Sân bay chưa có đã giục đặt tên!
Nguyễn Đình Ấm - chỉ vài chục năm nay nhưng số cán bộ của đảng Cộng sản được đặt tên đường phố, công trình có vẻ “ngang ngửa” cả số danh nhân ông cha ta mấy nghìn năm cộng lại và số lượng đang gia tăng. Nhiều trường hợp mộ người mất còn xanh cỏ đã nhao nhao ý kiến muốn đặt tên vào công trình nọ, địa phương kia… Vừa qua, cũng như nhiều lần trước, lại có một “công dân” rất bình thường Trần Văn Quyết gửi thư cho PCT quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu đặt tên đại tướng Võ Nguyên Giáp cho sân bay Long Thành (Đồng Nai) mãi đến năm 2019 mới dự kiến khởi công.Thông thường, khi đặt tên cho một CT, ĐP người ta thường đặt vào tên chính địa phương đó. Đây là lẽ thường hợp lý do địa phương đó gắn liền với lịch sử, ký ức… có tác dụng làm cho mọi người dễ thấy, dễ biết – Mục đích chủ yếu của việc đặt tên.
Ví dụ nói đến sân vận động quốc gia Mỹ Đình ở Hà Nội dù mới xây nhưng rất nhiều người biết vị trí, địa điểm… của nó do xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm cũ đã tồn tại từ nhiều thế kỷ. Hơn nữa, đặt tên theo địa phương là ghi lại một lịch sử, một ký ức, một sự “trả ơn” cho địa phương đó khi bị đô thị xóa mất.
Tuy nhiên, từ mấy chục năm qua các CT, ĐP lại thường bị đặt vào tên người nọ, người kia mà hầu hết là các cán bộ đảng CS. Tất nhiên, đặt tên người cho CT, ĐP là vinh danh người được đặt tên và giáo dục thế hệ sau noi gương người ấy. Tuy nhiên nếu đặt tên người không xứng đáng sẽ gây phản cảm, phản tác dụng.
Tuy nhiên, từ mấy chục năm qua các CT, ĐP lại thường bị đặt vào tên người nọ, người kia mà hầu hết là các cán bộ đảng CS. Tất nhiên, đặt tên người cho CT, ĐP là vinh danh người được đặt tên và giáo dục thế hệ sau noi gương người ấy. Tuy nhiên nếu đặt tên người không xứng đáng sẽ gây phản cảm, phản tác dụng.
Ở các chế độ độc tài thì cơ quan truyền thông do nhà cầm quyền độc quyền tuyên truyền phục vụ lãnh đạo, chế độ nên các các vua, quan, tướng, soái, cán bộ lãnh đạo dù tốt, xấu thậm chí nhiều trọng tội nhưng vẫn luôn được ca ngợi thêu dệt nên những cái tốt, cấm kỵ nói đến mặt xấu (nếu có). Chính vì thế nên việc đánh giá phẩm hạnh, thành tích… các lãnh đạo nhà cầm quyền độc tài cần thời gian sàng lọc hàng thế kỷ, nhiều thế kỷ thì lịch sử mới biết rõ ai là người xứng đáng được vinh danh và thuyết phục được nhân dân học tập những phẩm hạnh, công lao hiến dâng cho dân tộc, cộng đồng của họ. Đây là lý do tại sao qua cả 2-3 nghìn năm nước ta dưới chế độ độc tài phong kiến nhưng đến nay chỉ có cỡ vài trăm danh nhân được vinh danh và lịch sử, nhân dân ta kính trọng, ngưỡng mộ đặt tên CT, ĐP.
Trong khi đó, chỉ vài chục năm nay nhưng số cán bộ của đảng CS được đặt tên đường phố, công trình có vẻ “ngang ngửa” cả số danh nhân ông cha ta mấy nghìn năm cộng lại và số lượng đang gia tăng. Nhiều trường hợp mộ người mất còn xanh cỏ đã nhao nhao ý kiến muốn đặt tên vào CT nọ, ĐP kia… Vừa qua, cũng như nhiều lần trước, lại có một “công dân” rất bình thường Trần Văn Quyết gửi thư cho PCT quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu đặt tên đại tướng Võ Nguyên Giáp cho sân bay Long Thành (Đồng Nai) mãi đến năm 2019 mới dự kiến khởi công.
Ngay lập tức, ông Cục trưởng cục HKVN Lại Xuân Thanh lại hối hả hứa sẽ trình báo lên cấp nọ, kia y như hôm ông xin lỗi thay cho Bộ GTVT truy tìm bằng cấp người phản biện dự án sân bay Long Thành. Đề nghị “hấp tấp” này làm nhiều người liên tưởng đến tin đồn về những “công ty” chuyên “chạy dự án kiêm chạy tên CT, ĐP”.
Những cuộc “chạy” thường theo kịch bản: Một người bình thường viết một lá thư gửi cho tờ báo hoặc ai đó rồi báo đăng lên yêu cầu đặt tên này, nọ cho CT, ĐP, sau đó báo lại đăng loạt ông, bà A,B, C… nêu ý kiến nhiệt liệt hưởng ứng. Cuối cùng là chính quyền địa phương có CT, ĐP “nghiêm túc xem xét, biểu quyết…”. Không mấy ai phản đối đề nghị vì sự xem xét quá “đúng quy trình” như vậy.
Tuy nhiên, đừng tưởng đặt được tên vào CT, ĐP nọ, kia là có lợi, vinh quang mãi mãi.
– Với một thành phố người ta rất hạn chế đặt tên người mà ưu tiên đặt theo số do dễ tìm, dễ nhớ, dễ quản lý, điều hành giao thông, đặc biệt là tiết kiệm chi phí hành chính. Một cái tên dài sẽ rất lãng phí do hàng vạn, triệu văn bản gắn với tên CT, ĐP phải viết trong ngày, tháng… tốn kém thời gian, giấy mực, năng lượng, đặc biệt là khó nhớ.
Hiện nay hầu hết mọi người đề cập đến TP Hồ Chí Minh thường nói, viết là Sài Gòn, các giao dịch thương mại càng dùng tên SG chứ không dùng tên HCM vì tên này dài, mới, rất khó nhớ nhất là với nước ngoài. Tên TP HCM trên tấm vé và mọi giao dịch của hãng HK quốc gia VN(VNA) cũng là SGN. Ai đã đến các nước phát triển và ngay như thủ đô Pnompenh của Campuchia sẽ thấy hầu hết các con phố đều đặt tên theo số.
Trong khi đó ở VN người ta luôn rêu rao “xây dựng thành phố hiện đại, văn minh…” nhưng phố chưa có, đường chưa xây đã “tranh nhau đặt tên” người này, nọ dài dặc, dấu má lằng nhằng vô cùng bất lợi. Đặc biệt, có nhiều tên phố đã in đậm lịch sử, ký ức người dân hàng trăm năm lại bị thay bằng cái tên của một người nào đó là hành vi hết sức ngu xuẩn, tai hại. Chắc chắn sau đây con cháu chúng ta sẽ phải xóa rất nhiều tên CT, ĐP để đặt lại, chịu tốn kém rất lớn.
– Đặt tên ai đó vào CT, ĐP không phải chuyện đùa. Mỗi khi ta đi qua các CT, ĐP mang tên ai sẽ gây ấn tượng, hồi ức về người đó. Qua phố Quang Trung nhớ đến kỳ công diệt Trịnh, dẹp Nguyễn thống nhất sơn hà, chiến thắng oanh liệt quân Xiêm, quân Thanh của vua Quang Trung, qua đường Chu Văn An nhớ đến vị quan, thầy giáo thanh liêm chính trực dâng vua “thất trảm sớ”, qua phố Trần Phú nhớ khẩu hiệu: “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc tróc tận rễ”; qua đại lộ Nguyễn Văn Linh nhớ hội nghị Thành Đô, qua đường Phạm Văn Đồng nhớ công hàm 1958…
Người được mang tên CT, ĐP nếu thực chất nhân cách, công lao… không xứng đáng thậm chí có tội với dân tộc, cộng đồng sẽ là thảm họa vì mỗi khi nhìn thấy tên trên CT, ĐP người dân lại nhớ đến những ký ức tồi rồi căm thù, khinh và đến lúc nào đó sẽ bị xóa tên, đập bỏ (nếu là tượng).
Lê Nin rõ ràng là “lãnh tụ vĩ đại” của những người CS cả gần trăm năm qua, được truyền thông CS ca ngợi vô cùng cung kính nhưng thời gian qua nhìn cảnh người dân kéo đổ tượng, đập nát mặt mũi, ném vào nơi xú uế… thì thà không có tượng còn hơn!
Về trường hợp đề nghị đặt tên đại tướng Võ Nguyên Giáp cho sân bay Long Thành trong tương lai (nếu dự án thành công) nên giành ý nguyện cho dân địa phương có sân bay này. Bởi vì một công trình lớn cũng là sự vinh danh, quảng bá rất hữu hiệu cho địa phương đó.
Theo ý nghĩa ấy chắc gia đình đại tướng cũng sẽ không đồng ý tranh chấp đặt tên với địa phương này như anh công dân Trần Văn Quyết nào đó sốt sắng đề nghị. Còn nếu có “ý đồ” đặt tên đại tướng để dễ khai thác vốn ODA như dân gian đồn đoán là sai lầm, nước ngoài không sùng bái cá nhân như ta tưởng.
N.Đ.A
Tác giả gửi BVN
http://boxitvn.blogspot.com/2015/07/san-bay-chua-co-giuc-at-ten.html
Bài viết rất hay.
Trả lờiXóaLão công dân Trần Văn Quyết sặc mùi sùng bái cá nhân, tởm bỏ mẹ!
Trả lờiXóa