Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

BOT nhiệt điện kinh khủng hơn BOT giao thông rất nhiều

TRƯỚC KHI CÓ HẬU QUẢ LỚN HƠN
FB NHÀ BÁO MAI QUỐC ẤN - Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhận định câu chuyện thu phí của các dự án BOT thực chất là gian lận, bản chất là tham ô, làm thất thoát tài sản nhà nước. Dân phản đối BOT giao thông nó dễ thấy. BOT nhiệt điện kính khủng hơn nhiều!  Tôi sẽ viết về các siêu lợi nhuận và cách vẽ dự án nhiệt điện, nâng khống giá thiết bị sau. Bài viết này là dành để nói về Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)- một trong các siêu tập đoàn nhà nướcDân phản đối BOT giao thông bẩn và có đại án BOT, dân sẽ vui. Nhưng nếu có đại án về EVN thì dân nên ăn mừng. Bởi số với BOT giao thông bẩn thì BOT nhiệt lớn hơn rất rất nhiều lần về độ ảnh hưởng.

EVN và nhiều cán bộ của sáu bộ ngành được thủ tướng giao nhiệm vụ xử lý tro xỉ nhiệt điện đang chất núi khắp nơi. Kế hoạch của họ là đem tro xỉ đi san lấp đường giao thông, san lấp công trình xây dựng và hoàn nguyên mỏ (một cách chơi chữ trí trá). Để làm được điều đó, phải thực hiện một việc cơ bản liên quan mật thiết đến pháp lý: vận động sửa đổi nghị định 38/2015.

Ông Trần Văn Lượng, Cục trưởng Cục Kỹ Thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) kiến nghị sửa đổi Nghị định 38/2015 theo hướng loại bỏ giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường để các doanh nghiệp sản xuất xi măng, gạch không nung và nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng dễ dàng tiếp cận và xử lý, tái chế tro xỉ của nhà máy nhiệt điện than. Ngoài ra ông Lượng còn đề nghị sửa nhiều văn bản khác có liên quan. Đồng thời, phải coi tro xỉ là nguồn tài nguyên và đầu vào của ngành công nghiệp xây dựng chứ không phải chất thải nguy hại.

Ông Lượng không phải là cán bộ duy nhất muốn sửa Nghị định 38/2015. Nhiều nhà báo, tờ báo, trang tin và cả những KOLs đưa nguyên văn mà không lọc hoặc cố không lọc thứ "đá tảng" chứ chẳng phải sạn trong các phát ngôn tương tự. Những nhà báo đọc Nghị định 38/2015 rất hiếm chứ đừng nói là nhìn ra nghị định này được gỡ bỏ thì có lợi cho ai. Các đại nhà báo, KOLs và đám học phiệt, lũ ăn theo đã nhân danh an ninh năng lượng, nhân danh phát triển để ủng hộ nhiệt điện than. Các luận điểm ấy chỉ là trò câu chữ, cách mị dân bởi nó mang một mục đích khác rất rõ ràng: bảo vệ quyền lợi của EVN- thứ quyền lợi có khả năng gây ô nhiễm môi trường, phá hoại mùa màng, tàn sát cá tôm và tạo bệnh tật cho người dân quanh vùng nhiệt điện than.

Cụ thể, Nghị định 38/2015 quy định rõ tro xỉ nhiệt điện là chất thải nguy hại. (Nghị định này không quy định về quản lý chất thải phóng xạ, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ nhưng tôi đảm bảo người dân quanh vùng nhiệt điện bất cứ đâu tại Việt Nam cũng có thể tìm ra bằng chứng liên quan.) Cùng với Nghị định 38/2015 thì Nghị định 1696/2014 cũng quy định rõ trách nhiệm của EVN (xem ảnh).

Cách thức mà EVN xử lý chính là chôn lấp tro xỉ. Nó liên quan mật thiết đến việc độc quyền và bí mật báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mỗi bãi tro xỉ chôn lấp chiếm hàng chục ha đất thủ hồi của dân. Nói là bãi chôn lấp nhưng thực sự đó là những núi tro xỉ đúng nghĩa. Ô nhiễm ngấm vào đất và nguồn nước nghiêm trọng đến mức thấy đổi sinh kế người dân, có nơi gà và bò uống nước giếng gần bãi tro xỉ còn lăn ra chết.

Bản thân các núi tro xỉ này đe doạ nghiêm trọng an ninh quốc gia. Giả sử "nước lạ" bắn vào núi tro xỉ từ các đảo chúng chiếm của Việt Nam ở Trường Sa hay từ những chiếc tàu vũ trang nghênh ngang trên biển Đông; thì tùy theo gió mùa Đông Bắc hay gió mùa Tây Nam, tro xỉ sẽ bay xa hàng trăm km gây ra siêu thảm hoạ môi trường.

Để giải quyết nhanh mà vẫn đảm bảo quyền lợi của EVN, phương án sản lấp được vạch ra. Bộ Khoa họchỉ và Công nghệ ban hành tiêu chuẩn Việt Nam 12249:2018 để biến tro xỉ thành vật liệu san lấp. Đem san lấp chính là đem chia đều ô nhiễm khắp đất nước! Tôi có điều cơ sở để nói đó là một siêu thảm hoạ nữa bởi những người dân quanh các cụm nhiệt điện than chỉ cần lập vì bằng, lấy mẫu độc lập là kiện EVN được và thắng chắc.

Và phải nói cho rõ quyền lợi của EVN và các công ty xử lý chất thải rắn nguy hại đang phụ trách xử lý tro xỉ ở đâu. Ở tiền xử lý chất thải nguy hại theo quy định của nhà nước mà cụ thể là các nhiệt điện phải trả khi phát sinh ra tro xỉ. Chưa bao giờ Thanh tra Chính phủ và Bộ Công an đi tới cùng vấn đề này bởi nó không chỉ liên quan đến dòng tiền đáng ra xử lý chất thải; mà còn là sinh kế, sức khoẻ, tính mạng người dân và an ninh quốc gia như tôi nhắc ở trên.

Hãy nghĩ về bạo loạn ở Vĩnh Tân từng xảy ra và nghĩ xa hơn, lớn hơn cho nhân dân, cho đất nước; thay vì cố tình nhắm mắt ngó lơ hay "ăn tro xỉ" để bảo vệ thứ quyền lợi không chỉ đáng khinh mà còn tàn ác ấy.

Dân phản đối BOT giao thông bẩn và có đại án BOT, dân sẽ vui. Nhưng nếu có đại án về EVN thì dân nên ăn mừng. Bởi số với BOT giao thông bẩn thì BOT nhiệt lớn hơn rất rất nhiều lần về độ ảnh hưởng.

Đỗ Cao Cường

P/s: Tôi viết về môi trường thì bị học phiệt và dư luận viên tấn công nhưng cũng có nhiều người nói đừng bảo vệ chế độ, cứ kệmother chúng nó phá, đến lúc nát tự khắc sẽ phá đi làm lại. Cả hai hướng ý kiến ấy chỉ thoả mãn các ý đồ chính trị chứ không có chút tình thương con người nào với nhau. Đừng mang suy nghĩ nhỏ để bắt người khác cũng trở nên nhỏ nhen các anh chị hai phe ạ!

Chú thích: Cách nước Đức làm đối với nhiệt điện khi phát hiện ra bụi PM0.3 trong khi bụi PM2.5 liên quan nhiệt điện than tại Việt Nam chưa có công bố nghiên cứu riêng nào cả. Và pháp lý về xử lý ô nhiễm có rồi nhưng nói một đằng làm một nẻo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét