Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Hàng không độc quyền: Hành lý vỡ, mất cắp khó tránh

Đọc những câu trả lời của thằng Sơn thấy lộn ruột. Cám ơn ông Tuấn đã phát biểu rất đúng: "Trước hết Tổng cục du lịch, các hiệp hội khách sạn, nhà hàng, lữ hành... cần lên tiếng mạnh với Văn phòng chính phủ, Bộ GTVT, Tổng cục hàng không, sân bay Tân Sơn Nhất (và cả các sân bay khác); thuê tư vấn độc lập đánh giá về vận chuyển, quản lý đồ đạc hành khách; sắp xếp, điều chuyển nhân sự trực tiếp liên quan đến công việc này; lắp camera để du khách tự theo dõi đồ cá nhân của mình... Việc chấn chỉnh, nếu có quyết tâm và sức ép đủ mạnh có thể chỉ cần một tháng. Đây là công việc của thời kỳ 1.0 và 2.0. Nay việc này quá dễ...".
Hành lý ký gửi rách vỡ, mất cắp: Khó tránh
Hành lý rách vỡ cũng giống như hàng không chậm hủy chuyến là không thể tránh khỏi... Liên quan tới phản ánh của ông Hoàng Anh Tuấn (cựu Đại sứ Việt Nam tại Indonesia, Phó Tổng Thư ký ASEAN) cho biết, chỉ trong 4 tháng qua đã có 3 chiếc vali bị hỏng, vỡ, một thùng đồ bị dập nát hoàn toàn khi di chuyển chặng Jakarta - Hà Nội, quá cảnh qua Tân Sơn Nhất một lần nữa khiến dư luận thêm đắn đo khi sử dụng dịch vụ của chính mình. Trước đó cũng từng có nhiều phản ánh của khách hàng cho biết hành lý ký gửi bị ném vỡ, mất cắp, thực tế này buộc Cục Hàng không Việt Nam phải lên tiếng.

Cục Hàng không Việt Nam sẽ xử lý người đứng đầu 
nếu để mất cắp hành lý ký gửi. Ảnh: TTXVN
Trả lời trên TTXVN, ông Nguyễn Quang Sơn, Phó Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ mặt đất (VIAGS), khẳng định quá trình phục vụ hành lý từ trong nhà ga đến khu vực đảo hành lý đều được giám sát 100% thông qua hệ thống camera của Cảng hoặc Công ty. Ông Tuấn cũng cho biết, tỉ lệ hành lý rách vỡ, moi rạch trên các chuyến bay của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với nhiều sân bay quốc tế khác như Narita (Nhật Bản là 0,13 kiện/1.000 khách), Charles de Gaulle (Pháp là 1,13 kiện /1.000 hành khách).. còn Nội Bài là (0,08 kiện/1.000 khách), Đà Nẵng (0,03 kiện/1.000 khách và Tân Sơn Nhất (0,06 kiện/1.000 khách).

Đưa ra số liệu so sánh trên, ông Sơn nhận định hành lý rách vỡ cũng giống như hàng không chậm hủy chuyến là không thể tránh khỏi, phụ thuộc tỷ lệ nhiều hay ít. Hành lý rách vỡ có nhiều nguyên nhân kể cả chuyến bay đi và đến phụ thuộc vào chất lượng băng chuyền hành lý.

Đơn cử, ở một số sân bay nước ngoài có độ dốc cao khi băng chuyền chạy thì hành lý lao xuống gờ trượt sẽ bị bung. Tuy nhiên, ông Sơn thừa nhận, có thể có trường hợp nhân viên bốc dỡ hành lý không nhẹ nhàng.

Ông Sơn cũng cho rằng việc ném vỡ hành lý của hành khách thể hiện việc sự thiếu ý thức trách nhiệm của nhân viên hàng không và các đơn vị trong ngành hàng không cần tiếp tục chấn chỉnh, xử lý nghiêm đảm bảo tính răn đe, tuy nhiên, ông Sơn khẳng định, không thể nhận định việc hành lý bị rách, vỡ là có hành vi moi móc, lấy trộm tài sản của hành khách trong hành lý ký gửi.

“Hành lý mất cắp tùy thuộc vào bản tính, lương tâm mỗi nhân viên bốc xếp đôi khi có những lúc táy máy. Khi phát hiện trộm cắp, đơn vị sử dụng lao động sẽ đuổi việc ngay và không nương nhẹ nên rất khó có chuyện nội bộ thông đồng để trộm cắp tài sản trong hành lý ký gửi của khách,” ông Sơn khẳng định.

Đề cập đến việc triển khai lắp màn hình ở nhà ga để hành khách giám sát quy trình vận chuyển hành lý từ tàu bay đến khi trao tận tay, theo ông Sơn, chưa sân bay trên thế giới nào làm và hệ thống băng chuyền dài hàng km, không thể lắp nổi camera hệ thống trình chiếu.

Còn giám sát bằng công nghệ thì đắt tiền và nếu áp dụng sẽ đánh vào phí mua vé máy bay của hành khách dẫn đến giá vé có thể cao.

Liên quan tới trường hợp của ông Hoàng Anh Tuấn, khi trao đổi với báo Thanh Niên, ông Tuấn có đưa ra đề xuất giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng trên.

Cụ thể, ông Tuấn nói: "Trước hết Tổng cục du lịch, các hiệp hội khách sạn, nhà hàng, lữ hành... cần lên tiếng mạnh với Văn phòng chính phủ, Bộ GTVT, Tổng cục hàng không, sân bay Tân Sơn Nhất (và cả các sân bay khác); thuê tư vấn độc lập đánh giá về vận chuyển, quản lý đồ đạc hành khách; sắp xếp, điều chuyển nhân sự trực tiếp liên quan đến công việc này; lắp camera để du khách tự theo dõi đồ cá nhân của mình... Việc chấn chỉnh, nếu có quyết tâm và sức ép đủ mạnh có thể chỉ cần một tháng. Đây là công việc của thời kỳ 1.0 và 2.0. Nay việc này quá dễ, ngay trong tầm tay mà xử lý không nổi thì việc nói đến giấc mơ Cách mạng công nghiệp 4.0 khó gấp trăm lần sẽ rất khó để thuyết phục cả người bên trong lẫn bên ngoài".

Thái An (tổng hợp)

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/hanh-ly-ky-gui-rach-vo-mat-cap-kho-tranh-3375201/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét