BOT Long Thành – Tiền của 1 ca hay là nhiều ngày cộng lại?
FB Nguyễn Tuấn Anh 9-2-2019 - Với một quốc gia mà sự tham nhũng đang là quốc nạn như Việt nam, với hàng tỷ đô la thất thoát thì những “mỏ tiền” như thế này cần phải có sự giám sát chặt chẽ của cả các cơ quan có thẩm quyền lẫn nhân dân. Đấy mới là sự minh bạch và tử tế tối thiểu cần phải có để đưa đất nước phát triển.
Số tiền 2,2 tỷ đồng bị mất tại trạm thu phí Long Thành – Dầu Giây liệu có phải là số thu của nhiều ngày cộng lại như lời bà Nguyễn Thị Hoài Phương – đại diện của VECE nói trên báo chí? Với những điểm thu tiền khối lượng lớn lên đến hàng tỷ đồng/ngày như các trạm thu phí, khu vui chơi giải trí trong dịp lễ tết, các ngân hàng đều cho xe đặc chủng và nhân viên tới tận nơi để kiểm đếm và giao nhận số tiền mỗi cuối ngày, không để qua đêm. BOT là tiền vay. Đứng trên phương diện tài chính thì chủ đầu tư là kẻ làm công cho ngân hàng. Không ông chủ nào dại dột để kẻ làm công cầm tiền của mình vài ngày như vậy. Với kinh doanh tiền tệ, lợi nhuận tính bằng giây. Chỉ cần gửi tiền qua đêm thôi, cũng đã có lượng tiền lãi khá lớn phát sinh. Tất cả đều phải tính đúng, tính đủ và tuyệt đối chuẩn xác đến từng đồng lẻ.
Ngân hàng thường chỉ nghỉ tết với giao dịch cá nhân. Với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có khối lượng tiền ra vào lớn, họ luôn làm việc 24/24 kể cả lễ tết. Đó là tiền, là quyền lợi của họ và sự an toàn của khách hàng. Muốn kiểm chứng, bạn hãy ra các khu dịch vụ vui chơi giải trí có doanh thu lớn như Đại Nam, Suối Tiên, hay xa hơn như Vinpear hoặc các resort ở Phan Thiết,… bạn sẽ thấy khi đến giờ, xe đặc chủng của các ngân hàng luôn túc trực.
Về phía chủ đầu tư, cũng không ai dại dột gì để số tiền lớn lưu trong két sắt qua nhiều ngày. Nó chỉ làm mồi cho trộm cướp hoặc nhân viên nảy sinh lòng tham. Hoặc, nếu trong trường hợp nào đó bắt buộc phải như vậy, thường họ bao giờ cũng có những phương án bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt. Đâu phải hai anh trộm tay ngang dễ dàng đi vào, dễ dàng biết mã hoá để mở két sắt rồi lại lấy đi 2,2 tỷ đồng. Hơn nữa, đã ăn cướp lại còn nhân từ, chừa lại hơn một tỷ “lại quả” cho chủ đầu tư?… Rất hài hước và khó hiểu.
Vậy số tiền ấy là số tiền thu 1 ca hay là vài ngày?
Thiết nghĩ không chỉ cơ quan điều tra vào cuộc vụ trộm mà kiểm toán và thanh tra cũng nên rốt ráo bắt tay để làm rõ bởi điều này liên quan tới phương án tài chính (bắt đầu có sai số rất lớn bởi lượng xe qua trạm tăng nhanh trong 2 năm gần đây) của dự án BOT Long Thành – Dầu Giây, tránh đi thất thoát đối với ngân sách.
Lời biện hộ của đại diện trạm thu phí BOT Long Thành – Dầu Giây dường như thiếu chuyên nghiệp và chưa đủ độ tin cậy.
Nếu trạm thu phí không có gì khuất tất và là người thẳng thắn, thay vì biện hộ vòng vo như vậy, đại diện VECE nên cho công khai toàn bộ số tiền thu hằng ngày bằng chính biên nhận thu tiền của ngân hàng để công luận thấy được sự minh bạch. Doanh thu của VECE không phải là bí mật an ninh quốc phòng hay là bí mật công nghệ của doanh nghiệp.
Kể cả số tiền giao nhận với ngân hàng có thể không khớp với thực tế hoặc ít hơn rất nhiều so với con số thực, nhưng vẫn nên có một cách làm việc khoa học như vậy, dù chỉ là trên giấy tờ. Đây là lúc không nên nói nhiều. Nếu trong sạch, chứng minh luôn bằng hành động.
Với một quốc gia mà sự tham nhũng đang là quốc nạn như Việt nam, với hàng tỷ đô la thất thoát thì những “mỏ tiền” như thế này cần phải có sự giám sát chặt chẽ của cả các cơ quan có thẩm quyền lẫn nhân dân. Đấy mới là sự minh bạch và tử tế tối thiểu cần phải có để đưa đất nước phát triển.
Ngân hàng thường chỉ nghỉ tết với giao dịch cá nhân. Với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có khối lượng tiền ra vào lớn, họ luôn làm việc 24/24 kể cả lễ tết. Đó là tiền, là quyền lợi của họ và sự an toàn của khách hàng. Muốn kiểm chứng, bạn hãy ra các khu dịch vụ vui chơi giải trí có doanh thu lớn như Đại Nam, Suối Tiên, hay xa hơn như Vinpear hoặc các resort ở Phan Thiết,… bạn sẽ thấy khi đến giờ, xe đặc chủng của các ngân hàng luôn túc trực.
Về phía chủ đầu tư, cũng không ai dại dột gì để số tiền lớn lưu trong két sắt qua nhiều ngày. Nó chỉ làm mồi cho trộm cướp hoặc nhân viên nảy sinh lòng tham. Hoặc, nếu trong trường hợp nào đó bắt buộc phải như vậy, thường họ bao giờ cũng có những phương án bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt. Đâu phải hai anh trộm tay ngang dễ dàng đi vào, dễ dàng biết mã hoá để mở két sắt rồi lại lấy đi 2,2 tỷ đồng. Hơn nữa, đã ăn cướp lại còn nhân từ, chừa lại hơn một tỷ “lại quả” cho chủ đầu tư?… Rất hài hước và khó hiểu.
Vậy số tiền ấy là số tiền thu 1 ca hay là vài ngày?
Thiết nghĩ không chỉ cơ quan điều tra vào cuộc vụ trộm mà kiểm toán và thanh tra cũng nên rốt ráo bắt tay để làm rõ bởi điều này liên quan tới phương án tài chính (bắt đầu có sai số rất lớn bởi lượng xe qua trạm tăng nhanh trong 2 năm gần đây) của dự án BOT Long Thành – Dầu Giây, tránh đi thất thoát đối với ngân sách.
Lời biện hộ của đại diện trạm thu phí BOT Long Thành – Dầu Giây dường như thiếu chuyên nghiệp và chưa đủ độ tin cậy.
Nếu trạm thu phí không có gì khuất tất và là người thẳng thắn, thay vì biện hộ vòng vo như vậy, đại diện VECE nên cho công khai toàn bộ số tiền thu hằng ngày bằng chính biên nhận thu tiền của ngân hàng để công luận thấy được sự minh bạch. Doanh thu của VECE không phải là bí mật an ninh quốc phòng hay là bí mật công nghệ của doanh nghiệp.
Kể cả số tiền giao nhận với ngân hàng có thể không khớp với thực tế hoặc ít hơn rất nhiều so với con số thực, nhưng vẫn nên có một cách làm việc khoa học như vậy, dù chỉ là trên giấy tờ. Đây là lúc không nên nói nhiều. Nếu trong sạch, chứng minh luôn bằng hành động.
Với một quốc gia mà sự tham nhũng đang là quốc nạn như Việt nam, với hàng tỷ đô la thất thoát thì những “mỏ tiền” như thế này cần phải có sự giám sát chặt chẽ của cả các cơ quan có thẩm quyền lẫn nhân dân. Đấy mới là sự minh bạch và tử tế tối thiểu cần phải có để đưa đất nước phát triển.
Những nguyên tắc sơ đẳng đó ai mà chẳng biết , nhưng nó đã có sự bắt tay - tay trong tay ngoài - với nhau rồi nên mới lỏng lẻo như vậy chứ 0 phải tự nhiên đâu !
Trả lờiXóa