ, nơi người đó có nguy cơ lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình với tải lượng virus cao hơn, gây ra bệnh nặng hơn".

"Nhưng thông thường, các lệnh đóng cửa, gồm cả các quy định về đeo khẩu trang ngoài trời hoặc các hạn chế nghiêm ngặt về tụ tập ngoài trời, đã hạn chế quyền tiếp cận của mọi người đến những địa điểm an toàn (ngoài trời) như bãi biển, công viên và sở thú, khiến mọi người phải gặp nhau ở những nơi kém an toàn (trong nhà) hơn”.

Các nhà nghiên cứu cũng đã kiểm tra các nghiên cứu tập trung vào các biện pháp ngăn chặn cụ thể và phát hiện ra rằng sự can thiệp duy nhất làm giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19 là việc đóng cửa các cơ sở kinh doanh không thiết yếu, giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống 10,6%, nhưng tác động này có thể chỉ do việc đóng cửa các quán bar.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những hậu quả không mong muốn khác của các lệnh đóng cửa, chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tỷ lệ đi học giảm, sự gia tăng các vụ bạo lực gia đình và sử dụng ma túy quá liều.

Theo dữ liệu của CDC, từ tháng 5/2020 đến tháng 4/2021, Mỹ đã ghi nhận 100.306 ca tử vong do sử dụng ma túy, tăng 28,5% so với 78.056 ca tử vong được ghi nhận trong khoảng thời gian 12 tháng trước đó.

Một nghiên cứu từ Ủy ban Quốc gia về COVID-19 và Tư pháp Hình sự Hoa Kỳ năm ngoái cho thấy sau khi các lệnh đóng cửa được ban hành, các vụ bạo lực gia đình đã tăng 8,1% ở Mỹ.

Theo khảo sát của Horace Mann năm ngoái, khoảng 97% giáo viên Hoa Kỳ nói rằng học sinh của họ đã bị sa sút trong học tập trong đại dịch Covid-19.

Tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh tại Hoa Kỳ ở mức 14,8% vào tháng 4/2020, nhưng đã giảm xuống 3,9% vào tháng 12, cao hơn một chút so với tỷ lệ 3,5% vào tháng 2/2020.

Các nhà nghiên cứu đã viết: “Những chi phí này đối với xã hội phải được so sánh với lợi ích của việc đóng cửa, mà phân tích tổng hợp của chúng tôi đã chỉ ra là rất nhỏ”.

"Việc tính toán tương quan lợi ích-chi phí tiêu chuẩn như vậy dẫn đến một kết luận chắc chắn: việc đóng cửa nên bị loại bỏ như một công cụ chính sách trong đại dịch”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét