Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Đại diện BOT Cai Lậy đúng là thằng vô liêm sỉ

Phạm Văn Cường đích thị là thằng đàn ông vô liêm sỉ khi có những phát ngôn hoàn toàn trái sự thật và phi kinh tế sau: (i) "Câu chuyện tại sao làm đường tránh thu phí ở đường chính là do vấn đề truyền thông không rõ ràng và người dân chưa thấu hiểu"; (ii) Về cơ sở pháp lí, ông Cường khẳng định vị trí đặt trạm hoàn toàn đảm bảo; (iii) "Nếu đặt trạm thu phí ở đường tránh thì thời gian thu sẽ lên tới 23 năm. Trong khi đó, với dự án vay trung hạn thì ngân hàng không cho vay trên 20 năm. Nếu cần hơn 20 năm để thu hồi vốn thì không vay vốn được cũng như không thể thực hiện dự án". Cần gì chúng mày phải thực hiện dự án này ? Nếu làm đúng luật mà thua lỗ thì mày nhận làm dự án này làm gì ? Ai chẳng biết mày chỉ là thằng làm thuê cho lũ quan chức tham nhũng đứng sau dự án. Do đó lỗ thì lũ quan chức chịu chứ sao lại bắt dân chịu...
Đại diện BOT Cai Lậy: 'Biện pháp cuối cùng là năn nỉ anh em tài xế'
25/02/2019 - Tại buổi họp báo chiều 25/2, đại diện đơn vị quản lý BOT Cai Lậy nói "biện pháp cuối cùng là năn nỉ anh em tài xế". Tại họp báo, phóng viên đặt câu hỏi về với nhà đầu tư về việc "tại sao làm chỗ này, đặt trạm thu phí chỗ kia"? Trả lời báo chí, ông Phạm Văn Cường cho rằng "câu chuyện tại sao làm đường tránh thu phí ở đường chính là do vấn đề truyền thông không rõ ràng và người dân chưa thấu hiểu". Về cơ sở pháp lí, ông Cường khẳng định vị trí đặt trạm hoàn toàn đảm bảo. "Tại sao không đặt trạm thu phí Cai Lậy trên đường tránh? Về vấn đề này, đơn vị tư vấn cho rằng nếu đặt trạm thu phí ở đường tránh thì thời gian thu sẽ lên tới 23 năm. Trong khi đó, với dự án vay trung hạn thì ngân hàng không cho vay trên 20 năm. Nếu cần hơn 20 năm để thu hồi vốn thì không vay vốn được cũng như không thể thực hiện dự án", ông Cường nói.

Tài xế phản đối BOT Cai Lậy. (Ảnh: Văn Dũng).
Đại diện BOT Cai Lậy nói biện pháp cuối cùng là "năn nỉ tài xế"
Ngày 25/2, tại tỉnh Tiền Giang, Bộ GTVT đã chủ trì họp báo về trạm BOT Cai Lậy. Tại cuộc họp báo chí đã đặt câu hỏi về việc nếu thu phí trở lại và tài xế phản đối, dùng tiền lẻ thì giải pháp như thế nào? Trả lời báo chí, ông Phạm Văn Cường, Phó Giám đốc hành chính Công ty TNHH đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang (doanh nghiệp dự án) nói: "Câu chuyện này chúng tôi hoàn toàn nhờ báo chí". "Sau hơn 1 năm dừng thu phí, nhà đầu tư đã lỗ hơn 130 tỉ đồng gồm lãi vay ngân hàng, sửa chữa bảo dưỡng, tiền bảo vệ tài sản...; việc làm ăn đầu tư đã đi vào ngõ cụt.

Chúng tôi đã chọn giải pháp giảm giá và giảm giá tới 63%, từ 35.000 đồng xuống 15.000 đồng với xe con.

Với giá thu 15.000 đồng/xe con trong khi chi phí vận hành vẫn như thế, đây là gánh nặng của nhà đầu tư phải chịu hơn 1 năm nay.

Câu chuyện mai mốt người dân thấu hiểu và đồng cảm, chúng tôi nhờ truyền thông báo chí. Đây là mong muốn còn chúng tôi không có giải pháp nào", ông Cường nói.

Đối với câu hỏi nếu tài xế đưa tiền lẽ, ông Cường nói: "Nếu đưa tiền chẵn, chúng tôi phân làn trả tiền chẵn; đưa tiền lẻ thì phân làn trả tiền. Nếu kẹt xe thì năn nỉ tài xế".

"Chúng tôi bỏ vốn và mong thu lại hiệu quả. Với tình hình hiện nay, biện pháp cuối cùng là năn nỉ anh em tài xế", ông Cường nói.


Ông Phạm Văn Cường nói biện pháp cuối cùng là năn nỉ tài xế. (Ảnh chụp màn hình).

Ai bù lỗ 130 tỉ của BOT Cai Lậy khi không được thu phí?

Sau hơn 1 năm không thu phí, BOT Cai Lậy đang lỗ hơn 130 tỉ đồng, báo chí đặt câu hỏi rằng vậy số tiền này tính vào chi phí đầu tư dự án hay nhà nước bỏ ra?

Theo đại diện Vụ đối tác công tư (Bộ GTVT), hiện không có qui định nào về việc hỗ trợ bằng ngân sách nhà nước với thiệt hại của nhà đầu tư BOT.

Với số tiền 130 tỉ nói trên, phía Bộ GTVT sẽ xem xét lại hợp đồng BOT để xử lí. Với thiệt hại về chi phí hoạt động, nhà đầu tư phải chịu.

Cũng tại họp báo, phóng viên đặt câu hỏi về với nhà đầu tư về việc "tại sao làm chỗ này, đặt trạm thu phí chỗ kia"?

Trả lời báo chí, ông Phạm Văn Cường cho rằng "câu chuyện tại sao làm đường tránh thu phí ở đường chính là do vấn đề truyền thông không rõ ràng và người dân chưa thấu hiểu". Về cơ sở pháp lí, ông Cường khẳng định vị trí đặt trạm hoàn toàn đảm bảo.

"Tại sao không đặt trạm thu phí Cai Lậy trên đường tránh? Về vấn đề này, đơn vị tư vấn cho rằng nếu đặt trạm thu phí ở đường tránh thì thời gian thu sẽ lên tới 23 năm.

Trong khi đó, với dự án vay trung hạn thì ngân hàng không cho vay trên 20 năm. Nếu cần hơn 20 năm để thu hồi vốn thì không vay vốn được cũng như không thể thực hiện dự án", ông Cường nói.

Về giải pháp chia sẻ với người dân, đại diện chủ đầu tư BOT Cai Lậy cho biết sẽ đề xuất vấn đề xe cứu thương, cứu hộ tại trạm để xử lí các tình huống "không may" xảy đến với tài xế khi lưu thông trên dự án này.

Đối với việc tổ chức giao thông sau khi thu phí trở lại, phía Bộ GTVT cho biết phương án là phân luồng các phương tiện xe tải, xe khách không đi vào trung tâm thị xã Cai Lậy (trừ các xe có nhu cầu giao dịch trong trung tâm thị xã Cai Lậy sẽ được Sở GTVT Tiền Giang cấp phép).

Việc phân luồng sẽ triển khai vào thời điểm thích hợp căn cứ điều kiện giao thông thực tế và đề xuất của địa phương.

 
Thứ trưởng GTVT lên tiếng về ngày trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại

Đại diện Bộ GTVT cho biết vẫn chưa chốt ngày để trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại sau hơn 1 năm xả trạm.

Chiều nay họp báo về việc trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại

Chiều nay, Bộ GTVT chủ trì họp báo về việc trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại sau nhiều tháng "xả trạm".

Nam Định
Theo Đời sống & Pháp lý
https://vietnammoi.vn/dai-dien-bot-cai-lay-bien-phap-cuoi-cung-la-nan-ni-anh-em-tai-xe-175735.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét