Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Đưa báo chí vào 'kinh doanh có ĐK' để tăng kiểm soát?

Đưa báo chí vào danh mục 'kinh doanh có điều kiện' để tăng kiểm soát?
Trung Khang, RFA 2019-02-25 Nhà báo Phạm Thành thì cho rằng, tín hiệu gốc phải là chủ trương của chính quyền Việt Nam là có muốn dân chủ hay không? Chứ luật biểu tình cũng không cho ra, rồi lại ban hành luật an ninh mạng, thực chất là ‘bịt miệng’ người dân. Nên không có cơ sở để hiểu rằng đưa báo chí vào kinh doanh có đều kiện là nới rộng dân chủ, cho nhiều người tham gia, mà bản chất là nó siết lại. Mà nó siết lại ngay đơn vị mà họ đã cho phép. Ông nhận định về tình hình báo chí Việt Nam hiện nay: “Tình hình báo chí Việt Nam thì vẫn siết, không có gì thay đổi. Nhưng trước xu thế hiện nay, thì họ chơi cái trò nhún nhảy hơn một tí. Chẳng hạn như nhân ngày kỷ niệm 40 năm Trung Quốc xâm lược Việt Nam thì họ cũng để cho báo chí nói về cuộc xâm lăng này, một số báo có nói đích danh Trung Quốc xâm lược..." 

Ảnh minh họa: Một sạp bán báo ở Việt Nam
Kinh doanh sản phẩm báo chí là một trong ba ngành nghề dự kiến sẽ được trình Quốc hội để bổ sung vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Đây có phải là bước mở rộng kinh doanh báo chí hay là bước tăng cường kiểm soát báo chí của chính quyền Việt Nam? Trong dự thảo Luật Sửa đổi, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 5 tới, mặc dù đã bỏ 22 ngành nghề, nhưng đáng chú ý là dự luật bổ sung 3 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bao gồm: tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp, đăng kiểm tàu cá và kinh doanh sản phẩm báo chí.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển Liên Hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, giải thích:

“Kinh doanh có điều kiện là các ngành nghề kinh đòi hỏi phải có kỹ năng, phải đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, môi trường, về các lĩnh vực ví dụ như về công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm, hoặc những ngành nghề khác... Điều này cũng phù hợp thông lệ quốc tế, Việt Nam cũng đã giảm nhiều về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.”
Đưa nội dung “kinh doanh sản phẩm báo chí” vào đối tượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khiến việc đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực này trở nên khó khăn, hạn chế hơn đối với những nhà đầu tư.
-Luật sư Đặng Đình Mạnh
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề xuất này căn cứ điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, nhằm tiếp tục bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện, đặc biệt là ‘kinh doanh sản phẩm báo chí’, nhằm thống nhất với Luật báo chí.
Tuy nhiên, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do qua e-mail hôm 25 tháng 2 năm 2019, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết, căn cứ điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 2013, thì tự do báo chí là một quyền hiến định. Do đó, các văn bản luật hay dưới luật quy định về lĩnh vực báo chí đều phải bảo đảm về tính cách tự do của quyền này. Ông viết rõ:
“Dự thảo Luật sửa đổi Luật Đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo đã đưa nội dung “kinh doanh sản phẩm báo chí” vào đối tượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khiến việc đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực này trở nên khó khăn, hạn chế hơn đối với những nhà đầu tư! Điều này vô hình chung đang hạn chế tính cách hoạt động tự do của báo chí vốn là một quyền hiến định và cũng đi ngược lại với chủ trương của chính quyền đang muốn xóa bỏ các rào cản không cần thiết trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho việc gia nhập thị trường của người dân và các nhà đầu tư.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng, chính quyền nên bảo đảm tính cách tự do kinh doanh trong lĩnh vực này và hãy để chính công chúng, tức là người tiêu dùng sẽ quyết định việc chấp nhận sản phẩm báo chí nào là phù hợp với họ. Sản phẩm không phù hợp tất nhiên sẽ bị đào thải khỏi thị trường.
Ảnh minh họa: Một sạp bán báo tại Việt Nam.
Ảnh minh họa: Một sạp bán báo tại Việt Nam. RFA
Còn theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh việc đưa ‘kinh doanh sản phẩm báo chí’ vào đối tượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện vẫn còn khoảng cách, cơ quan quản lý truyền thông thì muốn coi kinh doanh báo chí là cần quản lý có điều kiện. Còn bên kinh doanh thì cho rằng cần phải có điều kiện rõ ràng để hoạt động báo chí được thuận lợi hơn. Ông cho rằng nên quy định rõ ràng, để có thể mở rộng kinh doanh báo chí. Để hoạt động báo chí đa dạng hơn, phản ánh thực tế cuộc sống đang biến đổi và phát triển rất nhanh.
Nhà báo Ngô Nhật Đăng đưa ra nhận định:
“Một tình trạng rất rõ rệt, truyền thông nhà nước càng ngày càng bị lép vế so với truyền thông mạng xã hội mà chúng tôi vẫn gọi là báo chí công dân. Theo tôi đó là một xu thế tất yếu, đáng lẽ nhà nước phải mở rộng báo chí, cho phép báo chí tư nhân, thì những người đưa tin sẽ có trách nhiệm với tin tức mình đưa ra hơn. Nhưng nhà nước lại làm ngược lại, hạn chế các trang mạng xã hội, không có tự do báo chí, đó là tình hình thực tế ở Việt Nam hiện nay.”
Trong văn bản góp ý gởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư hôm 23/2/2019, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng cần xem xét lại việc bổ sung này.
VCCI cho rằng, theo Luật Báo chí, thì ‘kinh doanh sản phẩm báo chí’ là hoạt động kinh doanh với phạm vi rất rộng như: kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, kinh doanh dịch vụ phát hành xuất bản phẩm, kinh doanh dịch vụ mạng xã hội.v.v… nên rất khó để có thể đưa tất cả vào mục kinh doanh có điều kiện.
Một số năm vừa qua, tình hình xuất bản có vẻ nới rộng ra một chút, có nhà in tư nhân, nhà xuất bản tư nhân. Bây giờ lại đưa vô mục kinh doanh có điều kiện thì vừa mở rộng ra một chút thì lại khép lại thêm.
-Nhà báo Ngô Nhật Đăng
Liên quan vấn đề này, Nhà báo Ngô Nhật Đăng cho biết:
“Nói là kinh doanh báo chí nhưng sẽ rất là rộng, trong đó có cả xuất bản. Vừa rồi chúng ta thấy một số năm vừa qua, tình hình xuất bản có vẻ nới rộng ra một chút, có nhà in tư nhân, nhà xuất bản tư nhân. Bây giờ lại đưa vô mục kinh doanh có điều kiện thì vừa mở rộng ra một chút thì lại khép lại thêm. Tôi nghĩ họ nhằm vào cá nhân kinh doanh và xuất bản, tự do báo chí sẽ bị bóp nghẹt thêm.”
Còn Nhà báo Phạm Thành thì cho rằng, tín hiệu gốc phải là chủ trương của chính quyền Việt Nam là có muốn dân chủ hay không? Chứ luật biểu tình cũng không cho ra, rồi lại ban hành luật an ninh mạng, thực chất là ‘bịt miệng’ người dân. Nên không có cơ sở để hiểu rằng đưa báo chí vào kinh doanh có đều kiện là nới rộng dân chủ, cho nhiều người tham gia, mà bản chất là nó siết lại. Mà nó siết lại ngay đơn vị mà họ đã cho phép. Ông nhận định về tình hình báo chí Việt Nam hiện nay:
“Tình hình báo chí Việt Nam thì vẫn siết, không có gì thay đổi. Nhưng trước xu thế hiện nay, thì họ chơi cái trò nhún nhảy hơn một tí. Chẳng hạn như nhân ngày kỷ niệm 40 năm Trung Quốc xâm lược Việt Nam thì họ cũng để cho báo chí nói về cuộc xâm lăng này, một số báo có nói đích danh Trung Quốc xâm lược. Nhưng mà đấy là họ nói để lừa thế giới và dư luận là đảng và nhà nước không quên cuộc chiến tranh này. Nhưng đằng sau đó, họ tung một lực lượng rất lớn chưa từng có để chặn tất cả những người muốn ra các địa điểm có nghĩ trang liệt sĩ, hay khu tưởng niệm những anh hung đã hy sinh cho đất nước hay danh nhân, như khu tưởng niệm ông Lý Công Uẩn, trong miền nam thì chỗ tượng ông Trần Hưng Đạo nó còn cẩu bát hương đi.”
Nhà báo Phạm Thành nhận định rằng nói hiện nay báo chí Việt Nam được nới rộng là không đúng, mà theo ông thì thực chất nhà cầm quyền đang siết chặt báo chí rất khốc liệt và quyết liệt hơn bao giờ hết.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/add-journalism-into-a-conditional-business-portfolio-to-increase-control-02252019123303.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét