Chào 2022: Thế giới lạc quan, còn Việt Nam thì sao ?
Theo tin trên các báo, thế giới trong năm mới 2022 sẽ chứng kiến nhiều thay đổi tích cực trên hàng loạt phương diện quan trọng, đặc biệt là y tế và kinh tế. Một năm với bao mất mát, khó khăn vì đại dịch COVID-19 đã qua đi, thế giới đón năm 2022 với nhiều kỳ vọng lạc quan. Năm 2022, người dân thế giới sẽ dần gặt hái những thành quả từ quá trình nỗ lực suốt năm qua trên hàng loạt lĩnh vực từ y tế đến môi trường, kinh tế.Đại dịch không còn quá đáng sợ
Năm 2022, vaccine sẽ được phủ gần kín toàn cầu. Theo tạp chí Foreign Policy, đến nay thế giới đã tiêm được hơn 4 tỉ liều vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, hầu hết những người này tập trung ở những nước giàu, trong khi rất đông dân số các nước thu nhập thấp hơn thậm chí còn chưa được tiêm mũi 1.
Năm 2022, 1 tỉ liều vaccine dự kiến sẽ được chuyển đến châu Phi, đủ để tiêm ngừa cho 70% dân số khu vực này. Đây là tin rất tích cực khi tính đến tháng 12-2021, tỉ lệ người được tiêm hai mũi ở châu Phi mới đạt 8%.
Năng lực sản xuất vaccine toàn cầu đã được cải thiện rất nhiều trong năm qua, giúp nguồn cung không còn quá khan hiếm như trước. Các nước cũng đã rút kinh nghiệm trong quá trình phân phối, tuyên truyền, vận động người dân đi tiêm vaccine. Do đó, việc thu hẹp khoảng cách trong tỉ lệ tiêm chủng giữa nước giàu và nước nghèo không còn lâu nữa.
Một hy vọng nữa, thuốc điều trị COVID-19 (Paxlovid của Pfizer, Molnupiravir của Merck) đã có. Các hãng dược Pfizer, Merck của Mỹ đã cho phép các hãng dược khác được sử dụng công thức để sản xuất thuốc phiên bản cung cấp cho thế giới. Chưa biết chính xác thời điểm người dân các nước sẽ được tiếp cận thuốc điều trị COVID-19 nhưng theo tính toán của giới chuyên gia và quan chức y tế thì sẽ trong năm 2022 này.
Virus vẫn sẽ chưa ngừng biến đổi, tuy nhiên với biến thể Omicron mới nhất có độc lực được đánh giá nhẹ hơn biến thể trước là Delta, khả năng các dòng biến thể sau sẽ tiếp tục nhẹ hơn.
Với các diễn biến này, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tự tin dự báo giai đoạn nghiêm trọng nhất của đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc trong năm 2022.
Kinh tế thế giới phục hồi tốt
Sau thời gian suy thoái vì đại dịch COVID-19, trong năm 2022, kinh tế thế giới được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ và ổn định nhanh trên con đường quay lại đà tăng trưởng trước dịch. Theo báo cáo thường niên công bố mới đây của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) có trụ sở tại Anh, tổng giá trị nền kinh tế thế giới sẽ lần đầu tiên đạt mốc 100.000 tỉ USD vào năm 2022. Đây là tín hiệu tích cực đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu bởi trước đó CEBR từng dự báo phải đến năm 2024 thế giới mới có thể chạm tới cột mốc này.
Một hy vọng nữa, thuốc điều trị COVID-19 (Paxlovid của Pfizer, Molnupiravir của Merck) đã có. Các hãng dược Pfizer, Merck của Mỹ đã cho phép các hãng dược khác được sử dụng công thức để sản xuất thuốc phiên bản cung cấp cho thế giới. Chưa biết chính xác thời điểm người dân các nước sẽ được tiếp cận thuốc điều trị COVID-19 nhưng theo tính toán của giới chuyên gia và quan chức y tế thì sẽ trong năm 2022 này.
Virus vẫn sẽ chưa ngừng biến đổi, tuy nhiên với biến thể Omicron mới nhất có độc lực được đánh giá nhẹ hơn biến thể trước là Delta, khả năng các dòng biến thể sau sẽ tiếp tục nhẹ hơn.
Với các diễn biến này, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tự tin dự báo giai đoạn nghiêm trọng nhất của đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc trong năm 2022.
Kinh tế thế giới phục hồi tốt
Sau thời gian suy thoái vì đại dịch COVID-19, trong năm 2022, kinh tế thế giới được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ và ổn định nhanh trên con đường quay lại đà tăng trưởng trước dịch. Theo báo cáo thường niên công bố mới đây của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) có trụ sở tại Anh, tổng giá trị nền kinh tế thế giới sẽ lần đầu tiên đạt mốc 100.000 tỉ USD vào năm 2022. Đây là tín hiệu tích cực đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu bởi trước đó CEBR từng dự báo phải đến năm 2024 thế giới mới có thể chạm tới cột mốc này.
Mức tăng trưởng toàn cầu cao hơn dự kiến được cho là nhờ khả năng thích ứng tốt hơn với đại dịch của các nền kinh tế, khiến các biện pháp hạn chế được áp đặt trở lại gây thiệt hại ít nghiêm trọng hơn. Các nước hầu hết cũng đã chuyển sang sống chung an toàn với dịch COVID-19 và triển khai các gói kích thích tăng trưởng hậu đại dịch.
Dù vậy, mức tăng trưởng được đánh giá là sẽ không đồng đều. Các nước ở châu Á - Thái Bình Dương dù mở cửa sau nhưng sẽ có đà phục hồi mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, Mỹ, châu Âu và các nền kinh tế khác vốn mở cửa trước từ lúc số ca nhiễm COVID-19 còn cao sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn.
Mặc dù phục hồi gần đây khá nhanh nhưng khi cập nhật mới về triển vọng kinh tế khu vực châu Á, Ngân hàng phát triển châu Á đánh giá các nước châu Á đang phát triển chỉ tăng trưởng 7,1% cho năm nay và 5,4% vào năm 2022. Như vậy, triển vọng cho năm nay đã được điều chỉnh giảm nhẹ đối với tất cả các tiểu vùng, ngoại trừ Trung Á, theo đó, triển vọng tăng trưởng của Đông Á bị giảm 0,1 điểm phần trăm cho cả năm nay và năm sau, lần lượt xuống còn 7,5% và 5%, trong bối cảnh có sự điều chỉnh giảm nhẹ đối với dự báo của Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất khu vực. Kinh tế Trung Quốc được dự kiến tăng trưởng 8% trong năm nay và 5,3% trong năm sau.
Tại Đông Nam Á, triển vọng tăng trưởng năm nay được điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm, xuống còn 3%. Dự báo tăng trưởng cho năm sau được tăng lên 5,1%, khi các nền kinh tế dự kiến sẽ tiếp tục nới lỏng hạn chế nói chung và phục hồi các hoạt động kinh tế.
Riêng đối với Việt Nam, do thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, sản xuất bị định trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, các chỉ số chính của nền kinh tế đều sụt giảm, sức mua của người dân giảm mạnh, đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao... nên tỷ lệ tăng trưởng năm 2021 chỉ trên 2%, tiếp tục giảm so với tỷ lệ tăng trưởng năm 2020 (3%).
Dù vậy, mức tăng trưởng được đánh giá là sẽ không đồng đều. Các nước ở châu Á - Thái Bình Dương dù mở cửa sau nhưng sẽ có đà phục hồi mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, Mỹ, châu Âu và các nền kinh tế khác vốn mở cửa trước từ lúc số ca nhiễm COVID-19 còn cao sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn.
Mặc dù phục hồi gần đây khá nhanh nhưng khi cập nhật mới về triển vọng kinh tế khu vực châu Á, Ngân hàng phát triển châu Á đánh giá các nước châu Á đang phát triển chỉ tăng trưởng 7,1% cho năm nay và 5,4% vào năm 2022. Như vậy, triển vọng cho năm nay đã được điều chỉnh giảm nhẹ đối với tất cả các tiểu vùng, ngoại trừ Trung Á, theo đó, triển vọng tăng trưởng của Đông Á bị giảm 0,1 điểm phần trăm cho cả năm nay và năm sau, lần lượt xuống còn 7,5% và 5%, trong bối cảnh có sự điều chỉnh giảm nhẹ đối với dự báo của Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất khu vực. Kinh tế Trung Quốc được dự kiến tăng trưởng 8% trong năm nay và 5,3% trong năm sau.
Tại Đông Nam Á, triển vọng tăng trưởng năm nay được điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm, xuống còn 3%. Dự báo tăng trưởng cho năm sau được tăng lên 5,1%, khi các nền kinh tế dự kiến sẽ tiếp tục nới lỏng hạn chế nói chung và phục hồi các hoạt động kinh tế.
Riêng đối với Việt Nam, do thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, sản xuất bị định trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, các chỉ số chính của nền kinh tế đều sụt giảm, sức mua của người dân giảm mạnh, đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao... nên tỷ lệ tăng trưởng năm 2021 chỉ trên 2%, tiếp tục giảm so với tỷ lệ tăng trưởng năm 2020 (3%).
Rủi ro lớn nhất tới các triển vọng lạc quan nói trên là lạm phát, theo CEBR. Trung tâm này cho rằng nếu các nền kinh tế không có biện pháp đối phó, lạm phát có thể kéo lùi các kết quả thu được trong năm 2022 và lại đẩy thế giới vào suy thoái vào năm 2023 hoặc 2024.
Dù thế, theo báo cáo dự báo của Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (Mỹ) mà hãng tin Bloomberg dẫn lại thì đây là vấn đề không quá nghiêm trọng. Lạm phát ở các nền kinh tế lớn có thể sẽ tăng cao tạm thời vào đầu năm 2022 nhưng rồi sẽ giảm dần trong các tháng tới. Còn theo dự báo của Công ty tư vấn Oxford Economics (Anh), lạm phát toàn cầu sẽ giảm từ mức đỉnh 5% trong quý IV năm nay xuống còn 2,8% trong năm sau, thấp hơn mức trung bình 3,2% của năm 2019.
Kinh tế VN đang đứng ở ngã ba đường
Liên quan đến mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% năm 2022 của Việt Nam, tôi cho rằng chính phủ chỉ có thể đạt được mục tiêu trên nếu đáp ứng 2 điều kiện: Chung sống hài hòa với virus và cải thiện cán cân cung - cầu. Đối với điều kiện thứ 2, chính phủ cần triển khai các biện pháp kích cầu bằng việc nới lỏng các chính sách tài khóa, tiền tệ, đặc biệt phải thực hiện giảm thuế và giảm phần đóng góp của người dân để thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư của khu vực tư nhân.
Liên quan đến mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% năm 2022 của Việt Nam, tôi cho rằng chính phủ chỉ có thể đạt được mục tiêu trên nếu đáp ứng 2 điều kiện: Chung sống hài hòa với virus và cải thiện cán cân cung - cầu. Đối với điều kiện thứ 2, chính phủ cần triển khai các biện pháp kích cầu bằng việc nới lỏng các chính sách tài khóa, tiền tệ, đặc biệt phải thực hiện giảm thuế và giảm phần đóng góp của người dân để thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư của khu vực tư nhân.
Trong trường hợp ngược lại, khi không đáp ứng 2 điều kiện trên, kinh tế VN năm 2022 sẽ tiếp tục trì trệ. VN đã có hơn một thập kỷ mất mát (2008-2021) và đang trì trệ theo hình chữ L, thậm chí 2 năm 2020-2021 đang rơi tự do. Hy vọng phục hồi theo hình chữ U cho năm 2022 vẫn rất mong manh.
Nhân đây, không thể không nhắc lại giải pháp tốt nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân là nhanh chóng thực hiện tự do hóa kinh tế, thực hiện dân chủ hóa xã hội, chống tham nhũng hiệu quả và thực chất..., thực chất là phải đổi mới kinh tế lần 2, đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị, mà chúng tôi đã nhiều lần đề xuất, ngay từ những bài viết trong bộ sách 3 tập "Đánh thức con rồng ngủ quên: Kinh tế VN đi vào thế kỷ XXI", xuất bản trong 3 năm 2001-2003 ở VN và ở Mỹ.
Nhân đây, không thể không nhắc lại giải pháp tốt nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân là nhanh chóng thực hiện tự do hóa kinh tế, thực hiện dân chủ hóa xã hội, chống tham nhũng hiệu quả và thực chất..., thực chất là phải đổi mới kinh tế lần 2, đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị, mà chúng tôi đã nhiều lần đề xuất, ngay từ những bài viết trong bộ sách 3 tập "Đánh thức con rồng ngủ quên: Kinh tế VN đi vào thế kỷ XXI", xuất bản trong 3 năm 2001-2003 ở VN và ở Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét