Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

40 năm Chiến tranh Việt-Trung: Hé mở để an dân

40 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung: Hé mở để an dân
Blogger Phạm Viết Đào, gửi cho BBC từ Hà Nội
16 tháng 2 2019, S
au khi có chỉ thị của Ban Tuyên giáo và mở đầu bằng "phát súng hiệu" trên Nhân Dân điện tử mồng hai Tết, báo chí Việt Nam đã rầm rộ viết bài về cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược 1979. Nguyên nhân của sự "bật lò xo" của báo chí là do bấy lâu nay bị kìm nén: Các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn tin vào thiện chí của các nhà lãnh đạo Trung Quốc: hai nước có thể hòa thuận với nhau để làm ăn, buôn bán và giữ trật tự an ninh chung, củng cố tình hữu nghị để cùng giữ chế độ Cộng sản. Có thể xuất phát từ niềm tin này, khiến cho các nhà lãnh đạo Việt Nam cố nhẫn nhịn, do đó nên báo chí buộc phải bị kiềm chế…
Một cuộc tưởng niệm của người dân Việt Nam về cuộc chiến Biên giới Việt - Trung nổ ra ngày 17/2/1979. Ngày 17/2/2019 là dịp tròn 40 năm nổ ra cuộc chiến tranh do Trung Quốc đưa quân xâm lấn biên giới phía bắc Việt Nam. Từ quãng 1992-2014, tự nhiên báo chí Việt Nam im bặt về sự kiện này. Vào tháng 5/ 2014 sau sự kiện Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 981 vào sâu trong lãnh hải Việt Nam, tại Hà Nội đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn, có tổ chức từ phía chính quyền. Từ đó, một số báo bắt đầu đăng, đưa tin lẻ tẻ về sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, Gạc Ma, các trận đánh chống lại sự lấn chiếm biên giới phía bắc trong đó có chiến sự tại Vị Xuyên.

Chiến tranh 1979: 'Lịch sử đã bị bóp méo bởi phía TQ'

Chiến tranh 1979: Báo chí VN được bật đèn xanh?

Số phận ông Hoàng Văn Hoan

Bàn tròn về Thượng đỉnh Trump-Kim lần II và 40 năm Cuộc chiến Biên giới

Cuộc chiến 1979 thực sự đã 'bắt đầu từ trước'

Nhưng năm nay, trước dịp kỷ niệm cuộc chiến tranh này, ngày 17/12/2018, Ban Tuyên giáo Trung ương đã soạn "Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh, bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc".
Tại Hà Nội 4/01/2019 đã tổ chức mít tinh, có sự tham dự của các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đọc diễn văn tại buổi lễ.
Với cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía bắc, Ban Tuyên giáo Trung ương không có đề cương, chỉ thấy báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đưa tin về một cuộc giao ban ngày 17/1/2019.
Ông Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo TW đã yêu cầu các báo cáo viên cần tập trung tuyên truyền nội dung "Kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (17/2/1979 - 17/2/2019)".
Thứ tư ngày 6/2/2019 tức mồng Hai Tết Nguyên đán, báo Nhân Dân điện tử đưa tin:
"Bộ Tư lệnh Biên phòng thăm, chúc Tết quân và dân xã Hải Sơn… Ngày 6-2, (mùng 2 Tết), Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và tỉnh Quảng Ninh do Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã tới dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Pò Hèn, xã Hải Sơn, TP Móng Cái."
Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979Bản quyền hình ảnhBBC/VIETNAMNET SCREENSHOT
Image captionMột phần tin bài đánh dấu 40 năm cuộc chiến trên báo mạng VietnamNet
Pò Hèn là nơi xảy ra vụ thảm sát 86 cán bộ chiến sĩ và cán bộ nông trường do Trung Quốc gây ra trong những ngày đầu sau 17/2/1979 tại khu vực đồn Biên phòng Pò Hèn.
Như vậy, sau khi có chỉ thị của Ban Tuyên giáo và mở đầu bằng "phát súng hiệu" trên Nhân Dân điện tử mồng hai Tết, báo chí Việt Nam đã rầm rộ viết bài về cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược 1979.
Nguyên nhân của sự "bật lò xo" của báo chí là do bấy lâu nay bị kìm nén:
  • Các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn tin vào thiện chí của các nhà lãnh đạo Trung Quốc: hai nước có thể hòa thuận với nhau để làm ăn, buôn bán và giữ trật tự an ninh chung, củng cố tình hữu nghị để cùng giữ chế độ Cộng sản. Có thể xuất phát từ niềm tin này, khiến cho các nhà lãnh đạo Việt Nam cố nhẫn nhịn, do đó nên báo chí buộc phải bị kiềm chế…
  • Phía Trung Quốc ngày càng gia tăng sức ép, khiến các nhà lãnh đạo Việt Nam phải "tự giác ngộ" vì họ tự hiểu rằng: Nếu cứ tự mình xoay xở, để cho "Đảng và nhà nước lo" thì ngày càng bị Trung Quốc lấn lướt, đẩy vào tình thế kẹt không chỉ trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh, chính trị và quan hệ ngoại giao quốc tế…và cái chính là đi ngược với lòng dân, một việc vô cùng nguy hiểm.
  • Hàng loạt các dự án đầu tư-kinh doanh thua lỗ, tổn hại môi trường, mất trật tự an ninh…có nguồn gốc do hợp tác với Trung Quốc; Trung Quốc ngày càng tỏ ra trắng trợn gây sức ép trên Biển Đông, phá, chặn túi tiền từ nguồn khai thác dầu của Việt Nam trên Biển Đông, việc đánh bắt cá của ngư dân…
"Dễ muôn lần không dân cũng chịu; Khó vạn lần dân liệu cũng xong"- khẩu hiệu được dân Quảng Bình thường hô hào nhau trong chiến tranh ác liệt với không quân Mỹ, có vẻ như nay được giới tuyên giáo Việt Nam viện tới trong việc giải quyết quan hệ với Trung Quốc.
Một số binh chủng 'thông tin chiến lược' bị tuột xích?
Trong thời kỳ chiến tranh hai 'binh chủng' âm nhạc, văn thơ được coi là những món ăn tinh thần không thể thiếu đối với bộ đội và nhân dân. Nó có sức động viên rất lớn. Thế nhưng dịp kỷ niệm 40 năm về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược này, hai binh chủng này lại có vẻ như đang bị tê cứng, bị rỉ sét, tụt xích? Chúng ta thử lướt qua các tờ báo của giới văn chương trong cuộc ra quân ồ ạt này:
Đọc năm tờ báo chuyên về văn học đó là Văn Nghệ, Văn Nghệ Quân đội, Tạp Chí Nhà văn, Hồn Việt, Tạp chí Thơ… những số báo ra dịp Tết, đúng dịp kỷ niệm 40 năm chiến tranh chống Pol Pot ở biên giới Tây Nam, 40 năm cuộc chiến chống 60 vạn quân Trung Quốc tại phía bắc; những cuộc chiến tranh đã khiến cho hàng vạn bộ đội và nhân dân đã đổ máu, không có một dòng nào đề cập tới hai sự kiện này.
Còn âm nhạc thì đã rõ, mở ti vi chỉ thấy tràn ngập trò chơi âm nhạc có thưởng, tràn ngập những bài hát 'không tải' về nội dung mà chỉ sướt mướt chuyện em anh, chuyện tình tan vỡ và gần đây là nhạc Bolero (nhạc vàng) có thời bị kiểm soát gắt gao.
Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979Bản quyền hình ảnhBBC/ĐẤT VIỆT SCREENSHOT
Image captionMột phần thuộc trang Chuyên đề đánh dấu 40 năm cuộc chiến trên báo mạng Đất Việt, Diễn đàn thuộc các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Xảy ra tình trạng này là do các văn nghệ sĩ lớp lớn tuổi thì đã cùn mòn cảm xúc, văn nghệ sĩ lớp trẻ thì phần lớn họ không hề biết một chút thông tin gì về cuộc Chiến tranh Biên giới 2/1979.
Họ càng không hề biết tại Vị Xuyên, Hà Giang từng xảy ra những trận đánh ác liệt kéo dài gần một chục năm vì thông tin bị bưng bít.
Họ không được cung cấp thông tin mà thậm chí trước đây đề tài chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược bị coi là "húy kỵ".
Thực ra cũng khó lòng trách giới văn chương, ngay đối với các cựu chiến binh, nhiều người rất dũng cảm trong chiến tranh, được phong anh hùng, thế nhưng khi tôi gặp họ, đề nghị cung cấp tài liệu để viết về cuộc chiến với Trung Quốc, họ đều tìm cớ thoái thác.
Tôi gặp phải tình cảnh này khi liên hệ qua điện thoại xin được gặp với một số sĩ quan cao cấp, có những ông tôi đề nghị Hội Nhà văn liên hệ giúp đều từ chối cung cấp thông tin.
Trước tết Nguyên Đán, tôi có liên hệ với một gia đình tại Hà Nội có con được phong anh hùng trong cuộc chiến Trung Quốc tại khu vực pháo đài Đồng Đăng, Lạng Sơn.
Người anh hùng này, thuộc lính của sư đoàn 3 Sao Vàng và trang Tri ân liệt sĩ đã viết:
"Đồng chí chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, biết cơ động, nghi binh lừa địch, chờ quân địch đến gần mới nổ súng, khi dùng lựu đạn, khi dùng tiểu liên bắn. Đồng chí bị thương vẫn tiếp tục ở lại chiến đấu, đến khi chỉ còn một quả lựu đạn, đồng chí dũng cảm chờ địch đến gần mới ném vào giữa đội hình địch. Trận này đồng chí đã diệt 70 tên địch và anh dũng hy sinh…"
Đọc những dòng tin trên trang mạng này, tôi bán tín bán nghi về chiến công của người anh hùng Hà Nội. Cách đây mấy năm, tôi đến nhà tìm gặp bố mẹ người anh để tìm hiểu, nhà ở quận Hai Bà Trưng.
Ông bố kể cho tôi: "Cháu được phát 25 viên AK và mấy quả lựu đạn. Sở dĩ cháu lập được thành tích bắn hạ 70 lính Trung Quốc là do trước đây nhà ở Hàng Buồm, liệt sĩ này biết tiếng Trung Quốc nên binh vận thêm được một số vũ khí…"
Hiện nay bố mẹ của liệt sĩ này không còn và có khi sang bên kia may ra hai ông bà mới biệt được chiến công đích thực của con ông bà.
Tôi gặp ông chú, một anh hùng trong chiến tranh chống Mỹ, ông cho biết:
Tác giả Phạm Viết Đào (đầu tiên từ trái sang)Bản quyền hình ảnhPHẠM VIẾT ĐÀO
Image captionTác giả Phạm Viết Đào (đầu tiên từ trái sang) tham dự lễ ra mắt Ban Liên lạc Cựu Chiến binh Sư đoàn 356 của Việt Nam, một đơn vị từng tham gia cuộc chiến.
"Trong trận đó, quân Trung Quốc tràn sang, quân ta rút lui không kịp mang theo một kho vũ khí hiện đại. Kho vũ khí này nếu bị rơi vào tay Trung Quốc rất nguy hiểm. Đơn vị lấy tinh thần, ai xung phong quay lại phá hủy kho vũ khí này. Người anh hùng này mới binh nhất, nhập ngũ 8 tháng mặc dù là y tá, anh đã xung phong quay lại. Anh đã dụ địch tới gần mới cho nổ kho vũ khí…kết quả anh hy sinh cùng 70 lính Trung Quốc."
Tôi tin vào thông tin của ông chú, thế nhưng tôi lấy làm buồn. Tại sao một chiến công anh hùng như vậy mà không được công khai, đến bố mẹ sinh ra anh ta cũng không biết. Hiện dân Hà Nội, nhất là lớp trẻ có ai biết về chiến công của thanh niên Hà Nội 21 tuổi này không?
Cho đến thời điểm hiện tại, người anh hùng này tiếp tục mai danh ẩn tích vì không một tờ báo nào đưa tin.
Tôi dự định đưa vụ này lên trang Facebook và blog của tôi trong dịp tháng 2/2019, kiến nghị với chính quyền Hà Nội chọn một đường phố đặt tên cho anh, một thanh niên Hà Nội.
Khi tôi gọi điện liên lạc với người thân anh hùng- liệt sĩ, nêu ý định này lên và hẹn lịch xin gặp bàn. Gia đình lúc đầu rất phấn khởi, sắp xếp lịch nhưng rồi sau đó thoái thác, không muốn gặp tôi.

Các cựu chiến binh từng chống Trung Quốc xâm lược

Ngày 26/12/2018 vừa qua, Ban liên lạc Hội Cựu chiến binh sư đoàn 356, từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Vị Xuyên đã tổ chức họp, ra mắt tại Hà Nội. Có hơn 600 cựu chiến binh từ Hà Tĩnh trở ra đã tham dự bằng kinh phí đi lại, ăn ở tự lo.
Tôi với tư cách thân nhân cũng liệt sĩ cũng đã được mời tham gia.
Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979Bản quyền hình ảnhPHẠM VIẾT ĐÀO
Image captionThiếu Tướng Nguyễn Đức Huy nguyên Phó Tư lệnh Quân Khu 2, phát biểu tại buổi ra mắt Ban Liên Lạc Cựu Chiến Binh Sư đoàn 356 ngày 26/12/2018 (hình do tác giả cung cấp)
Tại đây, sau khi ôn lại những chiến công của Sư đoàn 356, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, Nguyên Phó Tư lệnh-Tham mưu trưởng Quân khu 2, Trưởng Ban liên lạc Hội Cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên toàn quốc cho biết rằng Ban liên lạc đang kiến nghị với các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước cho phép thành lập Hội Cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên, cho phép Hội có pháp nhân, tài khoản, con dấu…để động viên, huy động nguồn lực trong dân để tham gia giải quyết các vấn đề hậu chiến.
Ngoài ra Tướng Nguyễn Đức Huy cũng nói, cùng Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Ban liên lạc Cựu chiến binh Vị Xuyên đề nghị Nhà nước sớm tuyên dương các danh hiệu cao quý cho các đơn vị, cá nhân từng lập nhiều công trạng trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.
Theo Tướng Nguyễn Đức Huy, kiến nghị này đang được xem xét nhưng không rõ có được ủng hộ không.
Vị tướng năm nay đã gần 90 đã phải thốt lên tại diễn đàn này:
"Chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược đã xảy ra cách đây 30-40 năm rồi mà không chịu ghi công cho các anh hùng liệt sĩ; Đợi tất cả chúng ta cùng xuống âm ty rồi thì tuyên dương cho ai? Trong khi đó Trung Quốc vừa tuyên tặng 10 danh hiệu cao cho binh sĩ của họ từng tham chiến ở Lão Sơn."
Tác phẩm Phạm Viết ĐàoBản quyền hình ảnhPHẠM VIẾT ĐÀO
Image captionBản thảo tác phẩm liên quan cuộc chiến của nhà văn Phạm Viết Đào mà tác giả cho hay chưa tìm được nơi cho xuất bản chính thức ở Việt Nam.
Là người đầu tiên, sớm phát hiện và xới các thông tin về chiến trường Vị Xuyên để đưa lên mạng xã hội từ sau năm 2010 cùng với Đài BBC, tôi đã dồn nhiều công sức tâm huyết cho tập Bút ký-Tiểu luận-Điều tra về cuộc chiến Vị Xuyên.
Bản thảo dày 400 trang A4 gồm trên 80 bài viết của tôi và của một vài cựu chiến binh nhưng chưa có một nhà xuất bản nào cấp phép xuất bản.
Điều này cho thấy dư luận nhân dân rất quan tâm tới cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược tại các tỉnh biên giới phía Bắc giai đoạn sau 1975.
Đây là một đề tài lớn, lôi cuốn người đọc nhưng giới văn chương chưa được quyền tự do công bố tác phẩm của mình.
Cửa cho đề tài này mới chỉ được mở hé!
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Viết Đào, nhà văn, blogger, gửi cho BBC từ Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-47237983

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét