Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

BOT Bắc Thăng Long Nội Bài trái với LÒNG DÂN

Phản đối BOT phi pháp Bắc Thăng Long Nội Bài:
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
Trạm thu phí Ma không tên, không bất cứ thông tin gì
QUYẾT ĐỊNH CHO PHÉP THU PHÍ TẠI BOT BTL-NB ĐỂ HOÀN VỐN CHO DỰ ÁN ĐƯỜNG TRÁNH TP VĨNH YÊN TRÁI VỚI LÒNG DÂN
FB Le Viet Duc - Đường Võ Văn Kiệt là một trong những tuyến đường giao thông lớn và quan trọng bậc nhất của thủ đô Hà Nội. Đây là tuyến đường được xây hoàn toàn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nên theo lý thuyết kinh tế và thực tiễn khắp nơi trên thế giới, phải là đường không thu phí.
Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2250/TTg-KTN ngày 28/12/2012 về “xử lý, sắp xếp lại các trạm thu phí đường bộ khi Quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động” cũng quy định rõ: “Giao Bộ GTVT xóa bỏ, dừng thu từ ngày 1/1/2013 đối với các trạm thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách nhà nước, các trạm thu phí sử dụng đường bộ trả nợ vay”. BOT BTL-NB vừa là đường bộ nộp ngân sách nhà nước vừa đường bộ trả nợ vay (trả nợ Vietracimex 8 bỏ vốn làm đường tránh Vĩnh Yên), rõ ràng cần được xóa bỏ, dừng thu.
Mặt khác, đường Võ Văn Kiệt cũng là một phần của đường vành đai 3, tức là tuyến đường phục vụ nội đô Hà Nội như mọi con đường miễn phí khác đang được người dân thủ đô sử dụng. Vậy mà từ khi được đưa vào sử dụng đến nay, người dân qua lại đường này đều phải trả phí, rất trái với lòng dân.

Chưa hết, từ khi Viettracimex 8 manh nha có dự án BOT làm đường tránh Vĩnh Yên, trong khi đường tránh chưa làm (đến năm 2011 mới xong), tại công văn số 5324/VPCP-KTN ngày 05/8/2009 của Văn phòng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có ý kiến “cho phép chuyển giao nguyên trạng Trạm thu phí BTL-NB cho Công ty cổ phần BOT Viettracimex 8 thu phí từ ngày 01/8/2009 để hoàn vốn cho dự án xây dựng quốc lộ 2 đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.

Như vậy, đường được xây dựng và bảo trì bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nhưng lại đặt trạm BOT để thu tiền cho một Công ty cổ phần; đây là điều cực kỳ vô lý. Chính từ sự vô lý này mà không ai quan tâm bỏ tiền bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa công trình, dẫn tới chất lượng con đường rất kém, bị người dân và khách quốc tế thường xuyên phê phán.

Không chỉ dư luận hết sức bất bình vì ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Bộ GTVT và UBND tp Hà Nội cũng không đồng tình nên trong các năm 2013 và 2014 đã nhất trí kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép dỡ bỏ trạm BOT BTL-NB.

Tuy nhiên, ngày 8/10/2014, tại công văn số 7909/VPCP-KTN, Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng giao “Bộ GTVT chỉ đạo thực hiện thu phí hoàn vốn cho dự án xây dựng quốc lộ 2, đoạn tránh tp Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, theo hợp đồng BOT đã lý với Nhà đầu tư, đồng thời có phương án hỗ trợ tp Hà Nội kinh phí quản lý, bảo trì tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài từ Quỹ bảo trì đường bộ trung ương”.

Rõ ràng đây là một gáo nước lạnh dội thẳng vào nguyện vọng chính đáng của người dân và vào lãnh đạo Bộ GTVT và UBND tp Hà Nội.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Người dân cũng hết sức bức xúc vì đường Võ Văn Kiệt là bộ mặt quốc tế của thủ đô và cả nước. Nó nối liền thủ đô, trung tâm chính trị của cả nước, với Sân bay Nội Bài. Trong suốt 25 năm qua, hàng triệu khách quốc tế đã phải đi qua tuyến đường này, và chắc chắn họ luôn tự hỏi một con đường nhỏ bé, bẩn thỉu, lồi lõm,... được xây bằng vốn ngân sách nhà nước nhưng tại sao khi đi qua đều phải dừng lại trả phí.

Chẳng lẽ Chính phủ không biết những nguyên lý cơ bản của tài chính công ? Chẳng lẽ Chính phủ nghèo đến mức phải tận thu từng đồng tiền lẻ của mỗi xe qua lại (10 nghìn đồng) khi thu tiền ở tuyến đường quốc tế này ?

Chẳng lẽ Chính phủ không biết thời gian mất đi khi dừng lại trả phí còn giá trị hơn cả số tiền phí phải trả ? Đây là những điều tôi đọc được trong mắt họ hoặc bị họ chất vấn khi trực tiếp hướng dẫn họ không phải trả phí trong gần 3 tháng (18/12/2018-15/3/2019).

Trong một công văn của UBND tp Hà Nội gửi Bộ GTVT cũng nêu rõ: “Đây là tuyến đường đối ngoại huyết mạnh nối trung tâm thành phố với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài - hình ảnh của đất nước. Du khách quốc tế vừa đến Việt Nam đã phải trải qua nhiều lần thu phí là hình ảnh không đẹp. Hơn nữa, trạm thu phí cũng là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông trên tuyến đường”.

Vì những lý do trên, tôi cho rằng quyết định cho phép thu phí tại BOT BTL-NB vừa trái với lô gíc quản lý tài chính công trong kinh tế thị trường, vừa hoàn toàn trái với lòng dân.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Bình luận trên FB: 
  • Vũ Minh Vương Xe đón trả khách trong sân bay ra nó đã thu cmn rồi
  • Phạm Trung Giao cho nó thu phí xe đi qua đường chánh Vĩnh Yên về nộp phí ở Btt Nb
  • David Trien Pham Moi nguoi anh em lai xe ca nuoc va nhan dan se cung ky don kien nghi len chinh phu va ca nha nuoc xem xet ngay moi nguoi nhe ,gui ngay cong van khap ca nuoc va nuoc ngoai cho ho co nhung nguoi co tam ,co tam tac dong den chinh phu viet nam
  • Nguyễn Trần Công CV 2250 nó trừ các trạm thu phí hoàn vốn cho DA BOT thầy ạ. Nghĩa là các trạm ngân sách bỏ, trạm vay ODA bỏ trừ trạm thu phí hoàn vốn cho HĐ BOT thì ko bỏ thầy ạ
    1
    • Le Viet Duc Thực ra mình ko được đọc Hợp đồng BOT và các văn bản khác nên ko rõ. Vì thế cách hiểu có khác nhau. Đúng là trạm thu phí hoàn vốn cho HĐ BOT thì ko bỏ, cả thế giới đều thế. Nếu vậy thì nó phải đặt trạm ở đường BOT. Nhưng TTCP cho phép chuyển giao BOT BTLNB cho Vietracimex đề "hoàn vốn cho đường tránh". Như vậy vân có thể hiểu là nhà nước thuê (vay tiền) thằng này làm đường tránh mất một số tiền nào đó, giờ ko có tiền trả (vì ko cho nó thu ở đó, hoặc thu ở đó được ít quá) nên để trả nợ thì cho nó thu ở đây. Như vậy từ BOT ban đầu biến thành thu phí trả nợ vay.
      1
    • Hung Nguyen Le Viet Duc Đây chỉ là cách làm của nhóm lợi ích thầy ạ. Vietracimex nó bỏ bn tiền vào đấy? Toàn tiền đi vay ngân hàng, trong khi nhà nước quản lý hệ thống ngân hàng sao ko làm trực tiếp mà phải thông qua doanh nghiệp? (Vì nó là doanh nghiệp sân sau) đường tránh Vĩnh Yên thực tế là vẽ ra để chén vì: mật độ giao thông có quá tải để phải làm đường ko? Nếu cần thiết phải làm đường thì thu ngay tại đó sẽ đủ để hoàn vốn.
      2
    • Le Viet Duc Hung Nguyen điều này thì ai cũng hiểu nên mới nói bot sai ngay từ mục tiêu. Mục tiêu là huy động vốn của nhà đầu tư tức là nhà đầu tư phải có 90% vốn trở lên; chỉ đuọc vay 10% thôi. Thục tế thì nhà đt chỉ có 10-15%. Mà đấy là số nó báo cáo... Do đó ngay từ đầu mình đã bảo bot vn sai hết.
      1
    Viết phản hồi...

  • Nguyễn Trần Công Túm đi túm lại thì nếu TT chỉ đạo sai thì Quốc Hội phải ý kiến. Giống như BOT Tân Đệ ấy: sai là phải sửa, có vậy thôi
    1
    • Le Viet Duc TT sai thì kiện ra tòa, tòa bác bỏ chỉ đạo của TT. Chủ tịch nước cũng có thể bác bỏ, Bộ CT cũng có thể vì hiến pháp quy định đảng lãnh đạo.
      1
    Viết phản hồi...

  • Lê Hải Hà Chán nhỉ ! Nhũng thằng khoác áo chống tham nhũng hình như bị mù và điếc mới không nhìn thấy điều mà ai cũng thấy , không nghe thấy điều ai cũng nghe !
    2
    Viết phản hồi...

  • Sao Nguyen Dinh Lên kiện BOT này ra tòa tối cao.
    Và tòa án Quốc tế !?
    1
  • Lê Hải Hà Kg kiện dc , bác ah
    1


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét