Đại sứ Thụy Sĩ Andrej Motyl: Tôi là người Việt (*)
LTS: Đi xe máy, mặc áo phông in dòng chữ “Tôi không phải người nước ngoài”, đại sứ Thụy Sĩ Andrej Motyl đã sống bốn năm ở Việt Nam một cách trọn vẹn nhất. Trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, ông đã gửi cho Tuổi Trẻ Cuối Tuần bài viết về trải nghiệm của ông tại Việt Nam và những trăn trở cho một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước này.
Một dân tộc sống bằng mồ hôi của mình
Những hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng cho tôi là cảnh các bà, các chị tập thể dục buổi sáng, trông họ thật khoan thai, hạnh phúc; là hình ảnh những con người hối hả trên xe máy, cảm giác ở Việt Nam ai cũng có việc gì đó để làm. Không có sự ỳ trệ ở đây.
Người Việt rất coi trọng cuộc sống gia đình, có thể vài thế hệ chung sống dưới một mái nhà. Mọi người đều tiết kiệm cho con cái được học hành, đây là một dân tộc hiếu học.
Cũng như người Thụy Sĩ, các bạn là một dân tộc sống bằng mồ hôi của mình. Vì thế khi bắt đầu nhiệm kỳ đại sứ của mình, tôi đã quyết định phải đầu tư phát triển hợp tác giữa các trường đại học tốt nhất của hai nước để mang đến cho giới trẻ Việt Nam những điều kiện học tập tốt hơn.
Thành công lớn nhất trong lĩnh vực này chính là sự hợp tác giữa Đại học Bách khoa liên bang Lausanne (EPFL) và Đại học Quốc gia TP.HCM. EPFL là “chị em” với Đại học Bách khoa liên bang Zurich, nơi Einstein từng theo học. Hai trường này luôn nằm trong top các bảng xếp hạng đại học thế giới.
Hiệu trưởng EPFL là giáo sư Patrick Aebischer cũng phải lòng đất nước này, phải lòng sự năng động của con người Việt Nam như tôi. Năm 2013, Trung tâm nghiên cứu châu Á về nước ra đời tại Đại học Bách khoa TP.HCM với sự hợp tác của EPFL và một số trường đại học khác trong khối Pháp ngữ.
Vì sao là nước? Các bạn có thể không ý thức được Việt Nam là một quốc gia giàu có về nước đến thế nào đâu, giàu hơn tất cả các nước tôi từng thấy. Trước khi đến đây, tôi làm việc ở Sudan, một đất nước mênh mông mà chỉ có mỗi dòng sông Nile chảy qua, ngoài ra hầu như toàn cát và cát.
Ở Việt Nam, nước có ở khắp nơi nhưng cũng có bao nhiêu thách thức liên quan đến nước cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Vì sự tồn vong của mình, Việt Nam cần phải trở thành một chuyên gia thế giới trong lĩnh vực này.
Cùng với giáo sư Phan Thanh Bình, hiệu trưởng Đại học Quốc gia TP.HCM, giáo sư Patrick Aebischer và tôi còn mong muốn mở rộng hợp tác sang lĩnh vực y sinh học. Lausanne là một trung tâm nghiên cứu quy tụ rất nhiều công ty nổi tiếng của thế giới trong lĩnh vực này.
EPFL có nhiều hợp tác với các công ty ấy trong cả nghiên cứu lẫn ứng dụng. Chúng tôi kỳ vọng sẽ thành lập được một trung tâm tương tự ở Việt Nam dưới tên bác sĩ Alexandre Yersin. Ở Việt Nam ai cũng từng nghe nói về Yersin, nhưng ít người biết ông vốn là người Thụy Sĩ từng học ở Lausanne trước khi tới Paris học và làm việc với nhà bác học Louis Pasteur, rồi sang Việt Nam làm việc cho chính quyền thuộc địa.
Bác sĩ Yersin là một chuyên gia về y sinh học, lĩnh vực mà hiện nay Thụy Sĩ và Việt Nam có thể phát triển một quan hệ đối tác thật sự đôi bên cùng có lợi. Các giáo sư Việt Nam am hiểu về các bệnh nhiệt đới như sốt xuất huyết, sốt rét... hơn các giáo sư Thụy Sĩ nhiều. Cùng với Việt Nam, Thụy Sĩ có thể giúp chuẩn bị cho nhân loại những cách phòng vệ tốt hơn trước nhiều loại bệnh.
Ngựa hay sao chạy chậm?
Đối với các doanh nghiệp Thụy Sĩ, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn với 90 triệu dân, dân số trẻ, cần cù, tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo... Tuy nhiên, để hấp dẫn các nhà đầu tư, Việt Nam còn nhiều việc phải làm về cải cách hành chính và đặc biệt cần phải công khai, minh bạch hơn rất nhiều.
Vì nếu công khai, minh bạch thì hễ có vấn đề ở đâu là sẽ nhìn thấy ngay và sẽ tìm ra cách giải quyết. Một vấn đề nữa mà tôi cảm thấy Việt Nam chưa làm được như khả năng của dân tộc này đó là việc tư nhân hóa các công ty nhà nước.
Tư nhân hóa là bán công ty cho những doanh nhân có khả năng biến công ty thành cái gì đó có giá trị và xây dựng hơn chứ “cổ phần hóa” theo cách mà Việt Nam đang làm bây giờ là chia lại tài sản, “tư nhân hóa” cho những người vốn có sẵn quan hệ với công ty.
Đó không phải là cách tạo ra những công ty mới hiệu quả hơn mà chỉ là thay đổi khung pháp lý, và trong chừng mực nào đó vẫn là hệ thống bao cấp mà thôi. Mỗi lần tiếp xúc với các quan chức Chính phủ Việt Nam, tôi đều khuyến cáo họ nên tìm những đối tác chiến lược Việt Nam hay nước ngoài có thể nhìn ra những công ty có khả năng sinh lợi để tiếp tục đầu tư phát triển.
Rõ ràng hiện nay có những công ty nhà nước đáng bị xóa sổ vì không có chút khả năng cạnh tranh nào. Những công ty này chỉ có thể sống được bằng sự bao cấp của Nhà nước, mà bao cấp nghĩa là lấy tiền của người xứng đáng chia cho người không xứng đáng.
Việt Nam đang muốn phát triển từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung thành một nền kinh tế tự do hơn, có khả năng thích ứng cao hơn với thị trường. Theo tôi, không có cách nào khác là phải học từ những nước đã thành công như Hàn Quốc, Singapore, Ba Lan...
Cần phải giảm bớt những người làm việc không hiệu quả trong bộ máy nhà nước và chỉ giữ lại những người giỏi nhất, nhiệt tình nhất, tăng lương gấp đôi, gấp ba cho họ. Hiện nay Việt Nam như một con ngựa đang phải thồ gánh nặng trên lưng và các bạn lại thắc mắc sao ngựa hay đến vậy mà lại chỉ chạy được 30km/h.
Hãy bỏ gánh nặng trên lưng nó, ngựa sẽ chạy nhanh gấp đôi. Tôi tin rằng chỉ trong 10-15 năm nữa, Việt Nam có thể đuổi kịp Singapore và các nước phát triển khác, với điều kiện phải nỗ lực để đất nước tiến lên chứ không chỉ để giữ mức như hiện nay.
Khi mới đến nhậm chức, tôi thấy trong vườn ngôi nhà dành cho mình ở phố Điện Biên Phủ (Hà Nội) một bức tượng bán thân bằng đồng đen, lúc ấy tôi còn chưa biết người đó chính là Alexandre Yersin, người tìm ra trực khuẩn bệnh dịch hạch. Với tất cả những trải nghiệm của mình ở Việt Nam và những gì đã học được từ cuộc đời của Yersin, tôi hiểu vì sao ông lại chọn đất nước này là nơi an nghỉ cuối cùng. Và để cho ước nguyện của bác sĩ Yersin, người có thể được coi như một cầu nối nhân văn giữa châu Âu và châu Á, được trọn vẹn, tôi đã đề nghị Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang xem xét truy tặng “quốc tịch Việt Nam danh dự” cho Alexandre Yersin.
Tôi trở thành cậu bé...
Trong suốt bốn năm ở Việt Nam, tôi là người Việt, đi xe máy như người Việt. Mỗi khi chờ đèn xanh đèn đỏ, tôi đều quay qua chào hỏi những người đi đường. Đàn ông bình phẩm về xe máy của tôi, phụ nữ tươi cười khuyến khích, còn trẻ em thì hớn hở chào “ông Thụy Sĩ”.
Gia đình tôi đã đi qua 35 tỉnh của Việt Nam. Con trai 16 tuổi của tôi học ở đây. Tất cả các kỳ nghỉ của con, vợ chồng tôi và cháu đều dành để du lịch Việt Nam. Đất nước này thật sự là một tiểu lục địa. Phía Bắc có những dãy núi giống như dãy Alps của Thụy Sĩ, có châu thổ sông Hồng, có đồng bằng, đồi núi, rừng; phía Nam có đồng bằng sông Cửu Long có lẽ là châu thổ phì nhiêu nhất thế giới cho thu hoạch ba vụ mỗi năm...
Việt Nam có những hang động, những hòn đảo đẹp mê hồn. Kỷ niệm đẹp nhất của gia đình tôi có lẽ là ở Vườn quốc gia Cúc Phương, chúng tôi đã đi bộ ba tiếng rưỡi xuyên qua 16km rừng nguyên sinh. Tôi cũng không thể quên được Vườn quốc gia Cát Tiên, Phú Quốc, Côn Đảo, vịnh Hạ Long... Và Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình) nữa. Đẹp như một giấc mơ!
Lúc đến đó bạn có thể đang bức xúc về công việc nhưng chỉ một giờ đắm mình trong thiên nhiên tươi đẹp ấy là mọi ưu tư tan biến hết. Việt Nam biến tôi như trở lại thành một cậu bé say mê khám phá.
Tôi đặc biệt ngưỡng mộ những người phụ nữ Việt Nam. Khi thấy họ làm việc ngoài đồng, thấy những phụ nữ hối hả chở con đến trường, đi chợ, đi làm..., tôi trộm nghĩ có lẽ vì đất nước này phải trải qua quá nhiều chiến tranh, đàn ông thường xuyên phải ra trận nên phụ nữ đã quen phải làm đủ mọi việc, đảm đang cả việc nước lẫn việc nhà.
Có lần tôi ngắm mãi một cô công nhân vệ sinh quét rác buổi sáng. Cô ấy làm việc đó say sưa, thậm chí còn có vẻ tự hào, hạnh phúc nữa. Tôi chưa bao giờ thấy ở một nơi nào khác người quét rác có thái độ tràn đầy phẩm giá như vậy.
Người Việt là một dân tộc mạnh mẽ, không oán hận, không quên nhưng không thích nhắc lại những khổ đau quá khứ. Tôi chắc hẳn các thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và John Kerry đều rất ấn tượng với cách người dân đón tiếp họ. Tôi đi khắp nơi trên đất nước này và ở bất cứ nơi đâu cũng nhận được những nụ cười thân thiện. Điều đó làm cho tôi quên rằng bề ngoài tôi với các bạn không giống nhau là mấy, và trừ việc tôi cao 1,85m, có chiếc mũi rất to và làn da ửng đỏ, tôi hoàn toàn là người Việt Nam.
Thu Hương (dịch)
(*): Tựa lớn và các tựa nhỏ của bài là do TTCT đặt.
Andrej Motyl
Đại sứ Thụy Sĩ Andrej Motyl (phải) và Đại sứ Canada Joseph
Devine đi môtô trên đường phố Hà Nội - Ảnh nhân vật cung cấp
Vậy là tôi đã hoàn thành nhiệm kỳ bốn năm của mình ở Việt Nam. Đất nước xinh đẹp này đã ghi dấu ấn sâu đậm và trở thành một phần trong tính cách của tôi.Một dân tộc sống bằng mồ hôi của mình
Những hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng cho tôi là cảnh các bà, các chị tập thể dục buổi sáng, trông họ thật khoan thai, hạnh phúc; là hình ảnh những con người hối hả trên xe máy, cảm giác ở Việt Nam ai cũng có việc gì đó để làm. Không có sự ỳ trệ ở đây.
Người Việt rất coi trọng cuộc sống gia đình, có thể vài thế hệ chung sống dưới một mái nhà. Mọi người đều tiết kiệm cho con cái được học hành, đây là một dân tộc hiếu học.
Cũng như người Thụy Sĩ, các bạn là một dân tộc sống bằng mồ hôi của mình. Vì thế khi bắt đầu nhiệm kỳ đại sứ của mình, tôi đã quyết định phải đầu tư phát triển hợp tác giữa các trường đại học tốt nhất của hai nước để mang đến cho giới trẻ Việt Nam những điều kiện học tập tốt hơn.
Thành công lớn nhất trong lĩnh vực này chính là sự hợp tác giữa Đại học Bách khoa liên bang Lausanne (EPFL) và Đại học Quốc gia TP.HCM. EPFL là “chị em” với Đại học Bách khoa liên bang Zurich, nơi Einstein từng theo học. Hai trường này luôn nằm trong top các bảng xếp hạng đại học thế giới.
Hiệu trưởng EPFL là giáo sư Patrick Aebischer cũng phải lòng đất nước này, phải lòng sự năng động của con người Việt Nam như tôi. Năm 2013, Trung tâm nghiên cứu châu Á về nước ra đời tại Đại học Bách khoa TP.HCM với sự hợp tác của EPFL và một số trường đại học khác trong khối Pháp ngữ.
Vì sao là nước? Các bạn có thể không ý thức được Việt Nam là một quốc gia giàu có về nước đến thế nào đâu, giàu hơn tất cả các nước tôi từng thấy. Trước khi đến đây, tôi làm việc ở Sudan, một đất nước mênh mông mà chỉ có mỗi dòng sông Nile chảy qua, ngoài ra hầu như toàn cát và cát.
Ở Việt Nam, nước có ở khắp nơi nhưng cũng có bao nhiêu thách thức liên quan đến nước cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Vì sự tồn vong của mình, Việt Nam cần phải trở thành một chuyên gia thế giới trong lĩnh vực này.
Cùng với giáo sư Phan Thanh Bình, hiệu trưởng Đại học Quốc gia TP.HCM, giáo sư Patrick Aebischer và tôi còn mong muốn mở rộng hợp tác sang lĩnh vực y sinh học. Lausanne là một trung tâm nghiên cứu quy tụ rất nhiều công ty nổi tiếng của thế giới trong lĩnh vực này.
EPFL có nhiều hợp tác với các công ty ấy trong cả nghiên cứu lẫn ứng dụng. Chúng tôi kỳ vọng sẽ thành lập được một trung tâm tương tự ở Việt Nam dưới tên bác sĩ Alexandre Yersin. Ở Việt Nam ai cũng từng nghe nói về Yersin, nhưng ít người biết ông vốn là người Thụy Sĩ từng học ở Lausanne trước khi tới Paris học và làm việc với nhà bác học Louis Pasteur, rồi sang Việt Nam làm việc cho chính quyền thuộc địa.
Bác sĩ Yersin là một chuyên gia về y sinh học, lĩnh vực mà hiện nay Thụy Sĩ và Việt Nam có thể phát triển một quan hệ đối tác thật sự đôi bên cùng có lợi. Các giáo sư Việt Nam am hiểu về các bệnh nhiệt đới như sốt xuất huyết, sốt rét... hơn các giáo sư Thụy Sĩ nhiều. Cùng với Việt Nam, Thụy Sĩ có thể giúp chuẩn bị cho nhân loại những cách phòng vệ tốt hơn trước nhiều loại bệnh.
Ngựa hay sao chạy chậm?
Đối với các doanh nghiệp Thụy Sĩ, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn với 90 triệu dân, dân số trẻ, cần cù, tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo... Tuy nhiên, để hấp dẫn các nhà đầu tư, Việt Nam còn nhiều việc phải làm về cải cách hành chính và đặc biệt cần phải công khai, minh bạch hơn rất nhiều.
Vì nếu công khai, minh bạch thì hễ có vấn đề ở đâu là sẽ nhìn thấy ngay và sẽ tìm ra cách giải quyết. Một vấn đề nữa mà tôi cảm thấy Việt Nam chưa làm được như khả năng của dân tộc này đó là việc tư nhân hóa các công ty nhà nước.
Tư nhân hóa là bán công ty cho những doanh nhân có khả năng biến công ty thành cái gì đó có giá trị và xây dựng hơn chứ “cổ phần hóa” theo cách mà Việt Nam đang làm bây giờ là chia lại tài sản, “tư nhân hóa” cho những người vốn có sẵn quan hệ với công ty.
Đó không phải là cách tạo ra những công ty mới hiệu quả hơn mà chỉ là thay đổi khung pháp lý, và trong chừng mực nào đó vẫn là hệ thống bao cấp mà thôi. Mỗi lần tiếp xúc với các quan chức Chính phủ Việt Nam, tôi đều khuyến cáo họ nên tìm những đối tác chiến lược Việt Nam hay nước ngoài có thể nhìn ra những công ty có khả năng sinh lợi để tiếp tục đầu tư phát triển.
Rõ ràng hiện nay có những công ty nhà nước đáng bị xóa sổ vì không có chút khả năng cạnh tranh nào. Những công ty này chỉ có thể sống được bằng sự bao cấp của Nhà nước, mà bao cấp nghĩa là lấy tiền của người xứng đáng chia cho người không xứng đáng.
Việt Nam đang muốn phát triển từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung thành một nền kinh tế tự do hơn, có khả năng thích ứng cao hơn với thị trường. Theo tôi, không có cách nào khác là phải học từ những nước đã thành công như Hàn Quốc, Singapore, Ba Lan...
Cần phải giảm bớt những người làm việc không hiệu quả trong bộ máy nhà nước và chỉ giữ lại những người giỏi nhất, nhiệt tình nhất, tăng lương gấp đôi, gấp ba cho họ. Hiện nay Việt Nam như một con ngựa đang phải thồ gánh nặng trên lưng và các bạn lại thắc mắc sao ngựa hay đến vậy mà lại chỉ chạy được 30km/h.
Hãy bỏ gánh nặng trên lưng nó, ngựa sẽ chạy nhanh gấp đôi. Tôi tin rằng chỉ trong 10-15 năm nữa, Việt Nam có thể đuổi kịp Singapore và các nước phát triển khác, với điều kiện phải nỗ lực để đất nước tiến lên chứ không chỉ để giữ mức như hiện nay.
Khi mới đến nhậm chức, tôi thấy trong vườn ngôi nhà dành cho mình ở phố Điện Biên Phủ (Hà Nội) một bức tượng bán thân bằng đồng đen, lúc ấy tôi còn chưa biết người đó chính là Alexandre Yersin, người tìm ra trực khuẩn bệnh dịch hạch. Với tất cả những trải nghiệm của mình ở Việt Nam và những gì đã học được từ cuộc đời của Yersin, tôi hiểu vì sao ông lại chọn đất nước này là nơi an nghỉ cuối cùng. Và để cho ước nguyện của bác sĩ Yersin, người có thể được coi như một cầu nối nhân văn giữa châu Âu và châu Á, được trọn vẹn, tôi đã đề nghị Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang xem xét truy tặng “quốc tịch Việt Nam danh dự” cho Alexandre Yersin.
Tôi trở thành cậu bé...
Trong suốt bốn năm ở Việt Nam, tôi là người Việt, đi xe máy như người Việt. Mỗi khi chờ đèn xanh đèn đỏ, tôi đều quay qua chào hỏi những người đi đường. Đàn ông bình phẩm về xe máy của tôi, phụ nữ tươi cười khuyến khích, còn trẻ em thì hớn hở chào “ông Thụy Sĩ”.
Gia đình tôi đã đi qua 35 tỉnh của Việt Nam. Con trai 16 tuổi của tôi học ở đây. Tất cả các kỳ nghỉ của con, vợ chồng tôi và cháu đều dành để du lịch Việt Nam. Đất nước này thật sự là một tiểu lục địa. Phía Bắc có những dãy núi giống như dãy Alps của Thụy Sĩ, có châu thổ sông Hồng, có đồng bằng, đồi núi, rừng; phía Nam có đồng bằng sông Cửu Long có lẽ là châu thổ phì nhiêu nhất thế giới cho thu hoạch ba vụ mỗi năm...
Việt Nam có những hang động, những hòn đảo đẹp mê hồn. Kỷ niệm đẹp nhất của gia đình tôi có lẽ là ở Vườn quốc gia Cúc Phương, chúng tôi đã đi bộ ba tiếng rưỡi xuyên qua 16km rừng nguyên sinh. Tôi cũng không thể quên được Vườn quốc gia Cát Tiên, Phú Quốc, Côn Đảo, vịnh Hạ Long... Và Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình) nữa. Đẹp như một giấc mơ!
Lúc đến đó bạn có thể đang bức xúc về công việc nhưng chỉ một giờ đắm mình trong thiên nhiên tươi đẹp ấy là mọi ưu tư tan biến hết. Việt Nam biến tôi như trở lại thành một cậu bé say mê khám phá.
Tôi đặc biệt ngưỡng mộ những người phụ nữ Việt Nam. Khi thấy họ làm việc ngoài đồng, thấy những phụ nữ hối hả chở con đến trường, đi chợ, đi làm..., tôi trộm nghĩ có lẽ vì đất nước này phải trải qua quá nhiều chiến tranh, đàn ông thường xuyên phải ra trận nên phụ nữ đã quen phải làm đủ mọi việc, đảm đang cả việc nước lẫn việc nhà.
Có lần tôi ngắm mãi một cô công nhân vệ sinh quét rác buổi sáng. Cô ấy làm việc đó say sưa, thậm chí còn có vẻ tự hào, hạnh phúc nữa. Tôi chưa bao giờ thấy ở một nơi nào khác người quét rác có thái độ tràn đầy phẩm giá như vậy.
Người Việt là một dân tộc mạnh mẽ, không oán hận, không quên nhưng không thích nhắc lại những khổ đau quá khứ. Tôi chắc hẳn các thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và John Kerry đều rất ấn tượng với cách người dân đón tiếp họ. Tôi đi khắp nơi trên đất nước này và ở bất cứ nơi đâu cũng nhận được những nụ cười thân thiện. Điều đó làm cho tôi quên rằng bề ngoài tôi với các bạn không giống nhau là mấy, và trừ việc tôi cao 1,85m, có chiếc mũi rất to và làn da ửng đỏ, tôi hoàn toàn là người Việt Nam.
Thu Hương (dịch)
(*): Tựa lớn và các tựa nhỏ của bài là do TTCT đặt.
Andrej Motyl
http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/20150708/toi-la-nguoi-viet/774225.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét