Giáo dục Việt Nam: Chính sách ngu dân?
Có nhiều người đang cố tìm xem lỗi giáo dục nằm ở đâu, ở tính cách người Việt, phụ huynh hay thày cô? Không! Những tiêu cực trong giáo dục hiện nay không chỉ ở 1-2 gia đình hay 1-2 thày cô mà ở cấp độ toàn xã hội. Thày cô hay phụ huynh cũng chỉ là nạn nhân bị cuốn theo bởi nền giáo dục này mà thôi. 1 cá nhân không thể chống lại cả xã hội, dù đó có thể là 1 xã hội băng hoại, họ hoặc bị đồng hóa hoặc sẽ bị đào thải. 1 tệ nạn mà ở tầm vĩ mô toàn xã hội thì điểm lỗi đầu tiên chúng ta nên nhìn tới chính là bộ máy lãnh đạo ở thượng tầng.Để tiếp cận 1 một vấn đề hết sức khoa học, tôi lại muốn bắt đầu bằng cảm tính của mình. Khi còn trên ghế nhà trường, tôi luôn cảm thấy có rất nhiều điều bất ổn trong giáo dục, như việc học kiến thức quá dàn trải mà thiếu tính ứng dụng; Học lý thuyết dày đặc mà xa rời thực hành; Sử dụng một hệ thống đánh giá năng lực đơn điệu để cào bằng tất cả học sinh; Cho học sinh tập dượt trước khi có người dự giờ; đa số học sinh học hết phổ thông mà không biết mình thực sự giỏi cái gì, đam mê cái gì và nên thi đại học vào ngành gì; sau đó là hiện tượng mua điểm, đút tiền qua môn, học hộ, thi hộ…trong môi trường đại học và cuối cùng là ra trường lại thất nghiệp hoặc phần lớn làm trái ngành trái nghề, đổi mới và cải cách là những từ được nghe như cơm bữa mà mãi chẳng thấy khá khẩm hơn... tất cả những vấn đề đó tồn tại năm này qua năm khác.
Khi tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, tôi đã bày tỏ những suy nghĩ đó và nhận được sự đồng cảm thất vọng về giáo dục Việt Nam từ họ. Nhưng chúng tôi cũng chỉ dừng lại ở nghi vấn, bởi chẳng có gì để so sánh, biết đâu chừng nó là điều tất yếu của cuộc sống, chẳng có gì là toàn mỹ, và chắc giáo dục ở đâu cũng vậy thôi. Nhưng khi có những phương tiện để tìm hiểu cũng như tiếp cận với những nền giáo dục khác, tôi đã biết tới những nền giáo dục, không chỉ những vấn nạn trên mà còn có những khía cạnh khác họ đã giải quyết hết sức hoàn thiện.
Cách đây vài tháng tôi có đọc 1 bài báo với tựa đề “Chúng ta đang dạy con trẻ dối trá”, bài viết nói về “Cuộc thi sáng tạo trẻ thơ” ở trường tiểu học nọ. Trong cuộc thi, người ta tập hợp các sáng chế của chính các em học sinh lớp 4-5. Nhưng sự thật, tất cả các dụng cụ sáng tạo đó đều hoặc do thày cô hoặc do phụ huynh thiết kế rồi đăng ký tên cho các em, phần diễn giải cũng được viết sẵn cho các em học thuộc. Ngày thi, từng tốp các em lên thao thao thuyết minh cho sáng tạo nhận vơ của mình, rất chuyên nghiệp & trôi chảy.
Cách đây vài tháng tôi có đọc 1 bài báo với tựa đề “Chúng ta đang dạy con trẻ dối trá”, bài viết nói về “Cuộc thi sáng tạo trẻ thơ” ở trường tiểu học nọ. Trong cuộc thi, người ta tập hợp các sáng chế của chính các em học sinh lớp 4-5. Nhưng sự thật, tất cả các dụng cụ sáng tạo đó đều hoặc do thày cô hoặc do phụ huynh thiết kế rồi đăng ký tên cho các em, phần diễn giải cũng được viết sẵn cho các em học thuộc. Ngày thi, từng tốp các em lên thao thao thuyết minh cho sáng tạo nhận vơ của mình, rất chuyên nghiệp & trôi chảy.
Phía dưới sân khấu là hàng trăm học sinh khác làm khán giả, chúng cũng râm ran bàn tán theo từng sáng tạo, đáng buồn, chúng xôn xao không phải vì thích thú với những sản phẩm độc lạ, mà vì khó chịu với những người bạn ra oai mô tả sản phẩm sáng tạo chẳng phải của mình: “Cái đó đâu phải của các bạn ấy, ba của D. làm rồi cho hai bạn đó cùng đứng tên...”. “Còn chiếc bình tưới đa năng kia là của thầy T. làm, thầy cho ba bạn học sinh giỏi đứng tên... Sướng thật! Nhưng đâu phải của mấy bạn làm mà tỏ vẻ ta đây! Nhìn thấy ghét...”.
Câu chuyện nhỏ ở 1 ngôi trường nhỏ, nhưng thể hiện rất to và rõ ràng bộ mặt của cả một nền giáo dục. Những đứa trẻ ngây ngây thơ thơ đó, chưa đủ nhận thức để có thể thốt lên “thày cô, bố mẹ, các bạn làm như thế là SAI”, nhưng trong tâm khảm chúng lại nhận thức 1 cách mơ hồ: “À, hóa ra nói dối là điều được chấp nhận và chẳng có gì phải xấu hổ khi nói dối cả”, cứ như thế nhận thức đó ngày càng được khẳng định và tích tụ thêm khi chúng lớn lên và quan sát những điều giả dối quanh mình, tự lúc nào, chúng cũng sẵn sàng dối trá và không thấy xấu hổ. Chỉ vì hình thức và thành tích phù phiếm, chúng ta đã hại đời con cháu của chúng ta như thế.
Một câu chuyện khác, bài viết có tựa đề “Người trẻ nên biết điều này trước khi quá muộn” đề cập đến tình trạng hiện nay ở mỗi thành phố lớn có hàng chục ngàn thiếu niên tuổi mới 13-15 đã phải tìm những công việc để mưu sinh, số lượng ngày càng tăng. Các em làm những công việc đòi hỏi từ 15-16 tiếng/ngày chỉ để... ngồi 1 chỗ, như giữ xe, ngồi xếp trái cây, đứng xếp sữa lên kệ... Tác giả nhận thấy việc ngồi không cả ngày là quá lãng phí thời gian, những đứa trẻ đó nên biết tranh thủ đọc 1 cuốn sách hoặc tự học 1 cái gì đó sẽ tốt cho tương lai.
Một câu chuyện khác, bài viết có tựa đề “Người trẻ nên biết điều này trước khi quá muộn” đề cập đến tình trạng hiện nay ở mỗi thành phố lớn có hàng chục ngàn thiếu niên tuổi mới 13-15 đã phải tìm những công việc để mưu sinh, số lượng ngày càng tăng. Các em làm những công việc đòi hỏi từ 15-16 tiếng/ngày chỉ để... ngồi 1 chỗ, như giữ xe, ngồi xếp trái cây, đứng xếp sữa lên kệ... Tác giả nhận thấy việc ngồi không cả ngày là quá lãng phí thời gian, những đứa trẻ đó nên biết tranh thủ đọc 1 cuốn sách hoặc tự học 1 cái gì đó sẽ tốt cho tương lai.
Tôi lại có suy nghĩ khác, điều nên băn khoăn là vì sao lại có quá nhiều những đứa trẻ đang tuổi đi học lại phải lỡ rở mà bỏ quê hương lên thành phố mưu sinh như thế? Trách nhiệm của chính phủ ra sao trước thực trạng này chứ không được cư xử như thể vô can trước cả 1 thế hệ tương lai! Tôi chẳng hy vọng nhiều đến thế rằng chúng sẽ biết tự đọc 1 cuốn sách khoa học khô khan ở cái tuổi nhất quỷ, nhì ma, ăn chưa no, lo chưa tới, chúng không xa ngã vào những tệ nạn đã là may rồi. Đương nhiên vẫn có những đứa trẻ biết tự ý thức, nhưng đó chỉ là thiểu số, và xã hội không chỉ của thiểu số. Trẻ em cần được giáo dục để hoàn thiện chứ không phải hy vọng chúng tự hoàn thiện.
Có nhiều người đang cố tìm xem lỗi giáo dục nằm ở đâu, ở tính cách người Việt, phụ huynh hay thày cô? Không! Những tiêu cực trong giáo dục hiện nay không chỉ ở 1-2 gia đình hay 1-2 thày cô mà ở cấp độ toàn xã hội. Thày cô hay phụ huynh cũng chỉ là nạn nhân bị cuốn theo bởi nền giáo dục này mà thôi. 1 cá nhân không thể chống lại cả xã hội, dù đó có thể là 1 xã hội băng hoại, họ, hoặc bị đồng hóa hoặc sẽ bị đào thải. 1 tệ nạn mà ở tầm vĩ mô toàn xã hội thì điểm lỗi đầu tiên chúng ta nên nhìn tới chính là bộ máy lãnh đạo ở thượng tầng.
Về cơ bản, những tiêu cực trong nền giáo dục Việt Nam phát xuất từ việc chúng ta đang sở hữu 1 nền giáo dục “phi giáo dục”, nghe hơi khó hiểu ha, không sao, tôi sẽ cố gắng nói rõ trong tầm hiểu biết của mình, dù có thể thiếu sót. Cụ thể:
Thứ 1, phi thực tế: những đứa trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường luôn được dạy về đất nước Việt Nam giàu có và tươi đẹp, được cả thế giới nể trọng, mọi người dân đều được ăn no mặc ấm, được học hành tử tế, đất nước được dẫn dắt bởi 1 bộ máy lãnh đạo ưu việt nhất hành tinh, và chúng đang được sống trong 1 xã hội công bằng, dân chủ, văn minh bla..bla.. những viễn cảnh tươi hồng đó khiến cho những đứa trẻ luôn trong trạng thái ảo tưởng và tự mãn, không có cái nhìn chính xác về tình hình đất nước.
Có nhiều người đang cố tìm xem lỗi giáo dục nằm ở đâu, ở tính cách người Việt, phụ huynh hay thày cô? Không! Những tiêu cực trong giáo dục hiện nay không chỉ ở 1-2 gia đình hay 1-2 thày cô mà ở cấp độ toàn xã hội. Thày cô hay phụ huynh cũng chỉ là nạn nhân bị cuốn theo bởi nền giáo dục này mà thôi. 1 cá nhân không thể chống lại cả xã hội, dù đó có thể là 1 xã hội băng hoại, họ, hoặc bị đồng hóa hoặc sẽ bị đào thải. 1 tệ nạn mà ở tầm vĩ mô toàn xã hội thì điểm lỗi đầu tiên chúng ta nên nhìn tới chính là bộ máy lãnh đạo ở thượng tầng.
Về cơ bản, những tiêu cực trong nền giáo dục Việt Nam phát xuất từ việc chúng ta đang sở hữu 1 nền giáo dục “phi giáo dục”, nghe hơi khó hiểu ha, không sao, tôi sẽ cố gắng nói rõ trong tầm hiểu biết của mình, dù có thể thiếu sót. Cụ thể:
Thứ 1, phi thực tế: những đứa trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường luôn được dạy về đất nước Việt Nam giàu có và tươi đẹp, được cả thế giới nể trọng, mọi người dân đều được ăn no mặc ấm, được học hành tử tế, đất nước được dẫn dắt bởi 1 bộ máy lãnh đạo ưu việt nhất hành tinh, và chúng đang được sống trong 1 xã hội công bằng, dân chủ, văn minh bla..bla.. những viễn cảnh tươi hồng đó khiến cho những đứa trẻ luôn trong trạng thái ảo tưởng và tự mãn, không có cái nhìn chính xác về tình hình đất nước.
Rồi chính những đứa trẻ đó, trưởng thành bước vào đời đã hoàn toàn bị vỡ mộng khi đứng trước một xã hội nham nhở khác hoàn toàn với cái bánh vẽ mà chúng được ăn bấy lâu, bất công thì tràn lan, sinh viên lười vẫn có điểm cao như sinh viên chăm chỉ bằng cách mua điểm; thi vào làm công chức thì tài năng xếp sau tiền bạc và quan hệ; nhiều trẻ em ăn còn chưa no nói gì đến học hành tử tế; Việt Nam cũng chẳng được thế giới coi trọng, vẫn là 1 nhược quốc, không có tiếng nói, người dân đi đến đâu cũng bị cảnh giác và phân biệt; bộ máy lãnh đạo ưu việt gì mà quá nhiều những kẻ bất tài vô tướng, tham ô, tham nhũng...đưa đất nước đến tình trạng nghèo nàn, môi trường bị hủy hoại, mất tài nguyên, mất biển đảo…
Những đứa trẻ mới lớn cũng dần nhận ra, không phải cứ đem ruộng đất chia thật đều cho mỗi người đã là công bằng, không phải cứ được đi bỏ phiếu đã là dân chủ, không phải cứ có đồ tây sài xúng xính thì đã là văn minh..v.v. Rất tiếc, đa số chúng chẳng hề có liên đới trách nhiệm gì giữa thực trạng bê bết của đất nước với những người cho chúng ăn no bánh vẽ trong quá khứ, chúng chỉ nghĩ đơn giản, xã hội là vậy, sự kém tư duy đó cũng là lỗi của giáo dục ở tính chất tiếp theo đây.
Thứ 2, phi tự nhiên: Mỗi con người sinh ra đã là một bản sắc riêng biệt, với năng lực khác nhau, yêu ghét khác nhau, tư duy khác nhau... Một nền giáo dục tiên tiến phải phát hiện được và phát triển khả năng nổi trội của mỗi cá nhân, không gò ép bất cứ ai vào 1 khuôn mẫu sơ cứng.
Thứ 2, phi tự nhiên: Mỗi con người sinh ra đã là một bản sắc riêng biệt, với năng lực khác nhau, yêu ghét khác nhau, tư duy khác nhau... Một nền giáo dục tiên tiến phải phát hiện được và phát triển khả năng nổi trội của mỗi cá nhân, không gò ép bất cứ ai vào 1 khuôn mẫu sơ cứng.
Albert Einstein từng nói "Mỗi người sinh ra đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn bắt một con cá thể hiện khả năng qua việc trèo cây, thì cả đời của nó sẽ sống và tin rằng nó chỉ là một đứa ngốc", rất tiếc đó đang là cách làm giáo dục của chúng ta. Trong nhiều năm, chúng ta đã áp đặt một hệ thống kiến thức như nhau, cách dạy và học, cách đánh giá năng lực như nhau áp dụng cho tất cả trẻ em. Với cách làm giáo dục phản tự nhiên như vậy, tôi dám chắc Việt Nam đã đánh rơi rất nhiều nhân tài, đã có vô số con cá sống với tự ti vì không thể leo cây.
Hẳn quý vị còn nhớ về Bài văn tả ông bố lười rất dễ thương của cậu bé lớp 2 gây xôn xao dư luận thời gian trước, điều khiến tôi ấn tượng là cách dạy con của ông bố “lười” Đỗ Mạnh Hà. Anh chia sẻ “Tôi luôn hướng cháu đến sự phát triển tự nhiên, không dạy chữ trước khi vào lớp một và cháu chỉ đạt học sinh trung bình. Thế nhưng tôi dạy con về cách ứng xử, chăm lo cho bản thân và em gái 3 tuổi, biết tự qua đường, nấu cơm giúp mẹ...", cách dạy dỗ con cái của anh Hà cũng là do anh được thụ hưởng từ người bố của mình, người luôn để anh được phát triển tự nhiên.
Trong những năm phổ thông anh luôn là học sinh cá biệt về học lực, chưa 1 lần được giấy khen, và bây giờ anh đang là 1 thạc sĩ, giảng viên đại học. Theo tôi đây là cách dạy con đúng đắn, trẻ em cần học về nhân cách và tính tự lập hơn là những con điểm để làm vừa lòng thày cô và bố mẹ.
Vấn đề là những đứa trẻ được bố mẹ dạy dỗ theo cách này thường các em lại phải chịu thiệt thòi khi học tập trong 1 hệ thống giáo dục nặng hình thức và thành tích, trách nhiệm của người lớn là phải thiết lập cả 1 nền giáo dục mà ở đó mỗi đứa trẻ đều được đối xử công bằng và phát triển hài hòa. Gần đây, đã có vài cải cách để cải thiện chất lượng giáo dục, nhưng tất cả chỉ là nửa mùa và giả tạo, tại sao tôi nói như vậy, hồi sau quý vị sẽ rõ.
TVN, cộng tác viên Dân LuậnTác giả gửi tới Dân Luận
(Dân luận)
TVN, cộng tác viên Dân LuậnTác giả gửi tới Dân Luận
(Dân luận)
https://www.danluan.org/tin-tuc/20150713/tvn-giao-duc-viet-nam-chinh-sach-ngu-dan-1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét