Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Sống Khỏe Để Không Bao Giờ Chết

Sống Khỏe Để Không Bao Giờ Chết
Nguyễn Thị Cỏ May - Muốn không bao giờ chết, cũng được, dễ thôi! Trước kia đừng sanh ra đời!Dmitri Itskov tránh ánh mặt trời, ở trong bóng mát, không bao giờ ăn thịt, cá, không uống café, rượu, chỉ uống nước lã. Anh cho rằng các thức ăn uống đó chẳng những làm suy thoái cơ thể của mình, mà còn ảnh hưởng xấu tới tinh thần nữa. Người ta biết về anh đều không khỏi ngạc nhiên tại sao, ở tuổi thanh niên như vậy, anh lại theo đuổi ý tưởng con người bất tử ?
гифки, анимахи, спорт
Thiền sư người Nhựt bổn Cương Điền có rất đông Thiền sinh học tập theo ông tại Thiền đường và cả nhiều nơi trên đất Nhựt. Mỗi sáng tới 7 giờ, ông hành thiền tại Thiền đường với một số Thiền sinh có điều kiện tới cùng tập với ông. Cùng thời điểm, Thiền sinh ở những nơi khác cũng chọn giờ tập sáng để thấy như mình cùng tập dưới sự hướng dẩn trực tiếp của Thiền sư.

Lời dạy của ông là “người tập Thiền sẽ không chết, họ biết sống thật sự nên họ sẽ sống hết cuộc đời của họ” mà thôi. Chết có khi là chưa sống trọn cuộc đời của mình. Như trái cấy chín, sau đó, rụn. Trái chưa chín mà đã lìa cành là hình ảnh của người chết.

Theo quan nìệm này, mọi người đều có thể không chết. Nhưng phải biết sống khỏe, đầy đủ, trọn vẹn, tránh được bệnh tật.

Trong mấy ngày nay, có một thông tin " nóng ", " sáng kiến 2045 " hay " dự án khoa học 2045 " sẽ giúp con người trở thành “bất tử” trong 30 năm nữa.

Đây không phải là một giấc mơ, mà là một dự án tâm huyết của một thanh niên triệu phú người Nga 34 tuổi, tên Dmitri Itskov.

Dmitri Itskov đang đầu tư tất cả thì giờ, công sức và tiền bạc để thực hiện " dự án 2045 " làm cho con người sẽ bất tử.

Nhà triêu phú và “dự án bất tử”

Dmitri Itskov say mê và am hiểu trìết học đông phương tuy là một người Nga và còn trẻ chỉ mới 34 tuổi. Anh còn là triệu phú. Anh vẫn lập đi lập lại ý nghĩ “chết thật là vô ích”. Anh quả quyết sẽ cống hiến cho mọi người sự ”bất tử”.

Hôm cuối tháng 6, ký giả Natacha Tatu của tuần báo “Người quan sát mới” (Le Nouvel Obs) đã tìm gặp anh để phỏng vấn về “dự án 2045”. Vì đang vận động cho dự án nên anh như “mây gió”. Mới ở Moscou, chiều có mặt ở Luân đôn. Nhưng sau cùng, ký giả Natacha Tatu cũng bắt được anh.

Một thanh niên da trắng, mắt xanh, lời nói dịu dàng, trang nhã, y phục rất đơn giản: quần jean cắt rất khéo, giày “basket” hiệu đắt tiền. Nơi gặp là phòng khách một khách sạn của khu kỷ nghệ ngoại ô một thành phố lớn của Tây Âu mà anh xin đừng phổ biến tên vì anh muốn tránh mọi tờ mò hay cạnh tranh.

Điều dễ thấy khi ở bên cạnh anh là anh thường xuyên xem smartphone.

Nếp sống hằng ngày của Dmitri Itskov không giống như những người âu châu bình thường. Mỗi ngày, anh dành khá nhiều thì giờ tập yoga và thiền định. Anh luôn luôn nghĩ tới cái “nghiệp” của mình nên anh tránh mọi xung đột, mọi căng thẳng vô ích. Anh không bao giờ uống thuốc bổ dưởng và nhứt là các loại thuốc chống lão hóa.

Dmitri Itskov tránh ánh mặt trời, ở trong bóng mát, không bao giờ ăn thịt, cá, không uống café, rượu, chỉ uống nước lã. Anh cho rằng các thức ăn uống đó chẳng những làm suy thoái cơ thể của mình, mà còn ảnh hưởng xấu tới tinh thần nữa.

Người ta biết về anh đều không khỏi ngạc nhiên tại sao, ở tuổi thanh niên như vậy, anh lại theo đuổi ý tưởng con người bất tử ?

Người ta hỏi anh phải chăng cái chết làm cho anh sợ hải ?

Không, anh trả lời. Tôi còn trẻ quá có gì làm cho tôi nghĩ tới cái chết và sợ cái chết. Tôi muốn đi tím cái “bất tử” chỉ vì “chết thật là vô ích thôi”.

Theo Dmitri Itskov, khi con người ta đối diện với cái “bất tử”, con người sẽ thay đổi, diển tiến. Mỗi người sẽ tự cải thiện. Như vậy, nhơn loại sẽ không có Lê-nin, Hitler hay cả Staline, Mao Trạch-đông. Việt nam nhờ đó cũng không có Hồ Chí Minh.

Dmitri Itskov lạc quan sâu xa về bản chất thật của con người nên anh mới đầu tư hết thì giờ, tiền bạc và tâm sức cho “dự án bất tử” và anh nghĩ sẽ bước đầu thực hiện trong một tương lai không xa.

Cải thiện con người

Cùng với chuyện “bất tử”, hiện có một phong trào văn hóa và trí thức quốc tế hô hào vận dụng khoa học, kỷ thuật và cả tín ngưởng để tập trung cải thiện những đặc tính thể chất và tâm thần con người. Phong trào này cho rằng một số tình trạng mà con người phải gánh chịu như tật nguyền, đau đớn, bệnh hoạn, già nua hoặc chết đều là vô ích và không hay ho gì cả. Dưới cái nhìn đó, những nhà tư tưởng trông cậy ở kỷ thuật sinh học và nhiều kỷ thuật mới khác.

Ý nghĩ cải thiện con người cho hoàn hảo cả về thể chất và tinh thần đã xuất hiện từ năm 1957 nhưng gần đây, từ năm 1980, nó được những nhà tương lai học người mỹ cấu trúc nó thành hệ thống. Những nhà tư tưởng này báo trước tất cả mọi người đều sẽ có khả năng tự bìến chuyển trở thành những người có những khả năng mà họ phải có của người “hậu nhơn loại”, tức người ngày mai này!

Viển ảnh một nhơn loại “thay đổi” đã gây ra nhiều phản ứng thuận lợi và chống đối, bốc lên từ nhiều phía khác nhau. Khắp nơi. Theo sử gia Francis Fukuyama, đó là tư tưởng nguy hiểm nhứt thế giới. Trái lại, sử gia Ronald Bailey cho rằng phong trào này nói lên dùm những khát vọng bạo dạng, can đảm, đầy sức tưởng tượng. Và đó chính là lý tưởng của nhơn lại.

Sống khỏe trước đã

Không thể lột da sống đời, thôi thì sống khỏe mạnh và chết trong yên lành. Có thể đây là tâm nguyện của không ít người lớn tuối hiện nay.

Tránh bệnh tật khó nhưng không phải bất khả thi. Trong các bệnh tật ngày nay hành hung con người ở các nước phát triển nhiều nhứt, là mối lo âu của dân chúng, đó là chứng ung thư.

Để thấy tại sao người ta sợ ung thư, thử đưa ra vài con số kết quả thống kê số tử vong do con bệnh hiểm ác này gây ra.

Trên thế giới hằng năm có không dưới 14 triêu tử vong. Rìêng ở xứ Pháp, với dân số 66 trìêu, con số tử vong ghi nhận được cũng không kém giá trị hùng bìện: mỗi năm, có 85 000 bệnh nhơn đàn ông chết và 63 000 bệnh nhơn phụ nữ. Hìện giờ, tức 23 giờ ngày 01/07/2015, Pháp có 74 767 người chết vì ung thư phổi.

Chưa hết, hằng năm, Pháp phát hiện 350 000 trường hợp ung thư mới.

Tuy nhìên, Giáo sư Béliveau cho biết ba phần tư trường hợp ung thư có thể tránh tử vong nhờ một nếp sống lành mạnh.

Giáo sư Béliveau, chuyên về ngừa và chửa ung thư, được cả thế giới biết tiếng trấn an rằng ung thư ngày nay không còn là điều cấm kỵ nữa. Phải nói rỏ như vậy để mọi người đừng lo sợ.

Giáo sư giải thích “Tất cả chúng ta đều mang sẳn mầm ung thư trong người nhưng nếu nếp sanh hoạt của chúng ta tốt, lành mạnh, thì ung thư sẽ chưa xuất hiện trước khi chúng ta chết vì một lý do khác”.

Thế kỷ XXI sẽ không có chổ cho tử thần ẩn núp và chờ đợi.

Giáo sư Béliveau khẳng định “ung thư không xuất hiện một cách bất ngờ, cũng không do sự lão hóa, nhưng do những thói quen trong cuộc sống. Nhưng sự phòng bị lại bị coi nhẹ trong những nổ lực dành cho căn bệnh”.

Nếp sanh hoạt ngừa ung thư

Nếu chuyên cần làm đúng theo lời dẩn giải của Gs Béliveau trong cuộc sống hằng ngày thì người ta, chỉ trong ít lâu nữa, sẽ giảm được số tử vong tới 75%. Phương pháp tránh bệnh ung thư của ông rất đơn giản. Ai cũng làm được nhưng có chuyên cần hay không, đó mới là vấn đề. Không chuyên cần, không trì chí thì ung thư sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện và có thể xuất hiện sớm nữa.

Phương pháp của Gs Béliveau gồn 10 điều căn bản:

1 - Dứt khoát không hút thuốc. Nếu đang hút, hãy ngưng hút ngay. Người hút thuốc, có ai nghĩ mỗi năm trên thế giới, có 6000 tỷ điếu thuốc bốc khói độc và khói này xâm nhập thẳng vào cơ thể con người. Độ độc hại của nó, về cường độ, hoàn toàn không khác với khói đen xì xịt ra từ ống thoát khói của xe vận tải hạng nặng chạy máy dầu.

2 - Hạn chế uống rượu mạnh hằng ngày – ý nói alcool vì vins và bière, theo người pháp, không phải là rượu mà là thức uống có chút it rượu. Nên Gs Béliveau cho phép đàn ông uống 2 ly / ngày, phụ nữ 1 ly / ngày. Nhưng ông không dặn kỷ dung lượng của ly.

3 - Giới hạn ăn thịt đỏ, như thịt bò, thịt cừu, thịt heo, không quá 500g / tuần. Thay thế thịt đỏ bằng cá, protéines thực vật hoặc trứng.

4 – Nên ăn nhiều trái cây, rau tươi nhiều thứ khác nhau, các loại hột và đậu. Số lượng rau quả, hột này phải chiếm 2/3 bửa ăn. Phần còn lại dành cho động vật.

5 - Để ý kỹ đường nét cơ thể. Không phải để ý chăm sóc vòng số 1, vòng số 2 hay vòng số 3 theo tiêu chuẩn người mẫu hay hoa hậu, mà theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Đó là IMC tính trên tương quan của chiều cao với sức nặng. Nhưng chỉ tính cho người từ 18 tới 65 tuổi. Không tính cho các bà mang bầu hay đang cho con bú.

IMC dưới 16, 5 là người thiếu ăn, tức thiếu dinh dưởng. Từ 16, 5 tới 18, 5 là gầy, từ 18, 5 tới 25 là bình thường, từ 25 trở lên là thuộc loại mập. Trên 35 là béo phì.

6 - Mỗi ngày phải vận động cơ thể ít nhứt 30 phút. Ngồi trước TV hơn 7 giờ / ngày khó tránh khỏi chết vì ung thư. Trường hợp này dễ bị ung thư ruột già và vú.

7 - Giới hạn ăn muối. Nên nhớ thường đã có sẳn 75% muối trong nhiều thức ăn chúng ta ăn hằng ngày mà không để ý tới.

8 – Tránh phơi nắng. Trời nắng nên ở trong mát, mặc quần áo phủ kín người hoặc bôi kem chống nắng có đủ khả năng bảo vệ da.

9 – Tránh dùng những thứ bổ túc bửa ăn hằng ngày - thuốc bổ như các loại vitamines bán rất phổ thông trong siêu thị ở Mỹ - mà nên ăn lành mạnh và nhiều loại hoa quả, hạt khác nhau.

10 - Những người đã bị bệnh ung thư nên tổ chức đời sống đúng theo những điều khuyên này của Gs Béliveau.

Hoặc ta chờ “ dự án 2045 ” thực hìện để sẽ đi vào thế giới bất tử của loài người ngày mai này!

Nguyễn thị Cỏ May
https://vietbao.com/p112a239801/song-khoe-de-khong-bao-gio-chet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét