Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Phải tránh tụt hậu bằng tư duy đột phá

TS Doanh là một trong số ít người đang sống đã tiếp xúc với rất nhiều quan chức cấp cao của Đảng và Nhà nước, nên chắc chắn những thông tin TS cung cấp rất quý và hiếm. Tuy nhiên, TS Doanh là người không đáng tin cậy và thông tin TS cung cấp cũng không đáng tin cậy. Đó là vì ông là người không trung thực và thích nổi. Tôi đã có khoảng 2 năm làm nhân viên của ông, nhưng thực tế không có quan hệ thân mật, cả về chuyên môn lẫn việc riêng; chúng tôi chưa từng hợp tác làm gì với nhau; chỉ chào hỏi khi gặp, mặc dù tôi có viết giúp TS Doanh một số bài nghiên cứu theo yêu cầu, nhất là bài "Chúng ta sẽ thu được gì khi phá giá mạnh đồng tiền Việt Nam ?" (bài này sau đó được Thủ tướng Phan Văn Khải cho chụp và gửi các lãnh đạo trung ương tham khảo). Trong thâm tâm tôi tin TS Doanh quý trọng tôi và sẵn sàng ủng hộ tôi mỗi khi tôi nhờ, nhưng tôi thì không thích TS dù kính trọng và khâm phục tinh thần làm việc của Ông. Tôi thường đứng về phía đối lập với Ông, thậm chí có những lần đối chất trực tiếp nhiều giờ với nhau tại Hội trường lớn có rất đông người tham dự dưới sự chủ trì của bác Đoàn Duy Thành (nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ). Rất cám ơn bác Thành đã nhiều lần ngắt lời TS Doanh để dành thời gian cho tôi đáp trả... TS Doanh rất hoạt ngôn, nói nhiều nhưng thường xen kẽ một số câu không đúng sự thật, đã từng bị chú Việt Phương (thư ký Thủ tướng Chính phủ và là sếp của TS Doanh) chặn và chỉnh sửa lại ngay giữa cuộc họp. Trên FB tôi cũng từng kết bạn với TS Doanh, nhưng khi tôi vô tình bình luận bóc phốt một câu của TS, lập tức TS xóa ngay tôi khỏi danh sách kết bạn. Trong bài dưới đây có nhiều điểm tôi nghi ngờ không đúng hoặc không đồng tình, ví dụ TS kể Luật Doanh nghiệp năm 2000 mới chính thức có hiệu lực, "sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời có rất nhiều người thuộc tầng lớp ưu tú của Đảng và Nhà nước lại ra làm kinh tế tư nhân, ví dụ như anh Lê Kiên Thành, con trai của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn hay anh Trương Gia Bình, con rể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp". Điều này sai vì các anh đều làm doanh nghiệp từ trước rất lâu. Anh Thành năm 1994 đã sáng lập Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và làm Chủ tịch đến năm 2004. Anh Bình thì tôi đã làm việc với anh từ năm 1984 khi anh kinh doanh máy tính, rồi năm 1988 anh đã làm Tổng giám đốc FPT. Trong bài này TS Doanh kể "khi anh Lê Kiên Thành làm kinh tế tư nhân thì bị chi bộ đề nghị khai trừ khỏi Đảng. Anh Thành viết đơn kêu cứu thì Tổng Bí thư Đỗ Mười mời ra Hà Nội gặp, và phát hiện ra anh ấy làm rất vất vả, và rất đàng hoàng, nên không có lý do gì phải khai trừ khỏi Đảng cả". Rồi TS khen: "từ một đồng chí Đỗ Mười năm 1978 vào cải tạo công thương nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh đến một đồng chí Đỗ Mười thúc đẩy kinh tế tư nhân, ủng hộ đảng viên làm kinh tế tư nhân là những sự thay đổi - những sự dịch chuyển vô cùng lớn". Chúng ta ai cũng biết đồng chí Đỗ Mười thôi chức Tổng bí thư năm 1997, trước khi Luật Doanh nghiệp ra đời tới 3 năm; chuyện Đảng viên làm kinh tế tư nhân cũng chỉ chính thức bắt đầu từ năm 2006 (Quyết định số 15-QĐ/TW của Hội nghị TW lần thứ 3 khóa X) chứ trước đó Đảng giả vờ nhắm mắt bỏ qua. Tất cả không liên quan gì tới bác Mười. Thậm chí tôi còn biết bác Mười không bao giờ ưa thích kinh tế tư nhân, phải miễn cưỡng chấp nhận nó. Đại loại cách giải thích lịch sử hay phân tích kinh tế của TS Doanh cứ lẫn lộn chắp nối gà với lợn như vậy, người không biết thì nghe rất lô gic, nhưng người biết thì chán không muốn nghe và không tin. Tôi thấy TS nói "thích dùng khái niệm “kinh tế dân doanh”, hơn là "kinh tế tư nhân". Rõ ràng điều này không hợp lý vì cả thế giới gọi là "kinh tế tư nhân", hà cớ gì VN lại gọi là “kinh tế dân doanh” ? TS Doanh không được đào tạo cơ bản về kinh tế; bù lại ông chịu khó đọc và học mót qua các hội thảo, họp hành hay gặp gỡ chuyên gia, nhưng như thế chưa đủ, chúng không thể bù đắp được những lỗ hổng kiến thức rất quan trọng cần thiết với một nhà khoa học hay một cố vấn kinh tế cho Đảng và Nhà nước.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TƯ: 
Phải tránh tụt hậu bằng tư duy đột phá
25/05/2019 - Đừng kỳ thị với kinh tế tư nhân - đấy là thông điệp mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra tại Hội nghị Trung ương 10, thể hiện một cách tư duy, một cách nhìn nhận, một cách tiếp cận mới mẻ về một vấn đề đã trải qua một lịch sử tồn tại với rất nhiều thăng - trầm khác nhau. Hơn ai hết, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương hiểu rõ những thăng trầm này. Trò chuyện với ANTG GT - CT, ông vừa kể lại những thăng trầm đã qua, vừa chia sẻ những giải pháp để kinh tế tư nhân có thể cất cánh, thực sự trở thành động lực của nền kinh tế nước nhà.
- Nhà báo Phan Đăng: Đầu tiên xin hỏi cảm xúc của ông khi nghe những phát biểu về kinh tế tư nhân của người đứng đầu Đảng và Nhà nước chúng ta tại Hội nghị Trung ương 10?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét