Quan hệ Trung-Mỹ đang ở “ngã tư cuối cùng”
Mặt tích cực và mặt tiêu cực trong quan hệ Trung-Mỹ đều rất nổi bật, với động lực mạnh mẽ. Vậy quan hệ Trung-Mỹ có thể đi về đâu? Sẽ là đối kháng xung đột hay là “quan hệ nước lớn kiểu mới” lấy hợp tác cùng thắng là mặt cơ bản?
Kể từ khi Chính quyền Obama đưa ra chiến lược “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” đến nay, mặt cạnh tranh trong quan hệ Trung-Mỹ càng nổi rõ hơn. Tại “cuộc gặp trang trại”, Tập Cận Bình và Obama đã đạt được sự đồng thuận về việc “xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ”, vạch rõ phương hướng phát triển quan hệ song phương, sau đó cũng đã xuất hiện nhiều thông tin có lợi cho quan hệ hai nước.
Tuy nhiên, Trung Quốc và Mỹ vẫn liên tục có sự va chạm, lòng tin chiến lược còn mơ hồ, triển vọng quan hệ giữa hai nước vẫn khó đoán định. Rốt cuộc quan hệ Trung-Mỹ ở trong tình cảnh như thế nào? Trung Quốc nên nhìn nhận quan hệ hai nước ra sao? Trong khi phát triển quan hệ Trung-Mỹ, Trung Quốc cần phát huy vai trò năng động tích cực như thế nào? Bài viết sẽ đi vào phân tích các vấn đề này.
Hai bộ mặt của quan hệ Trung-Mỹ
Quan hệ Trung-Mỹ là cặp quan hệ song phương vô cùng phức tạp, trong quá trình phát triển mấy chục năm qua vừa có mặt tích cực “đem lại sự yên vui”, vừa có mặt tiêu cực không “phù hợp với lòng người”. Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng quan hệ Trung-Mỹ đã trải qua bao thăng trầm, song về tổng thể là hướng về phía trước và đã đạt được sự phát triển mang tính lịch sử.
Mặt tích cực trong quan hệ Trung-Mỹ chủ yếu biểu hiện ở một số phương diện sau:
Thứ nhất, hai bên đạt được sự đồng thuận về việc xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới”. Tháng 6/2013, tại trang trại Annenberg, bang California (Mỹ), nguyên thủ hai nước đã đạt được sự đồng thuận về việc xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới”; tháng 3/2014, tại cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Obama ở Den Hagg (Hà Lan), Obama bày tỏ mong muốn cùng với Tập Cận Bình thúc đẩy xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ”; tháng 7/2014, trong bài phát biểu tại lễ khai mạc Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ lần thứ 6 và Tham vấn cấp cao về giao lưu nhân dân Trung-Mỹ lần thứ 5, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ hai nước Trung-Mỹ đã đạt được sự đồng thuận về việc sát cánh cùng nhau xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới”; khi Obama tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đến Trung Quốc và tham dự Hội nghị APEC tại Bắc Kinh vào tháng 11/2014, nguyên thủ hai nước đã một lần nữa xác nhận lại vấn đề trên. Cho dù vấp phải sự nghi ngờ từ nội bộ hai nước, song hai vị nguyên thủ đều có thái độ rất rõ ràng.
Thứ hai, chính phủ hai nước duy trì trao đổi chặt chẽ, cơ chế giao lưu giữa hai bên ngày càng hoàn thiện. Một là, nguyên thủ hai nước liên tục có các cuộc gặp gỡ. 5 năm qua, nguyên thủ hai nước Trung-Mỹ đã tiến hành 15 cuộc gặp, trong khi số lần gặp gỡ của cả thế kỷ trước chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Hai là, đối thoại giữa các cơ quan của chính phủ hai nước gia tăng rõ rệt, năm 2012 có 60 cuộc đối thoại, đến năm 2014 đã tăng lên 90 cuộc đối thoại. Đặc biệt là Đối thoại kinh tế chiến lược Trung-Mỹ từ 2006 - 2008 và Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ bắt đầu từ 2009 đã phát huy vai trò nổi bật trong việc thúc đẩy giao lưu hợp tác, kiểm soát bất đồng và hạn chế xung đột giữa hai nước. Trong khuôn khổ Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ lần thứ 6 tổ chức ở Bắc Kinh năm 2014, đối thoại kinh tế đã đạt được sự đồng thuận trên 4 phương diện: tăng cường hợp tác về chính sách kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư cởi mở, tăng cường hợp tác toàn cầu và quy tắc quốc tế, ủng hộ ổn định và cải cách tiền tệ, đồng thời trên cơ sở đó thực hiện sự sắp xếp mang tính cơ chế đối với 29 chương trình. Trong khi đó, đối thoại chiến lược đã đạt được kết quả ở 116 hạng mục cụ thể, nội dung liên quan đến 8 lĩnh vực, trong đó 5 lĩnh vực (hợp tác địa phương, hợp tác về năng lượng và biến đổi khí hậu, hợp tác bảo vệ môi trường, hợp tác khoa học kỹ thuật và nông nghiệp, đối thoại song phương về năng lượng - môi trường - khoa học kỹ thuật) đã có 73 chương trình có liên quan chặt chẽ đến phát triển kinh tế. Ba là, giao lưu chính thức và không chính thức giữa hai nước ngày càng gắn bó. Đến năm 2014, giữa hai nước đã có 41 cặp tỉnh - bang kết nghĩa, 201 cặp thành phố kết nghĩa. Về sự qua lại giữa nhân dân hai nước, năm 1979 chỉ có vài nghìn lượt người, đến năm 2014 đã vượt qua 4 triệu lượt người.
Thứ ba, quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước chặt chẽ, mức độ phụ thuộc lẫn nhau không ngừng gia tăng. Kim ngạch thương mại Mỹ-Trung năm 1979 chỉ đạt 2,45 tỷ USD, năm 2013 lên tới 520 tỷ USD, tăng gấp hơn hai trăm lần. Đầu tư hai chiều cũng từ chỗ rất thấp lúc mới thiết lập quan hệ, đến nay đã đạt hơn 100 tỷ USD. Hiện nay, hai nước Trung-Mỹ đều là đối tác thương mại lớn thứ hai của nhau, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ.
Thứ tư, hợp tác trong các vấn đề toàn cầu và an ninh khu vực ngày càng chặt chẽ. Về tổng thể, Trung Quốc và Mỹ luôn hợp tác cho dù vẫn còn bất đồng trong một số công việc cụ thể như từ chống khủng bố tới ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân, ứng phó với biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài chính. Ở một số khu vực quan trọng mà hai bên đều quan tâm như Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Trung Đông, hai nước tuy có cạnh tranh song vẫn lấy hợp tác làm chủ đạo.
Đương nhiên, bảng thành tích của quan hệ Trung-Mỹ vẫn có thể kéo dài thêm. Tuy nhiên, khi xem xét mặt tích cực trong mối quan hệ này, tuyệt đối không thể coi nhẹ các thách thức mà nó gặp phải. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, mặc dù quan hệ hai nước lien tục gặp trắc trở, giới nghiên cứu chiến lược hai nước cũng luôn tràn ngập tiếng nói “bôi nhọ” quan hệ Trung-Mỹ, nhưng các thách thức hiện nay gay gắt hơn bao giờ hết. Có chuyên gia cho rằng “từ an ninh mạng cho đến tranh chấp trên biển, xu hướng căng thẳng trong quan hệ Trung-Mỹ đang ngày một leo thang”.
Ví dụ như vấn đề an ninh mạng. Sự kiện Snowden xảy ra không lâu sau khi Tập Cận Bình và Obama đạt được sự đồng thuận về việc “xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới” trong “cuộc gặp ở trang trại”. Xung quanh sự kiện này, các quan chức ngoại giao hai nước đã xảy ra một cuộc khẩu chiến. Xuất phát từ đại cục, hai bên nhất trí thông qua Nhóm an ninh mạng trong khuôn khổ Đối thoại chiến lược và kinh tế để đàm phán giải quyết bất đồng, dù vậy “cây muốn lặng mà gió chẳng đừng”. Ngày 19/5/2014, Mỹ cáo buộc 5 công dân Trung Quốc làm hacker cho quân đội Trung Quốc, tuyên bố số này đã tham gia hoạt động gián điệp kinh tế mạng trong các doanh nghiệp, hiệp hội Mỹ nhằm thu thập những thông tin cơ mật về thương mại để gửi cho các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc, trong đó có cả các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc. Cùng ngày, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải đã có cuộc tiếp xúc gay gắt với đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ về sự kiện này, chỉ rõ rằng Mỹ đã dựng chuyện, trong khi việc Mỹ đánh cắp bí mật, nghe trộm đối với Trung Quốc thì ai ai cũng biết. Sự kiện này khiến Trung Quốc quyết định tạm ngừng các hoạt động của Nhóm công tác mạng Trung-Mỹ.
Mấy năm gần đây, Trung Quốc và Mỹ liên tục xảy ra tranh chấp trong các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, Hong Kong và tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, Biển Hoa Đông. Liên quan tới vấn đề này, giới học giả hai nước có cách giải thích khác nhau. Về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, phía Trung Quốc cho rằng Mỹ can dự vào các mối tranh chấp nhằm mục đích lợi dụng các nước như Nhật Bản, Philippines để kiềm chế Trung Quốc; còn các học giả Mỹ lại cho rằng Trung Quốc áp dụng chính sách ngoại giao “cấp tiến” trong các tranh chấp trên biển như tranh chấp quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) giữa Trung Quốc-Nhật Bản, tranh chấp đảo Hoàng Nham (bãi cạn Scarborough) giữa Trung Quốc với Phillippines và tranh chấp trên Biển Đông nhằm mục đích phá vỡ thế cân bằng ở khu vực, trả giá bằng việc hy sinh các đồng minh của Mỹ, hơn nữa những tranh chấp trên đã làm nổi rõ những thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với Mỹ, là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong con mắt giới truyền thông phương Tây, Trung Quốc thường được miêu tả là quốc gia không tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất đồ chơi có pha chì, ức hiếp đối thủ cạnh tranh, xem nhẹ nhân quyền, thao túng tỷ giá, chiếm đoạt tài nguyên. Thậm chí có người theo đó khẳng định “cuộc chiến thương mại và năng lượng giữa Trung Quốc và Mỹ là không thể tránh khỏi”. Tờ “Time” cho rằng việc Trung Quốc thúc đẩy Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) đã tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với chiến lược “Quan hệ đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương” (TPP), trong đó TPP lại là một trong những mắt xích quan trọng nhất trong chiến lược “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ. Tại Hội nghị APEC năm 2014, Trung Quốc đã đưa ra hàm ý “đây là thời đại mới, chúng ta cần tham gia cuộc chơi theo nguyên tắc của chúng ta”. Tạp chí “Economists” lại cho rằng “mặc dù Hội nghị cấp cao APEC tại Bắc Kinh đã thành công, song các thế lực thù địch nước lớn vẫn đang uy hiếp Thái Bình Dương”.
Trước xu thế căng thẳng ngày càng leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ, một số chuyên gia đã chỉ ra những nguyên nhân còn tồn tại. Chuyên gia về Trung Quốc nổi tiếng của Mỹ Lampton cho rằng “mất lòng tin chiến lược là thách thức chủ yếu trong quan hệ Trung-Mỹ”. Bản báo cáo do các chuyên gia Vương Tập Tư (Trung Quốc) và Kenneth Lieberthal (Mỹ) phối hợp thực hiện cũng nhấn mạnh: “Vấn đề thiếu hụt lòng tin giữa hai nước Trung-Mỹ ngày càng nghiêm trọng”, mà “bản thân sự không tin tưởng lại mang tính bào mòn”. Có thể nói, thiếu lòng tin chiến lược là trở ngại lớn nhất để quan hệ Trung-Mỹ tiếp tục tiến lên phía trước. Ngày 15/2/2012, trong bài diễn thuyết chính sách quan trọng tại Washington, ông Tập Cận Bình khi đó là Phó Chủ tịch nước Trung Quốc đã chỉ ra rằng lòng tin chiến lược luôn đứng ở vị trí hàng đầu trong số các vấn đề cốt lõi của quan hệ Trung-Mỹ.
Quan hệ Trung-Mỹ bước vào “ngã tư cuối cùng”
Nói tóm lại, mặt tích cực và mặt tiêu cực trong quan hệ Trung-Mỹ đều rất nổi bật, với động lực mạnh mẽ. Vậy quan hệ Trung-Mỹ có thể đi về đâu? Sẽ là đối kháng xung đột hay là “quan hệ nước lớn kiểu mới” lấy hợp tác cùng thắng là mặt cơ bản? Có thể nói cả hai khả năng trên đều có thể trở thành hiện thực, cũng có thể nói quan hệ Trung-Mỹ đang đứng ở “ngã tư đường”.
Giới chiến lược Mỹ có nhận thức hoàn toàn đối lập về triển vọng quan hệ Trung-Mỹ, phản ánh tương đối đầy đủ trạng thái “ngã tư đường” này. Một mặt, luận điệu bi quan đạt tới cao độ chưa từng thấy. Đa số người Mỹ cho rằng Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa đối với nước Mỹ và nhận thấy việc Trung Quốc ngày càng hùng mạnh là nguyên nhân chính khiến cục diện châu Á căng thẳng. Thậm chí có người cho rằng với dã tâm của Trung Quốc và Mỹ tại Thái Bình Dương và thực lực quân sự ngày càng hùng mạnh của Trung Quốc, một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Trung Quốc và Mỹ tại Thái Bình Dương có thể sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba.
Hai bộ mặt của quan hệ Trung-Mỹ
Quan hệ Trung-Mỹ là cặp quan hệ song phương vô cùng phức tạp, trong quá trình phát triển mấy chục năm qua vừa có mặt tích cực “đem lại sự yên vui”, vừa có mặt tiêu cực không “phù hợp với lòng người”. Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng quan hệ Trung-Mỹ đã trải qua bao thăng trầm, song về tổng thể là hướng về phía trước và đã đạt được sự phát triển mang tính lịch sử.
Mặt tích cực trong quan hệ Trung-Mỹ chủ yếu biểu hiện ở một số phương diện sau:
Thứ nhất, hai bên đạt được sự đồng thuận về việc xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới”. Tháng 6/2013, tại trang trại Annenberg, bang California (Mỹ), nguyên thủ hai nước đã đạt được sự đồng thuận về việc xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới”; tháng 3/2014, tại cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Obama ở Den Hagg (Hà Lan), Obama bày tỏ mong muốn cùng với Tập Cận Bình thúc đẩy xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ”; tháng 7/2014, trong bài phát biểu tại lễ khai mạc Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ lần thứ 6 và Tham vấn cấp cao về giao lưu nhân dân Trung-Mỹ lần thứ 5, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ hai nước Trung-Mỹ đã đạt được sự đồng thuận về việc sát cánh cùng nhau xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới”; khi Obama tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đến Trung Quốc và tham dự Hội nghị APEC tại Bắc Kinh vào tháng 11/2014, nguyên thủ hai nước đã một lần nữa xác nhận lại vấn đề trên. Cho dù vấp phải sự nghi ngờ từ nội bộ hai nước, song hai vị nguyên thủ đều có thái độ rất rõ ràng.
Thứ hai, chính phủ hai nước duy trì trao đổi chặt chẽ, cơ chế giao lưu giữa hai bên ngày càng hoàn thiện. Một là, nguyên thủ hai nước liên tục có các cuộc gặp gỡ. 5 năm qua, nguyên thủ hai nước Trung-Mỹ đã tiến hành 15 cuộc gặp, trong khi số lần gặp gỡ của cả thế kỷ trước chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Hai là, đối thoại giữa các cơ quan của chính phủ hai nước gia tăng rõ rệt, năm 2012 có 60 cuộc đối thoại, đến năm 2014 đã tăng lên 90 cuộc đối thoại. Đặc biệt là Đối thoại kinh tế chiến lược Trung-Mỹ từ 2006 - 2008 và Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ bắt đầu từ 2009 đã phát huy vai trò nổi bật trong việc thúc đẩy giao lưu hợp tác, kiểm soát bất đồng và hạn chế xung đột giữa hai nước. Trong khuôn khổ Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ lần thứ 6 tổ chức ở Bắc Kinh năm 2014, đối thoại kinh tế đã đạt được sự đồng thuận trên 4 phương diện: tăng cường hợp tác về chính sách kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư cởi mở, tăng cường hợp tác toàn cầu và quy tắc quốc tế, ủng hộ ổn định và cải cách tiền tệ, đồng thời trên cơ sở đó thực hiện sự sắp xếp mang tính cơ chế đối với 29 chương trình. Trong khi đó, đối thoại chiến lược đã đạt được kết quả ở 116 hạng mục cụ thể, nội dung liên quan đến 8 lĩnh vực, trong đó 5 lĩnh vực (hợp tác địa phương, hợp tác về năng lượng và biến đổi khí hậu, hợp tác bảo vệ môi trường, hợp tác khoa học kỹ thuật và nông nghiệp, đối thoại song phương về năng lượng - môi trường - khoa học kỹ thuật) đã có 73 chương trình có liên quan chặt chẽ đến phát triển kinh tế. Ba là, giao lưu chính thức và không chính thức giữa hai nước ngày càng gắn bó. Đến năm 2014, giữa hai nước đã có 41 cặp tỉnh - bang kết nghĩa, 201 cặp thành phố kết nghĩa. Về sự qua lại giữa nhân dân hai nước, năm 1979 chỉ có vài nghìn lượt người, đến năm 2014 đã vượt qua 4 triệu lượt người.
Thứ ba, quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước chặt chẽ, mức độ phụ thuộc lẫn nhau không ngừng gia tăng. Kim ngạch thương mại Mỹ-Trung năm 1979 chỉ đạt 2,45 tỷ USD, năm 2013 lên tới 520 tỷ USD, tăng gấp hơn hai trăm lần. Đầu tư hai chiều cũng từ chỗ rất thấp lúc mới thiết lập quan hệ, đến nay đã đạt hơn 100 tỷ USD. Hiện nay, hai nước Trung-Mỹ đều là đối tác thương mại lớn thứ hai của nhau, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ.
Thứ tư, hợp tác trong các vấn đề toàn cầu và an ninh khu vực ngày càng chặt chẽ. Về tổng thể, Trung Quốc và Mỹ luôn hợp tác cho dù vẫn còn bất đồng trong một số công việc cụ thể như từ chống khủng bố tới ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân, ứng phó với biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài chính. Ở một số khu vực quan trọng mà hai bên đều quan tâm như Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Trung Đông, hai nước tuy có cạnh tranh song vẫn lấy hợp tác làm chủ đạo.
Đương nhiên, bảng thành tích của quan hệ Trung-Mỹ vẫn có thể kéo dài thêm. Tuy nhiên, khi xem xét mặt tích cực trong mối quan hệ này, tuyệt đối không thể coi nhẹ các thách thức mà nó gặp phải. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, mặc dù quan hệ hai nước lien tục gặp trắc trở, giới nghiên cứu chiến lược hai nước cũng luôn tràn ngập tiếng nói “bôi nhọ” quan hệ Trung-Mỹ, nhưng các thách thức hiện nay gay gắt hơn bao giờ hết. Có chuyên gia cho rằng “từ an ninh mạng cho đến tranh chấp trên biển, xu hướng căng thẳng trong quan hệ Trung-Mỹ đang ngày một leo thang”.
Ví dụ như vấn đề an ninh mạng. Sự kiện Snowden xảy ra không lâu sau khi Tập Cận Bình và Obama đạt được sự đồng thuận về việc “xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới” trong “cuộc gặp ở trang trại”. Xung quanh sự kiện này, các quan chức ngoại giao hai nước đã xảy ra một cuộc khẩu chiến. Xuất phát từ đại cục, hai bên nhất trí thông qua Nhóm an ninh mạng trong khuôn khổ Đối thoại chiến lược và kinh tế để đàm phán giải quyết bất đồng, dù vậy “cây muốn lặng mà gió chẳng đừng”. Ngày 19/5/2014, Mỹ cáo buộc 5 công dân Trung Quốc làm hacker cho quân đội Trung Quốc, tuyên bố số này đã tham gia hoạt động gián điệp kinh tế mạng trong các doanh nghiệp, hiệp hội Mỹ nhằm thu thập những thông tin cơ mật về thương mại để gửi cho các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc, trong đó có cả các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc. Cùng ngày, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải đã có cuộc tiếp xúc gay gắt với đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ về sự kiện này, chỉ rõ rằng Mỹ đã dựng chuyện, trong khi việc Mỹ đánh cắp bí mật, nghe trộm đối với Trung Quốc thì ai ai cũng biết. Sự kiện này khiến Trung Quốc quyết định tạm ngừng các hoạt động của Nhóm công tác mạng Trung-Mỹ.
Mấy năm gần đây, Trung Quốc và Mỹ liên tục xảy ra tranh chấp trong các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, Hong Kong và tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, Biển Hoa Đông. Liên quan tới vấn đề này, giới học giả hai nước có cách giải thích khác nhau. Về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, phía Trung Quốc cho rằng Mỹ can dự vào các mối tranh chấp nhằm mục đích lợi dụng các nước như Nhật Bản, Philippines để kiềm chế Trung Quốc; còn các học giả Mỹ lại cho rằng Trung Quốc áp dụng chính sách ngoại giao “cấp tiến” trong các tranh chấp trên biển như tranh chấp quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) giữa Trung Quốc-Nhật Bản, tranh chấp đảo Hoàng Nham (bãi cạn Scarborough) giữa Trung Quốc với Phillippines và tranh chấp trên Biển Đông nhằm mục đích phá vỡ thế cân bằng ở khu vực, trả giá bằng việc hy sinh các đồng minh của Mỹ, hơn nữa những tranh chấp trên đã làm nổi rõ những thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với Mỹ, là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong con mắt giới truyền thông phương Tây, Trung Quốc thường được miêu tả là quốc gia không tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất đồ chơi có pha chì, ức hiếp đối thủ cạnh tranh, xem nhẹ nhân quyền, thao túng tỷ giá, chiếm đoạt tài nguyên. Thậm chí có người theo đó khẳng định “cuộc chiến thương mại và năng lượng giữa Trung Quốc và Mỹ là không thể tránh khỏi”. Tờ “Time” cho rằng việc Trung Quốc thúc đẩy Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) đã tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với chiến lược “Quan hệ đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương” (TPP), trong đó TPP lại là một trong những mắt xích quan trọng nhất trong chiến lược “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ. Tại Hội nghị APEC năm 2014, Trung Quốc đã đưa ra hàm ý “đây là thời đại mới, chúng ta cần tham gia cuộc chơi theo nguyên tắc của chúng ta”. Tạp chí “Economists” lại cho rằng “mặc dù Hội nghị cấp cao APEC tại Bắc Kinh đã thành công, song các thế lực thù địch nước lớn vẫn đang uy hiếp Thái Bình Dương”.
Trước xu thế căng thẳng ngày càng leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ, một số chuyên gia đã chỉ ra những nguyên nhân còn tồn tại. Chuyên gia về Trung Quốc nổi tiếng của Mỹ Lampton cho rằng “mất lòng tin chiến lược là thách thức chủ yếu trong quan hệ Trung-Mỹ”. Bản báo cáo do các chuyên gia Vương Tập Tư (Trung Quốc) và Kenneth Lieberthal (Mỹ) phối hợp thực hiện cũng nhấn mạnh: “Vấn đề thiếu hụt lòng tin giữa hai nước Trung-Mỹ ngày càng nghiêm trọng”, mà “bản thân sự không tin tưởng lại mang tính bào mòn”. Có thể nói, thiếu lòng tin chiến lược là trở ngại lớn nhất để quan hệ Trung-Mỹ tiếp tục tiến lên phía trước. Ngày 15/2/2012, trong bài diễn thuyết chính sách quan trọng tại Washington, ông Tập Cận Bình khi đó là Phó Chủ tịch nước Trung Quốc đã chỉ ra rằng lòng tin chiến lược luôn đứng ở vị trí hàng đầu trong số các vấn đề cốt lõi của quan hệ Trung-Mỹ.
Quan hệ Trung-Mỹ bước vào “ngã tư cuối cùng”
Nói tóm lại, mặt tích cực và mặt tiêu cực trong quan hệ Trung-Mỹ đều rất nổi bật, với động lực mạnh mẽ. Vậy quan hệ Trung-Mỹ có thể đi về đâu? Sẽ là đối kháng xung đột hay là “quan hệ nước lớn kiểu mới” lấy hợp tác cùng thắng là mặt cơ bản? Có thể nói cả hai khả năng trên đều có thể trở thành hiện thực, cũng có thể nói quan hệ Trung-Mỹ đang đứng ở “ngã tư đường”.
Giới chiến lược Mỹ có nhận thức hoàn toàn đối lập về triển vọng quan hệ Trung-Mỹ, phản ánh tương đối đầy đủ trạng thái “ngã tư đường” này. Một mặt, luận điệu bi quan đạt tới cao độ chưa từng thấy. Đa số người Mỹ cho rằng Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa đối với nước Mỹ và nhận thấy việc Trung Quốc ngày càng hùng mạnh là nguyên nhân chính khiến cục diện châu Á căng thẳng. Thậm chí có người cho rằng với dã tâm của Trung Quốc và Mỹ tại Thái Bình Dương và thực lực quân sự ngày càng hùng mạnh của Trung Quốc, một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Trung Quốc và Mỹ tại Thái Bình Dương có thể sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba.
Mặt khác, vẫn có nhiều người giữ thái độ lạc quan thận trọng. Có học giả Mỹ cho rằng ở mức độ nào đó, quan hệ Trung-Mỹ giống như một cặp vợ chồng cũ, có bất mãn, có oán giận, chỉ trích lẫn nhau, song vẫn phụ thuộc vào nhau; mặc dù sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thách thức quyền thống trị của Mỹ ở khu vực và trên toàn cầu, song hai nước không chắc xảy ra xung đột, hợp tác vẫn là phương hướng chủ đạo để phát triển quan hệ hai nước, “quan hệ Trung-Mỹ là mối quan hệ hợp tác mà không va chạm”; nếu hai bên lựa chọn phương thức hợp tác thì dễ dàng quản lý các vấn đề toàn cầu, nếu hai bên đều tìm kiếm phương thức gây tổn hại cho đối phương thì các vấn đề toàn cầu càng trở nên nan giải.
Trên thực tế, quan hệ Trung-Mỹ từng nhiều lần được cho là đứng ở “ngã tư đường”. Giữa những năm 1990, giới nghiên cứu chiến lược Mỹ từng tranh luận quyết liệt chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc nên là “tiếp xúc” hay “kiềm chế”, có học giả dự đoán xung đột Trung-Mỹ sẽ sớm xảy ra, cũng có chuyên gia cho rằng thực lực của Trung Quốc vẫn còn yếu nên vấn đề quan tâm chủ yếu của nước này là giữ an toàn cho bản thân. Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc như thế nào sẽ quyết định quan hệ Trung-Mỹ rẽ theo hướng nào. Trong 10 năm đầu thế kỷ 21, giới nghiên cứu chiến lược Mỹ đã tổ chức một cuộc thảo luận có quy mô lớn liên quan đến việc Trung Quốc có thể trỗi dậy hoà bình hay không. “Báo cáo đánh giá quốc phòng 4 năm một” năm 2006 gọi Trung Quốc là nước đứng ở “ngã tư chiến lược”. Mặc dù vậy, việc Trung Quốc làm như thế nào sẽ quyết định lối rẽ của quan hệ Trung-Mỹ trong tương lai.
Tuy nhiên, mối quan hệ đứng ở “ngã tư đường” giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay lại không giống như trước đây, nguyên nhân nằm ở địa vị sức mạnh của hai nước này và sự định vị quan hệ Trung-Mỹ đã có những thay đổi rõ rệt. Trước đây, khi quan hệ Trung-Mỹ nằm ở “ngã tư đường”, sự chênh lệch thực lực giữa hai nước là rất xa, Mỹ là siêu cường duy nhất có thực lực vượt trội, trong khi Trung Quốc chỉ là một thành viên bình thường trong số “các cường quốc”, quan hệ hai nước là quan hệ giữa một siêu cường với một nước lớn bình thường. Đối với Mỹ, quan hệ Mỹ-Trung chỉ là một trong những cặp quan hệ nước lớn trong bố cục ngoại giao của nước này, ở tầm giống như quan hệ Mỹ-Nga, quan hệ Mỹ-Âu, quan hệ Mỹ-Nhật. Dưới sự định vị quan hệ song phương như vậy, Mỹ phần nhiều xem xét vị trí và vai trò của Trung Quốc trong các lĩnh vực cụ thể như thị trường, an ninh khu vực, chống khủng bố, ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân, cho dù hai nước có xu hướng đối kháng thì Mỹ cũng chỉ có thể chịu tổn thất ở các lĩnh vực liên quan mà không bị tổn hại mang tính toàn cục hay chiến lược.
Trên thực tế, quan hệ Trung-Mỹ từng nhiều lần được cho là đứng ở “ngã tư đường”. Giữa những năm 1990, giới nghiên cứu chiến lược Mỹ từng tranh luận quyết liệt chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc nên là “tiếp xúc” hay “kiềm chế”, có học giả dự đoán xung đột Trung-Mỹ sẽ sớm xảy ra, cũng có chuyên gia cho rằng thực lực của Trung Quốc vẫn còn yếu nên vấn đề quan tâm chủ yếu của nước này là giữ an toàn cho bản thân. Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc như thế nào sẽ quyết định quan hệ Trung-Mỹ rẽ theo hướng nào. Trong 10 năm đầu thế kỷ 21, giới nghiên cứu chiến lược Mỹ đã tổ chức một cuộc thảo luận có quy mô lớn liên quan đến việc Trung Quốc có thể trỗi dậy hoà bình hay không. “Báo cáo đánh giá quốc phòng 4 năm một” năm 2006 gọi Trung Quốc là nước đứng ở “ngã tư chiến lược”. Mặc dù vậy, việc Trung Quốc làm như thế nào sẽ quyết định lối rẽ của quan hệ Trung-Mỹ trong tương lai.
Tuy nhiên, mối quan hệ đứng ở “ngã tư đường” giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay lại không giống như trước đây, nguyên nhân nằm ở địa vị sức mạnh của hai nước này và sự định vị quan hệ Trung-Mỹ đã có những thay đổi rõ rệt. Trước đây, khi quan hệ Trung-Mỹ nằm ở “ngã tư đường”, sự chênh lệch thực lực giữa hai nước là rất xa, Mỹ là siêu cường duy nhất có thực lực vượt trội, trong khi Trung Quốc chỉ là một thành viên bình thường trong số “các cường quốc”, quan hệ hai nước là quan hệ giữa một siêu cường với một nước lớn bình thường. Đối với Mỹ, quan hệ Mỹ-Trung chỉ là một trong những cặp quan hệ nước lớn trong bố cục ngoại giao của nước này, ở tầm giống như quan hệ Mỹ-Nga, quan hệ Mỹ-Âu, quan hệ Mỹ-Nhật. Dưới sự định vị quan hệ song phương như vậy, Mỹ phần nhiều xem xét vị trí và vai trò của Trung Quốc trong các lĩnh vực cụ thể như thị trường, an ninh khu vực, chống khủng bố, ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân, cho dù hai nước có xu hướng đối kháng thì Mỹ cũng chỉ có thể chịu tổn thất ở các lĩnh vực liên quan mà không bị tổn hại mang tính toàn cục hay chiến lược.
Hiện nay lại không như vậy. Trung Quốc đã vượt qua một số nước “mạnh” khác trong số “các cường quốc” để trở thành cường quốc số 2 thế giới về sức mạnh tổng hợp, đồng thời có tiềm lực và xu thế đuổi kịp, thậm chí vượt qua Mỹ. Tương ứng với đó, quan hệ Trung-Mỹ hiện nay cũng biến chuyển thành quan hệ giữa một nước lớn trỗi dậy với quốc gia bá quyền. Lúc này, bất kể là đối kháng hay hợp tác với Mỹ, Trung Quốc đều có ý nghĩa mang tính chiến lược, toàn cục. Xét từ kinh nghiệm lịch sử, quan hệ giữa nước lớn trỗi dậy với quốc gia bá quyền thường khó thoát khỏi “bi kịch chính trị nước lớn” hoặc “cái bẫy Thucydides” (hậu quả xảy ra khi một nước lớn trỗi dậy khiến cường quốc đang tại vị lo ngại mất quyền lợi, làm cho cả hai rơi vào tình trạng chiến tranh - ND).
Vì vậy, “ngã tư đường” lúc này đều hết sức quan trọng đối với Mỹ và Trung Quốc. Nếu rẽ sai hướng, đối với cả hai nước sẽ là những đòn chí mạng, tổn hại là rất khó tránh khỏi và khẳng định hai bên sẽ cùng thiệt hại, cả hai nước đều rất có thể mất đi địa vị sức mạnh hiện nay; nếu rẽ đúng hướng, quan hệ Trung - Mỹ lại sẽ bước lên một nấc thang mới, mặt hợp tác có thể sẽ lấn áp mặt cạnh tranh, như vậy sẽ rất khó lặp lại vấn đề quan hệ hai nước đi về đâu. Bất luận trong tình hình nào, quan hệ Trung-Mỹ đều rất ít có khả năng tái hiện lại thời điểm then chốt như hiện nay. Vì vậy, xét từ ý nghĩa này, quan hệ Trung-Mỹ hiện nay đang nằm ở “ngã tư cuối cùng”.
Giới học giả và quan chức Mỹ đều đưa ra nhận định của mình về “ngã tư cuối cùng” này. Chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc và Đông Á thuộc Quỹ Carnegie, Michael Swaine, cho rằng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội Trung Quốc, quan hệ thương mại ngày càng gắn kết giữa Trung Quốc với các nước trên thế giới và sức ảnh hưởng quốc tế không ngừng tăng lên của Trung Quốc là thách thức lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt trong thế kỷ 21. Trong bài viết “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton cho rằng Trung Quốc là một trong những nước được chú ý nhất trong số những đối tác mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ với Trung Quốc là một trong những quan hệ song phương có tính thách thức nhất và ảnh hưởng lớn nhất Mỹ phải quản lý trong lịch sử nước Mỹ; quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ “có lợi ích liên quan, không dễ thất bại”.
Tuy vậy, nhận biết được “không dễ thất bại” là một chuyện, để “không thất bại” trở thành hiện thực lại là một chuyện khác. Trên thực tế, dường như cứ khi nào hai nước có thực lực tương đương thì lại thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ đi theo chiều ngược lại. Tại cuộc gặp ở Trung Nam Hải, Tập Cận Bình và Obama đã tái khẳng định việc cùng thúc đẩy xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới”, điều này làm cho người ta cảm nhận được quan hệ Trung-Mỹ đang rẽ đúng hướng. Tuy nhiên, tính không xác định vẫn tồn tại, việc “chuyển hướng” vẫn có khả năng chuyển biến xấu đi. Một là, chưa thể dự đoán liệu người kế nhiệm của Obama sau hai năm nữa có thể kiên trì thực hiện chính sách đối với Trung Quốc hiện nay hay không. Năm 2001, sau khi lên cầm quyền, chính quyền Đảng Cộng hoà của Bush (con) đã vứt bỏ hoàn toàn chính sách đối với Trung Quốc của người tiền nhiệm. Hai là, chính sách của Obama đối với Trung Quốc hiện nay vẫn chịu sự hạn chế của chính trị nội bộ. Xuất phát từ toan tính cho cuộc bầu cử sắp tới, Đảng Cộng hoà sẽ không tự nguyện để Đảng Dân chủ gặt hái thành quả ngoại giao; các tập đoàn công nghiệp quốc phòng cần quan hệ Trung-Mỹ duy trì mức độ căng thẳng nhất định để tạo thuận lợi cho việc quảng bá “thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc”. Sự kiện ném bom nhầm năm 1999 xảy ra không lâu sau chuyến thăm của nguyên thủ hai nước và xác lập “quan hệ đối tác chiến lược mang tính xây dựng”. Quan hệ Trung-Mỹ vẫn chưa thể vượt qua được “ngã tư cuối cùng”.
Quan hệ Trung-Mỹ trong tầm nhìn chiến lược quốc tế của Trung Quốc
Đối với Trung Quốc, chiến lược phù hợp với lợi ích căn bản của đất nước là thúc đẩy Trung-Mỹ hợp tác mà không đối đầu. Về vấn đề này, Trung Quốc cần tiếp tục tập trung nhận thức chung, loại bỏ rào cản, giữ vững niềm tin.
Trải qua 65 năm xây dựng, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ hơn 35 năm kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, địa vị sức mạnh của Trung Quốc đã khác trước đây. Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu “giấc mộng Trung Hoa” vẫn còn phải đi một chặng đường rất dài, Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển, nằm ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, tổng số người nghèo của Trung Quốc vẫn xếp thứ hai thế giới. Vì vậy, Trung Quốc cần tiếp tục “miệt mài làm việc”, tập trung sức lực để mưu cầu phát triển. Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định: “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm là nhiệm vụ tất yếu để chấn hưng đất nước, phát triển vẫn là mấu chốt để giải quyết các vấn đề của đất nước”.
Giới học giả và quan chức Mỹ đều đưa ra nhận định của mình về “ngã tư cuối cùng” này. Chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc và Đông Á thuộc Quỹ Carnegie, Michael Swaine, cho rằng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội Trung Quốc, quan hệ thương mại ngày càng gắn kết giữa Trung Quốc với các nước trên thế giới và sức ảnh hưởng quốc tế không ngừng tăng lên của Trung Quốc là thách thức lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt trong thế kỷ 21. Trong bài viết “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton cho rằng Trung Quốc là một trong những nước được chú ý nhất trong số những đối tác mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ với Trung Quốc là một trong những quan hệ song phương có tính thách thức nhất và ảnh hưởng lớn nhất Mỹ phải quản lý trong lịch sử nước Mỹ; quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ “có lợi ích liên quan, không dễ thất bại”.
Tuy vậy, nhận biết được “không dễ thất bại” là một chuyện, để “không thất bại” trở thành hiện thực lại là một chuyện khác. Trên thực tế, dường như cứ khi nào hai nước có thực lực tương đương thì lại thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ đi theo chiều ngược lại. Tại cuộc gặp ở Trung Nam Hải, Tập Cận Bình và Obama đã tái khẳng định việc cùng thúc đẩy xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới”, điều này làm cho người ta cảm nhận được quan hệ Trung-Mỹ đang rẽ đúng hướng. Tuy nhiên, tính không xác định vẫn tồn tại, việc “chuyển hướng” vẫn có khả năng chuyển biến xấu đi. Một là, chưa thể dự đoán liệu người kế nhiệm của Obama sau hai năm nữa có thể kiên trì thực hiện chính sách đối với Trung Quốc hiện nay hay không. Năm 2001, sau khi lên cầm quyền, chính quyền Đảng Cộng hoà của Bush (con) đã vứt bỏ hoàn toàn chính sách đối với Trung Quốc của người tiền nhiệm. Hai là, chính sách của Obama đối với Trung Quốc hiện nay vẫn chịu sự hạn chế của chính trị nội bộ. Xuất phát từ toan tính cho cuộc bầu cử sắp tới, Đảng Cộng hoà sẽ không tự nguyện để Đảng Dân chủ gặt hái thành quả ngoại giao; các tập đoàn công nghiệp quốc phòng cần quan hệ Trung-Mỹ duy trì mức độ căng thẳng nhất định để tạo thuận lợi cho việc quảng bá “thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc”. Sự kiện ném bom nhầm năm 1999 xảy ra không lâu sau chuyến thăm của nguyên thủ hai nước và xác lập “quan hệ đối tác chiến lược mang tính xây dựng”. Quan hệ Trung-Mỹ vẫn chưa thể vượt qua được “ngã tư cuối cùng”.
Quan hệ Trung-Mỹ trong tầm nhìn chiến lược quốc tế của Trung Quốc
Đối với Trung Quốc, chiến lược phù hợp với lợi ích căn bản của đất nước là thúc đẩy Trung-Mỹ hợp tác mà không đối đầu. Về vấn đề này, Trung Quốc cần tiếp tục tập trung nhận thức chung, loại bỏ rào cản, giữ vững niềm tin.
Trải qua 65 năm xây dựng, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ hơn 35 năm kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, địa vị sức mạnh của Trung Quốc đã khác trước đây. Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu “giấc mộng Trung Hoa” vẫn còn phải đi một chặng đường rất dài, Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển, nằm ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, tổng số người nghèo của Trung Quốc vẫn xếp thứ hai thế giới. Vì vậy, Trung Quốc cần tiếp tục “miệt mài làm việc”, tập trung sức lực để mưu cầu phát triển. Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định: “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm là nhiệm vụ tất yếu để chấn hưng đất nước, phát triển vẫn là mấu chốt để giải quyết các vấn đề của đất nước”.
Chỉ cần an ninh đất nước không bị đe dọa, Trung Quốc sẽ không từ bỏ phương châm đã định “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”. Dựa vào thuộc tính cơ bản của chủ nghĩa xã hội, trong thời gian tới dù bước vào hàng ngũ các nước phát triển, thực lực tổng hợp đứng đầu thế giới, Trung Quốc sẽ không bành trướng ra bên ngoài để tìm cách bá quyền. Đặng Tiểu Bình đã sớm chỉ ra rằng “cái chúng ta làm là chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, là chủ nghĩa xã hội không ngừng phát triển, là chủ nghĩa xã hội với chủ trương hoà bình”, Trung Quốc “không những hiện tại không xưng bá, trong tương lai có phát triển cũng sẽ không xưng bá”.
Phương hướng chiến lược lớn “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” đã quyết định về mặt chiến lược quốc tế, Trung Quốc vẫn cần giương cao ngọn cờ hoà bình - phát triển - hợp tác; làm theo “tư duy phát triển”, “tư duy hoà bình”, “tư duy hợp tác” chứ không phải “tư duy cách mạng”, “tư duy đấu tranh”. Áp dụng vào quan hệ với Mỹ, Trung Quốc cần nỗ lực hết mức để tìm kiếm hợp tác, tránh xung đột đối kháng.
Từ tầm nhìn chiến lược quốc tế của Trung Quốc cho thấy giá trị của Mỹ đối với Trung Quốc chủ yếu thể hiện trên một số phương diện sau:
Thứ nhất, Mỹ là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Trung Quốc. Quan hệ kinh tế Trung-Mỹ có tính tương hỗ rất mạnh, điều này làm cho Mỹ - đối tác kinh tế có giá trị đặc biệt không thể thay thế. Đà phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy tiềm lực phát triển to lớn của nền kinh tế Mỹ, ví dụ sự trở lại của ngành chế tạo, khai thác khí đá phiến và xu thế tự cấp nguồn năng lượng liên quan báo hiệu tầm quan trọng của đối tác kinh tế Mỹ sẽ còn tiếp tục phát huy.
Thứ hai, Mỹ vẫn là mục tiêu mở cửa quan trọng nhất của Trung Quốc. Trong thời đại toàn cầu hoá, mở cửa ra bên ngoài vẫn là lựa chọn tất yếu của tất cả các nước có nhu cầu phát triển nhanh về kinh tế. Năm đó, khi bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa ra bên ngoài, Đặng Tiểu Bình đặc biệt coi trọng việc mở cửa ra các nước phát triển phương Tây, nhất là Mỹ. Ngày 29/1/1979, đúng vào mùng 1 Tết âm lịch, Đặng Tiểu Bình lên đường đi thăm Mỹ. Trong thời gian ở thăm Mỹ, một chuyên gia uyên thâm về các vấn đề quốc tế tháp tùng hỏi Đặng Tiểu Bình, vì sao Trung Quốc phải mở cửa và vì sao lại chủ yếu mở cửa cho Mỹ và châu Âu? Đặng Tiểu Bình trả lời những nước theo Mỹ đều đã giàu mạnh rồi. Mục đích mở cửa ra bên ngoài của Trung Quốc ngoài việc thu được vốn, thị trường, kỹ thuật, quan trọng hơn là học tập kinh nghiệm quản lý, phương thức làm kinh tế thị trường, đặc biệt là tinh thần và kinh nghiệm đổi mới. Sau hơn 35 năm cải cách mở cửa, công cuộc phát triển kinh tế của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu thu hút sự chú ý của cả thế giới, tuy nhiên vẫn còn kém xa so với các nước phát triển. Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra “chiến lược thực hiện phát triển theo định hướng đổi mới”, mặc dù Trung Quốc ngày càng nhấn mạnh tự chủ đổi mới, song “tự chủ đổi mới không phải là xa rời thực tế, không phải là bài xích việc học tập những cái tiên tiến, không phải là tự khép kín với thế giới bên ngoài”, mà là “cần phải tích cực hơn nữa trong triển khai giao lưu hợp tác quốc tế về khoa học kỹ thuật, sử dụng tốt hai nguồn khoa học kỹ thuật quốc tế và trong nước”. Mỹ là cường quốc về khoa học kỹ thuật và về đổi mới đã được thừa nhận, chắc chắn sẽ mang lại cho Trung Quốc rất nhiều điều có thể học tập, kế thừa.
Thứ ba, việc Trung Quốc xây dựng môi trường quốc tế hoà bình, ổn định không thể tách rời hợp tác với Mỹ. Trung Quốc muốn tập trung sức lực để phát triển thì cần phải có một môi trường quốc tế hoà bình, ổn định. Môi trường quốc tế này trước hết là cục diện hoà bình tổng thể của thế giới. Về phương diện này, các nước lớn có trách nhiệm đặc biệt và phát huy vai trò đặc biệt, trong đó vai trò của Mỹ chắc chắn là không thể thay thế. Chính Chủ tịch Tập Cận Bình từng nói rằng Trung Quốc và Mỹ có trách nhiệm chung trong việc bảo vệ hoà bình và ổn định thế giới, thúc đẩy nhân loại phát triển, tiến bộ.
Thứ tư, Trung Quốc và Mỹ có tiềm lực hợp tác rất lớn trong thúc đẩy quản lý toàn cầu. Đi kèm với toàn cầu hoá, thông tin hoá, các vấn đề mang tính toàn cầu hoá đòi hỏi cộng đồng quốc tế chung sức ứng phó ngày càng nhiều. Rất nhiều vấn đề toàn cầu đang ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài của Trung Quốc. Cùng với việc Trung Quốc tăng cường mở cửa và vai trò trên vũ đài quốc tế ngày càng nổi bật, sự ảnh hưởng trên có thể ngày càng rõ nét. Việc thúc đẩy quản lý toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước lớn. Trung Quốc và Mỹ là hai nước lớn hàng đầu về sức mạnh tổng hợp, tăng cường hợp tác trong việc quản lý toàn cầu vừa là yêu cầu thực hiện trách nhiệm của nước lớn, vừa phù hợp với lợi ích lâu dài của bản thân hai nước. Chuyên gia phân tích Michael Swaine từng nói: “Trung Quốc cũng bị chủ nghĩa khủng bố tấn công, sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời là nguyên nhân chủ yếu khiến toàn cầu ấm lên, là vườn ươm của bệnh tật toàn cầu (dân số khổng lồ, tiềm ẩn nguồn động vật gây bệnh); chỉ khi nào Trung Quốc và Mỹ hợp tác mới có thể giải quyết những vấn đề này, nếu không có sự hợp tác chặt chẽ của hai nước thì không thể giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu nói trên.”
Thứ năm, Mỹ là đối tác quan trọng của Trung Quốc trong một số lĩnh vực an ninh. Trong bài phát biểu tại Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban An ninh quốc gia, Tập Cận Bình đã đưa ra vấn đề an ninh trong 11 lĩnh vực. Trong đó, Mỹ là nhân tố đe dọa đối với một số lĩnh vực như an ninh chính trị, an ninh quân sự và an ninh thông tin; nhưng Mỹ lại là lực lượng hợp tác trong một số lĩnh vực như an ninh kinh tế, an ninh tài nguyên và an ninh hạt nhân. An ninh kinh tế là cơ sở của hệ thống an ninh quốc gia Trung Quốc, đặc biệt quan trọng đối với an ninh chung của đất nước.
Trong an ninh kinh tế, then chốt nhất là an ninh tài chính. Mỹ là cường quốc tài chính hàng đầu thế giới, không nước nào có thể sánh được Mỹ về sức ảnh hưởng đối với việc ổn định tài chính quốc tế. Trung Quốc có nguồn dự trữ ngoại hối lớn đồng USD, quan hệ tài chính giữa hai nước rất chặt chẽ. Trong thời kỳ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, hai nước Trung-Mỹ đã hợp tác rất tốt trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng, đây là hợp tác cùng thắng cùng có lợi. An ninh tài nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng với Trung Quốc - nước có đông dân số và tương đối thiếu thốn tài nguyên, bất luận là đối với an ninh tổng thể hay đối với việc phát triển bền vững. Trung Quốc và Mỹ có không gian hợp tác lớn về an ninh tài nguyên. Từ kiểm giá soát giá dầu mỏ và khí đốt cho tới rất nhiều lĩnh vực như khai thác các nguồn năng lượng mới ví dụ khí đá phiến, điện hạt nhân, Mỹ đều có thể cung cấp những gì có thể học tập, kế thừa. Nếu xảy ra vấn đề về an ninh hạt nhân, có thể liên quan đến rất nhiều phương diện như quốc phòng, dân sinh, môi trường ngay cả an ninh chính trị, thậm chí sẽ tạo ra tai họa lớn. Đối với Trung Quốc, mối đe dọa an ninh hạt nhân chủ yếu đến từ 3 phương diện: một là, các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc bị các thế lực thù địch tấn công; hai là, chủ nghĩa khủng bố hạt nhân; ba là các nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân xảy ra sự cố hạt nhân có thể dẫn đến khuếch tán các vật liệu ô nhiễm hạt nhân vào Trung Quốc. Trung Quốc và Mỹ có lợi ích chung và tiềm lực hợp tác rất lớn trong việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và chủ nghĩa khủng bố hạt nhân, chia sẻ công nghệ hạt nhân và kinh nghiệm đảm bảo an ninh hạt nhân. Nói tóm lại, mặc dù mặt cạnh tranh trong quan hệ Trung-Mỹ đang tăng lên, Mỹ là lực lượng thách thức chủ yếu nhất của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực an ninh, nhưng cũng là đối tác hợp tác không thể thay thế đối với sự phát triển và một số lĩnh vực an ninh của Trung Quốc.
Làm thế nào thúc đẩy sự tương tác tích cực trong quan hệ Trung-Mỹ?
Phát triển quan hệ Trung-Mỹ tất nhiên đòi hỏi nỗ lực chung của cả hai nước, nhưng đối với Trung Quốc, quan trọng hơn là cần thể hiện thái độ tích cực, thúc đẩy quan hệ hai nước có những tác động tích cực lẫn nhau và xây dựng đúng hướng đi. Bên cạnh kiên trì thúc đẩy hợp tác cùng thắng trong các lĩnh vực, hiện nay Trung Quốc cần phải nỗ lực thúc đẩy ở 3 mặt sau:
Thứ nhất, thúc đẩy giới nghiên cứu chiến lược hai nước tăng cường sự đồng thuận về “xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới”. Sau khi đưa ra ý tưởng “quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ”, mặc dù nhận được sự hưởng ứng của giới chức Mỹ, song trong hai năm qua, xem xét từ tình hình nghiên cứu của giới học giả, phía Mỹ tỏ ra khá trầm lắng, không được sôi nổi như Trung Quốc, hai bên rõ ràng tồn tại sự chênh lệch về mức độ quan tâm đối với “quan hệ nước lớn kiểu mới”. Tình hình này không có gì khó hiểu. Trước đây khi Mỹ vừa đưa ra cách gọi “bên có lợi ích liên quan”, mất một thời gian Trung Quốc mới tiếp nhận cách nói này, trong khi người Mỹ có thói quen tự đưa ra khái niệm để người khác tiếp nhận. Bất kể như thế nào, việc xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ” cũng phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và trào lưu thời đại. Khái niệm “G-2” được Mỹ đưa ra vài năm trước có hơi hướng “chính trị phe nhóm” của thời đại cũ, việc Trung Quốc không tiếp nhận khái niệm này cũng là có lý. Đối với Trung Quốc, cần tận dụng mọi cơ hội để tiến hành trao đổi về “quan hệ nước lớn kiểu mới”, thúc đẩy hai bên hình thành nhiều sự đồng thuận hơn nữa. Trên thực tế, một số học giả Mỹ từng đưa ra cách nhìn nhận về “quan hệ nước lớn kiểu mới”. Giáo sư Ellison của Đại học Harvard từng nhận định: “Đối với nguyên thủ hai nước, quan hệ nước lớn kiểu mới vừa là cơ hội vừa là trách nhiệm, xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới có thể giúp Trung-Mỹ thiết lập quan hệ đối tác hợp tác đồng thời tránh rơi vào cái bẫy Thucydides, do đó hai nước cần nỗ lực làm cho quan hệ nước lớn kiểu mới trở thành hiện thực chứ không dừng lại ở khẩu hiệu”. Có học giả khác cho rằng mặc dù hiện có nhiều tranh cãi về ý tưởng quan hệ nước lớn kiểu mới, nhưng việc tìm ra một con đường chung thành công đều hết sức quan trọng đối với Trung Quốc và Mỹ, hai nước cần chung sức xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới. Chủ nhiệm Trung tâm các vấn đề toàn cầu Thanh Hoa – Carnegie, Hán Lỗi, cho rằng để xây dựng được “quan hệ nước lớn kiểu mới” có sức phát triển, cần phải làm cho nhân dân hai nước tin rằng mối quan hệ này đã thể hiện lợi ích quốc gia của hai nước.
Thứ hai, tăng cường lòng tin chiến lược, đảm bảo hai nước không xung đột, không đối kháng. Điểm đầu tiên trong nội hàm “quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ” là không xung đột, không đối kháng. Đây là cơ sở của “quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ”, cũng là mục đích chính khi đưa ra ý tưởng này. Muốn đảm bảo không xung đột, không đối kháng thì cần phải có lòng tin chiến lược. Tập Cận Bình đề xuất xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ” trên 4 phương diện, trong đó điểm đầu tiên là tăng cường sự hiểu biết và lòng tin chiến lược giữa hai nước. Điều này thực ra cũng hàm ý rằng giữa hai nước đang thiếu hụt lòng tin chiến lược. Cùng với việc quan hệ Trung-Mỹ nâng cấp thành quan hệ giữa nước lớn trỗi dậy và quốc gia bá quyền, thiếu lòng tin chiến lược là thách thức chủ chốt và vấn đề lớn nhất trong quan hệ Trung-Mỹ. Cựu Chủ tịch Ngân hàng Morgan Stanley khu vực châu Á, Stephen Roach, đã dùng cụm từ “vô cùng thất vọng” để tổng kết thành quả của Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ lần thứ 6. Ông cho rằng vòng đối thoại này đã trở thành “nơi một loạt chủ đề được diễn thuyết hay được đọc từ văn bản”, nguyên nhân chủ yếu là chưa giải quyết được mối đe dọa lớn nhất và ngày càng nghiêm trọng trong quan hệ Trung-Mỹ thiếu lòng tin chiến lược. Ông cũng cho rằng hiệp định đầu tư (BIT) đối với Trung Quốc và Mỹ là cùng thắng, tuy nhiên tiến trình đàm phán BIT chậm là một thực tế không cần tranh cãi, nguyên nhân là do sự thiếu hụt lòng tin tức là mối hoài nghi chiến lược không ngừng giảm sút tăng lên.
Thiếu lòng tin chiến lược hay mối hoài nghi chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ thực sự đang tồn tại. Đối với Mỹ, mặc dù Trung Quốc luôn khẳng định nước này trỗi dậy hoà bình, không phải là một quốc gia sử dụng vũ lực để “phá hoại hiện trạng”, nhưng Mỹ không muốn tin vào lời tuyên bố này, cho rằng ý đồ chiến lược của Trung Quốc không rõ ràng. Đối với Trung Quốc, một vài ý đồ chiến lược của Mỹ cũng rất đáng ngờ, ví dụ như chiến lược “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” của Chính quyền Obama, thái độ của Mỹ đối với các vấn đề xung quanh Trung Quốc, đặc biệt là đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, Biển Hoa Đông và kiến nghị gạt Trung Quốc ra ngoài “Quan hệ đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPP) đều thể hiện ý đồ Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc.
Nguyên nhân chủ yếu của việc Trung Quốc và Mỹ thiếu hụt lòng tin chiến lược nằm ở tư duy chính trị quyền lực đã ăn sâu bén rễ. Đương nhiên, vẫn còn một số nhân tố cụ thể khác cũng góp phần thúc đẩy sự thiếu hụt lòng tin chiến lược giữa hai nước. Vương Tập Tư đã đưa ra 3 nhân tố: một là, từ khi thành lập nước Trung Quốc (1949) đến nay, giữa hai chính thể đã tồn tại khác biệt hoàn toàn về truyền thống chính trị, hệ giá trị và văn hoá; hai là, hai bên chưa thực sự hiểu về quá trình quyết sách, quan hệ giữa chính quyền và các thực thể khác của nước đối phương; ba là, sự thu hẹp khoảng cách về thực lực giữa Mỹ và Trung Quốc lại dẫn đến “sự thay đổi tế nhị về tâm lý thái độ”. Giáo sư Lampton lại cho rằng trước việc Trung Quốc khuếch trương thực lực, Mỹ lại quá lo ngại về điểm yếu của mình. Nghiên cứu của các học giả trên rất có giá trị bởi vì “có tìm được gốc bệnh mới có thể cho thuốc chữa trị”.
Thứ ba, tăng cường tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Tôn trọng lẫn nhau là một nội hàm trong “quan hệ nước lớn kiểu mới”, có ngụ ý rất sâu sắc. Quan hệ đồng minh trong quan hệ nước lớn kiểu cũ thường do một bên giữ chủ đạo, rất khó có sự tôn trọng lẫn nhau. Quan hệ Trung-Mỹ không thể tiến tới quan hệ đồng minh, đây là do đặc tính nhà nước xã hội chủ nghĩa và quan niệm ngoại giao của Trung Quốc quyết định. Trung Quốc trước sau như một coi trọng độc lập tự chủ, chủ trương đối xử bình đẳng giữa các quốc gia, nhấn mạnh không kết liên minh, không thực hiện chính trị tập đoàn. Do đó, quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ cần được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Hai bên cần tôn trọng lợi ích cốt lõi, chế độ chính trị, ý thức hệ, mô hình phát triển, đặc tính dân tộc, thậm chí cả địa vị nước lớn của nhau. Tăng cường tôn trọng lẫn nhau, ngoài việc hai bên tăng cường thiện ý, còn cần phải tăng cường hiểu biết lẫn nhau. “Trong quan hệ Trung-Mỹ, nhận thức cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu nhận thức sai lầm rằng Trung Quốc sẽ là kẻ thách thức chủ yếu của chúng ta, tin chắc nó là một lực lượng của ‘chủ nghĩa xét lại’, đồng thời xây dựng chính sách ngoại giao và quốc phòng của chúng ta trên cơ sở nhận thức này, Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù của chúng ta. Trung Quốc cũng sẽ căn cứ vào cảm nhận đối với chúng ta để ban hành chính sách an ninh, điều này sẽ dẫn đến một bi kịch”. Một số sự kiện xảy ra do sự không tôn trọng nhau giữa Mỹ và Trung Quốc, phần lớn do sự thiếu nhận thức về nhau. Có học giả cho rằng hai nhận thức trước đây của Mỹ về Trung Quốc (uy hiếp hoặc dựa vào nhau) được xây dựng trên cơ sở bá quyền và văn hóa tối thượng của Mỹ. Trên cơ sở nhận thức như vậy, Mỹ rất khó có đủ sự tôn trọng và lòng tin dành cho Trung Quốc.
Thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ phát triển không phải là công việc của bất cứ một bên nào, mà đòi hỏi sự tương tác từ cả hai phía Trung Quốc và Mỹ. Trong quá trình này, Trung Quốc đã phát huy tinh thần chủ động tích cực và vai trò năng động, chắc chắn sẽ giải phóng năng lượng tích cực.
Theo Tạp chí “Quan hệ quốc tế hiện đại”(Trung Quốc)
Hoàng Lan (gt)
(Nghiên Cứu Biển Đông)
Phương hướng chiến lược lớn “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” đã quyết định về mặt chiến lược quốc tế, Trung Quốc vẫn cần giương cao ngọn cờ hoà bình - phát triển - hợp tác; làm theo “tư duy phát triển”, “tư duy hoà bình”, “tư duy hợp tác” chứ không phải “tư duy cách mạng”, “tư duy đấu tranh”. Áp dụng vào quan hệ với Mỹ, Trung Quốc cần nỗ lực hết mức để tìm kiếm hợp tác, tránh xung đột đối kháng.
Từ tầm nhìn chiến lược quốc tế của Trung Quốc cho thấy giá trị của Mỹ đối với Trung Quốc chủ yếu thể hiện trên một số phương diện sau:
Thứ nhất, Mỹ là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Trung Quốc. Quan hệ kinh tế Trung-Mỹ có tính tương hỗ rất mạnh, điều này làm cho Mỹ - đối tác kinh tế có giá trị đặc biệt không thể thay thế. Đà phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy tiềm lực phát triển to lớn của nền kinh tế Mỹ, ví dụ sự trở lại của ngành chế tạo, khai thác khí đá phiến và xu thế tự cấp nguồn năng lượng liên quan báo hiệu tầm quan trọng của đối tác kinh tế Mỹ sẽ còn tiếp tục phát huy.
Thứ hai, Mỹ vẫn là mục tiêu mở cửa quan trọng nhất của Trung Quốc. Trong thời đại toàn cầu hoá, mở cửa ra bên ngoài vẫn là lựa chọn tất yếu của tất cả các nước có nhu cầu phát triển nhanh về kinh tế. Năm đó, khi bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa ra bên ngoài, Đặng Tiểu Bình đặc biệt coi trọng việc mở cửa ra các nước phát triển phương Tây, nhất là Mỹ. Ngày 29/1/1979, đúng vào mùng 1 Tết âm lịch, Đặng Tiểu Bình lên đường đi thăm Mỹ. Trong thời gian ở thăm Mỹ, một chuyên gia uyên thâm về các vấn đề quốc tế tháp tùng hỏi Đặng Tiểu Bình, vì sao Trung Quốc phải mở cửa và vì sao lại chủ yếu mở cửa cho Mỹ và châu Âu? Đặng Tiểu Bình trả lời những nước theo Mỹ đều đã giàu mạnh rồi. Mục đích mở cửa ra bên ngoài của Trung Quốc ngoài việc thu được vốn, thị trường, kỹ thuật, quan trọng hơn là học tập kinh nghiệm quản lý, phương thức làm kinh tế thị trường, đặc biệt là tinh thần và kinh nghiệm đổi mới. Sau hơn 35 năm cải cách mở cửa, công cuộc phát triển kinh tế của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu thu hút sự chú ý của cả thế giới, tuy nhiên vẫn còn kém xa so với các nước phát triển. Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra “chiến lược thực hiện phát triển theo định hướng đổi mới”, mặc dù Trung Quốc ngày càng nhấn mạnh tự chủ đổi mới, song “tự chủ đổi mới không phải là xa rời thực tế, không phải là bài xích việc học tập những cái tiên tiến, không phải là tự khép kín với thế giới bên ngoài”, mà là “cần phải tích cực hơn nữa trong triển khai giao lưu hợp tác quốc tế về khoa học kỹ thuật, sử dụng tốt hai nguồn khoa học kỹ thuật quốc tế và trong nước”. Mỹ là cường quốc về khoa học kỹ thuật và về đổi mới đã được thừa nhận, chắc chắn sẽ mang lại cho Trung Quốc rất nhiều điều có thể học tập, kế thừa.
Thứ ba, việc Trung Quốc xây dựng môi trường quốc tế hoà bình, ổn định không thể tách rời hợp tác với Mỹ. Trung Quốc muốn tập trung sức lực để phát triển thì cần phải có một môi trường quốc tế hoà bình, ổn định. Môi trường quốc tế này trước hết là cục diện hoà bình tổng thể của thế giới. Về phương diện này, các nước lớn có trách nhiệm đặc biệt và phát huy vai trò đặc biệt, trong đó vai trò của Mỹ chắc chắn là không thể thay thế. Chính Chủ tịch Tập Cận Bình từng nói rằng Trung Quốc và Mỹ có trách nhiệm chung trong việc bảo vệ hoà bình và ổn định thế giới, thúc đẩy nhân loại phát triển, tiến bộ.
Thứ tư, Trung Quốc và Mỹ có tiềm lực hợp tác rất lớn trong thúc đẩy quản lý toàn cầu. Đi kèm với toàn cầu hoá, thông tin hoá, các vấn đề mang tính toàn cầu hoá đòi hỏi cộng đồng quốc tế chung sức ứng phó ngày càng nhiều. Rất nhiều vấn đề toàn cầu đang ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài của Trung Quốc. Cùng với việc Trung Quốc tăng cường mở cửa và vai trò trên vũ đài quốc tế ngày càng nổi bật, sự ảnh hưởng trên có thể ngày càng rõ nét. Việc thúc đẩy quản lý toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước lớn. Trung Quốc và Mỹ là hai nước lớn hàng đầu về sức mạnh tổng hợp, tăng cường hợp tác trong việc quản lý toàn cầu vừa là yêu cầu thực hiện trách nhiệm của nước lớn, vừa phù hợp với lợi ích lâu dài của bản thân hai nước. Chuyên gia phân tích Michael Swaine từng nói: “Trung Quốc cũng bị chủ nghĩa khủng bố tấn công, sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời là nguyên nhân chủ yếu khiến toàn cầu ấm lên, là vườn ươm của bệnh tật toàn cầu (dân số khổng lồ, tiềm ẩn nguồn động vật gây bệnh); chỉ khi nào Trung Quốc và Mỹ hợp tác mới có thể giải quyết những vấn đề này, nếu không có sự hợp tác chặt chẽ của hai nước thì không thể giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu nói trên.”
Thứ năm, Mỹ là đối tác quan trọng của Trung Quốc trong một số lĩnh vực an ninh. Trong bài phát biểu tại Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban An ninh quốc gia, Tập Cận Bình đã đưa ra vấn đề an ninh trong 11 lĩnh vực. Trong đó, Mỹ là nhân tố đe dọa đối với một số lĩnh vực như an ninh chính trị, an ninh quân sự và an ninh thông tin; nhưng Mỹ lại là lực lượng hợp tác trong một số lĩnh vực như an ninh kinh tế, an ninh tài nguyên và an ninh hạt nhân. An ninh kinh tế là cơ sở của hệ thống an ninh quốc gia Trung Quốc, đặc biệt quan trọng đối với an ninh chung của đất nước.
Trong an ninh kinh tế, then chốt nhất là an ninh tài chính. Mỹ là cường quốc tài chính hàng đầu thế giới, không nước nào có thể sánh được Mỹ về sức ảnh hưởng đối với việc ổn định tài chính quốc tế. Trung Quốc có nguồn dự trữ ngoại hối lớn đồng USD, quan hệ tài chính giữa hai nước rất chặt chẽ. Trong thời kỳ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, hai nước Trung-Mỹ đã hợp tác rất tốt trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng, đây là hợp tác cùng thắng cùng có lợi. An ninh tài nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng với Trung Quốc - nước có đông dân số và tương đối thiếu thốn tài nguyên, bất luận là đối với an ninh tổng thể hay đối với việc phát triển bền vững. Trung Quốc và Mỹ có không gian hợp tác lớn về an ninh tài nguyên. Từ kiểm giá soát giá dầu mỏ và khí đốt cho tới rất nhiều lĩnh vực như khai thác các nguồn năng lượng mới ví dụ khí đá phiến, điện hạt nhân, Mỹ đều có thể cung cấp những gì có thể học tập, kế thừa. Nếu xảy ra vấn đề về an ninh hạt nhân, có thể liên quan đến rất nhiều phương diện như quốc phòng, dân sinh, môi trường ngay cả an ninh chính trị, thậm chí sẽ tạo ra tai họa lớn. Đối với Trung Quốc, mối đe dọa an ninh hạt nhân chủ yếu đến từ 3 phương diện: một là, các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc bị các thế lực thù địch tấn công; hai là, chủ nghĩa khủng bố hạt nhân; ba là các nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân xảy ra sự cố hạt nhân có thể dẫn đến khuếch tán các vật liệu ô nhiễm hạt nhân vào Trung Quốc. Trung Quốc và Mỹ có lợi ích chung và tiềm lực hợp tác rất lớn trong việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và chủ nghĩa khủng bố hạt nhân, chia sẻ công nghệ hạt nhân và kinh nghiệm đảm bảo an ninh hạt nhân. Nói tóm lại, mặc dù mặt cạnh tranh trong quan hệ Trung-Mỹ đang tăng lên, Mỹ là lực lượng thách thức chủ yếu nhất của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực an ninh, nhưng cũng là đối tác hợp tác không thể thay thế đối với sự phát triển và một số lĩnh vực an ninh của Trung Quốc.
Làm thế nào thúc đẩy sự tương tác tích cực trong quan hệ Trung-Mỹ?
Phát triển quan hệ Trung-Mỹ tất nhiên đòi hỏi nỗ lực chung của cả hai nước, nhưng đối với Trung Quốc, quan trọng hơn là cần thể hiện thái độ tích cực, thúc đẩy quan hệ hai nước có những tác động tích cực lẫn nhau và xây dựng đúng hướng đi. Bên cạnh kiên trì thúc đẩy hợp tác cùng thắng trong các lĩnh vực, hiện nay Trung Quốc cần phải nỗ lực thúc đẩy ở 3 mặt sau:
Thứ nhất, thúc đẩy giới nghiên cứu chiến lược hai nước tăng cường sự đồng thuận về “xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới”. Sau khi đưa ra ý tưởng “quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ”, mặc dù nhận được sự hưởng ứng của giới chức Mỹ, song trong hai năm qua, xem xét từ tình hình nghiên cứu của giới học giả, phía Mỹ tỏ ra khá trầm lắng, không được sôi nổi như Trung Quốc, hai bên rõ ràng tồn tại sự chênh lệch về mức độ quan tâm đối với “quan hệ nước lớn kiểu mới”. Tình hình này không có gì khó hiểu. Trước đây khi Mỹ vừa đưa ra cách gọi “bên có lợi ích liên quan”, mất một thời gian Trung Quốc mới tiếp nhận cách nói này, trong khi người Mỹ có thói quen tự đưa ra khái niệm để người khác tiếp nhận. Bất kể như thế nào, việc xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ” cũng phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và trào lưu thời đại. Khái niệm “G-2” được Mỹ đưa ra vài năm trước có hơi hướng “chính trị phe nhóm” của thời đại cũ, việc Trung Quốc không tiếp nhận khái niệm này cũng là có lý. Đối với Trung Quốc, cần tận dụng mọi cơ hội để tiến hành trao đổi về “quan hệ nước lớn kiểu mới”, thúc đẩy hai bên hình thành nhiều sự đồng thuận hơn nữa. Trên thực tế, một số học giả Mỹ từng đưa ra cách nhìn nhận về “quan hệ nước lớn kiểu mới”. Giáo sư Ellison của Đại học Harvard từng nhận định: “Đối với nguyên thủ hai nước, quan hệ nước lớn kiểu mới vừa là cơ hội vừa là trách nhiệm, xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới có thể giúp Trung-Mỹ thiết lập quan hệ đối tác hợp tác đồng thời tránh rơi vào cái bẫy Thucydides, do đó hai nước cần nỗ lực làm cho quan hệ nước lớn kiểu mới trở thành hiện thực chứ không dừng lại ở khẩu hiệu”. Có học giả khác cho rằng mặc dù hiện có nhiều tranh cãi về ý tưởng quan hệ nước lớn kiểu mới, nhưng việc tìm ra một con đường chung thành công đều hết sức quan trọng đối với Trung Quốc và Mỹ, hai nước cần chung sức xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới. Chủ nhiệm Trung tâm các vấn đề toàn cầu Thanh Hoa – Carnegie, Hán Lỗi, cho rằng để xây dựng được “quan hệ nước lớn kiểu mới” có sức phát triển, cần phải làm cho nhân dân hai nước tin rằng mối quan hệ này đã thể hiện lợi ích quốc gia của hai nước.
Thứ hai, tăng cường lòng tin chiến lược, đảm bảo hai nước không xung đột, không đối kháng. Điểm đầu tiên trong nội hàm “quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ” là không xung đột, không đối kháng. Đây là cơ sở của “quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ”, cũng là mục đích chính khi đưa ra ý tưởng này. Muốn đảm bảo không xung đột, không đối kháng thì cần phải có lòng tin chiến lược. Tập Cận Bình đề xuất xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ” trên 4 phương diện, trong đó điểm đầu tiên là tăng cường sự hiểu biết và lòng tin chiến lược giữa hai nước. Điều này thực ra cũng hàm ý rằng giữa hai nước đang thiếu hụt lòng tin chiến lược. Cùng với việc quan hệ Trung-Mỹ nâng cấp thành quan hệ giữa nước lớn trỗi dậy và quốc gia bá quyền, thiếu lòng tin chiến lược là thách thức chủ chốt và vấn đề lớn nhất trong quan hệ Trung-Mỹ. Cựu Chủ tịch Ngân hàng Morgan Stanley khu vực châu Á, Stephen Roach, đã dùng cụm từ “vô cùng thất vọng” để tổng kết thành quả của Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ lần thứ 6. Ông cho rằng vòng đối thoại này đã trở thành “nơi một loạt chủ đề được diễn thuyết hay được đọc từ văn bản”, nguyên nhân chủ yếu là chưa giải quyết được mối đe dọa lớn nhất và ngày càng nghiêm trọng trong quan hệ Trung-Mỹ thiếu lòng tin chiến lược. Ông cũng cho rằng hiệp định đầu tư (BIT) đối với Trung Quốc và Mỹ là cùng thắng, tuy nhiên tiến trình đàm phán BIT chậm là một thực tế không cần tranh cãi, nguyên nhân là do sự thiếu hụt lòng tin tức là mối hoài nghi chiến lược không ngừng giảm sút tăng lên.
Thiếu lòng tin chiến lược hay mối hoài nghi chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ thực sự đang tồn tại. Đối với Mỹ, mặc dù Trung Quốc luôn khẳng định nước này trỗi dậy hoà bình, không phải là một quốc gia sử dụng vũ lực để “phá hoại hiện trạng”, nhưng Mỹ không muốn tin vào lời tuyên bố này, cho rằng ý đồ chiến lược của Trung Quốc không rõ ràng. Đối với Trung Quốc, một vài ý đồ chiến lược của Mỹ cũng rất đáng ngờ, ví dụ như chiến lược “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” của Chính quyền Obama, thái độ của Mỹ đối với các vấn đề xung quanh Trung Quốc, đặc biệt là đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, Biển Hoa Đông và kiến nghị gạt Trung Quốc ra ngoài “Quan hệ đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPP) đều thể hiện ý đồ Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc.
Nguyên nhân chủ yếu của việc Trung Quốc và Mỹ thiếu hụt lòng tin chiến lược nằm ở tư duy chính trị quyền lực đã ăn sâu bén rễ. Đương nhiên, vẫn còn một số nhân tố cụ thể khác cũng góp phần thúc đẩy sự thiếu hụt lòng tin chiến lược giữa hai nước. Vương Tập Tư đã đưa ra 3 nhân tố: một là, từ khi thành lập nước Trung Quốc (1949) đến nay, giữa hai chính thể đã tồn tại khác biệt hoàn toàn về truyền thống chính trị, hệ giá trị và văn hoá; hai là, hai bên chưa thực sự hiểu về quá trình quyết sách, quan hệ giữa chính quyền và các thực thể khác của nước đối phương; ba là, sự thu hẹp khoảng cách về thực lực giữa Mỹ và Trung Quốc lại dẫn đến “sự thay đổi tế nhị về tâm lý thái độ”. Giáo sư Lampton lại cho rằng trước việc Trung Quốc khuếch trương thực lực, Mỹ lại quá lo ngại về điểm yếu của mình. Nghiên cứu của các học giả trên rất có giá trị bởi vì “có tìm được gốc bệnh mới có thể cho thuốc chữa trị”.
Thứ ba, tăng cường tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Tôn trọng lẫn nhau là một nội hàm trong “quan hệ nước lớn kiểu mới”, có ngụ ý rất sâu sắc. Quan hệ đồng minh trong quan hệ nước lớn kiểu cũ thường do một bên giữ chủ đạo, rất khó có sự tôn trọng lẫn nhau. Quan hệ Trung-Mỹ không thể tiến tới quan hệ đồng minh, đây là do đặc tính nhà nước xã hội chủ nghĩa và quan niệm ngoại giao của Trung Quốc quyết định. Trung Quốc trước sau như một coi trọng độc lập tự chủ, chủ trương đối xử bình đẳng giữa các quốc gia, nhấn mạnh không kết liên minh, không thực hiện chính trị tập đoàn. Do đó, quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ cần được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Hai bên cần tôn trọng lợi ích cốt lõi, chế độ chính trị, ý thức hệ, mô hình phát triển, đặc tính dân tộc, thậm chí cả địa vị nước lớn của nhau. Tăng cường tôn trọng lẫn nhau, ngoài việc hai bên tăng cường thiện ý, còn cần phải tăng cường hiểu biết lẫn nhau. “Trong quan hệ Trung-Mỹ, nhận thức cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu nhận thức sai lầm rằng Trung Quốc sẽ là kẻ thách thức chủ yếu của chúng ta, tin chắc nó là một lực lượng của ‘chủ nghĩa xét lại’, đồng thời xây dựng chính sách ngoại giao và quốc phòng của chúng ta trên cơ sở nhận thức này, Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù của chúng ta. Trung Quốc cũng sẽ căn cứ vào cảm nhận đối với chúng ta để ban hành chính sách an ninh, điều này sẽ dẫn đến một bi kịch”. Một số sự kiện xảy ra do sự không tôn trọng nhau giữa Mỹ và Trung Quốc, phần lớn do sự thiếu nhận thức về nhau. Có học giả cho rằng hai nhận thức trước đây của Mỹ về Trung Quốc (uy hiếp hoặc dựa vào nhau) được xây dựng trên cơ sở bá quyền và văn hóa tối thượng của Mỹ. Trên cơ sở nhận thức như vậy, Mỹ rất khó có đủ sự tôn trọng và lòng tin dành cho Trung Quốc.
Thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ phát triển không phải là công việc của bất cứ một bên nào, mà đòi hỏi sự tương tác từ cả hai phía Trung Quốc và Mỹ. Trong quá trình này, Trung Quốc đã phát huy tinh thần chủ động tích cực và vai trò năng động, chắc chắn sẽ giải phóng năng lượng tích cực.
Theo Tạp chí “Quan hệ quốc tế hiện đại”(Trung Quốc)
Hoàng Lan (gt)
(Nghiên Cứu Biển Đông)
http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/5084-quan-he-trung-my-dang-o-nga-tu-cuoi-cung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét