Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Các cách cân bằng mối quan hệ đôi lứa

Các cách cân bằng mối quan hệ đôi lứa
Tất cả các cặp đôi đều có xích mích. Một số có thể xích mích nhiều hơn những số khác, nhưng xích mích trong mối quan hệ đôi lứa là hoàn toàn bình thường. Trên thực tế, nếu bạn biết làm thế nào để tranh luận một cách công bằng; khi nào thì khơi mào một cuộc tranh luận và khơi mào như thế nào, thì một cuộc tranh luận thực sự có thể giúp một cặp đôi thêm gắn kết và phát triển tình cảm.

Một mối quan hệ bền chặt tùy thuộc vào khả năng của một cặp đôi, biết rằng những vấn đề nào thì đáng để tranh luận và vấn đề nào đáng để bỏ qua. 

Ví dụ: Hầu hết các cặp đôi tại một thời điểm nào đó sẽ tranh luận về tiền bạc. Người chồng có thể muốn có một chuyến du hành theo đoàn 7 ngày, trong khi người vợ có thể muốn thanh toán hết thẻ tín dụng hoặc tiết kiệm tiền. Tất nhiên còn có những vấn đề mâu thuẫn nhỏ nhặt giữa các cặp vợ chồng: Anh/cô ấy chất bát đĩa vào máy rửa bát từ trước ra sau hoặc từ sau ra trước; anh/cô ấy để cuộn giấy vệ sinh hướng ra ngoài hoặc hướng vào trong…

Quan trọng là phải biết chắc chắn rằng bạn đang tranh cãi công bằng. Dưới đây là 15 gợi ý để ghi nhớ lần sau khi bạn cảm thấy một cuộc tranh luận sắp bắt đầu:

Chỉ tranh luận khi về vấn đề đó thực sự quan trọng:

Đánh giá hậu quả của một cuộc tranh cãi. Hãy xem xét một vài câu hỏi đơn giản: Vấn đề này có đáng phải cãi vã. Mình sẽ để nó đến mai được không? Đừng cãi nhau chỉ vì muốn cãi nhau.

Lên kế hoạch:

Dành ít phút để bình tĩnh lại và nghĩ thấu đáo vấn đề. Đừng vội tấn công đối phương. Truyền đạt tâm trạng của bạn và bổ sung cái lý lẽ của bạn bằng những thí dụ và thực tế.

Dừng nguyên nhân gây ra cãi vã:


Xem lại nguyên nhân gây ra cãi vã. Hãy tự hỏi mình, “Đây có thực sự là vấn đề hay là có cái khác làm tôi khó chịu?” Nếu bạn bị căng thẳng về công việc hoặc tài chính, bạn có thể cáu kỉnh hơn bình thường.

Không phản ứng ngay lập tức:

Thoát ra khỏi tình huống hiện tại khoảng một vài phút. Hãy bình tĩnh và xem xét hậu quả của cuộc tranh cãi. Trong mỗi một cuộc tranh cãi, bạn sẽ là người cứng đầu hay là người có lý lẽ.

Chọn đúng thời điểm tranh luận:

Tranh luận với bạn đời ngay nơi công cộng sẽ hiếm khi có được một kết quả tích cực. Tìm một nơi yên tĩnh riêng tư để tranh cãi, khi đó bạn có thể có một cuộc trò chuyện trung thực mà không có áp lực từ bên ngoài.

Nói và không la lên:

Cả hai có thể sẽ trở thành chống đối nếu cuộc tranh cãi trở nên quá căng thẳng. Hãy lắng nghe một cách có hiệu quả. Hãy để anh/cô ấy biết rằng bạn tôn trọng quan điểm của anh/cô, thậm chí nếu bạn không hoàn toàn đồng ý. Cố gắng tránh la hét, và trò chuyện trong ngữ điệu bình thường của bạn.

Đồng ý hay không đồng ý:
Đôi khi dường như không thỏa hiệp được. Vẫn tích cực và xoa dịu tình hình với sự hài hước, bất cứ khi nào có thể. Một ngày của bạn cùng bạn đời không đáng bị phá hỏng bởi điều nhỏ nhặt như thế.

Chia sẻ:

Đừng cho rằng bạn đời của bạn biết những gì bạn đang cảm thấy. Hãy nói ra những gì làm bạn khó chịu. Cùng nhau trao đổi và đi đến thỏa thuận. Đó chính là chia sẻ.

Cùng nhau giải quyết các vấn đề:

Xem bạn đời như là đồng đội, không phải kẻ thù của bạn. Khi bạn nhìn nhận như vậy, bạn sẽ thay đổi động lực của cuộc cãi vã.

Hãy hướng nội:

Không bao giờ giảm thiểu hoặc bao che cho sai lầm của mình. Hầu hết các vấn đề đều là do lỗi của cả hai bên. Chịu trách nhiệm về phần mình, thừa nhận lỗi của mình và thể hiện mong muốn một sự hòa thuận.

Bình tĩnh:

Hãy có một cuộc trò chuyện tôn trọng. Nếu tình hình trở nên quá căng thẳng, hãy tạm hoãn. Làm được thế thì tốt hơn là để cho cuộc tranh luận leo thang.

Tránh để xảy ra vấn đề:

Giải quyết vấn đề ngay từ đầu. Giải quyết tình hình ngay khi bạn nhìn thấy một vấn đề phát sinh. Hãy chủ động tiếp cận theo cách của bạn. Một số cuộc tranh cãi đơn giản chỉ là một sự khác biệt trong quan điểm.

Thảo luận trực tiếp về vấn đề của bạn

Cách giải quyết tốt nhất đối với những bất đồng là mặt-đối-mặt. Ngôn ngữ cơ thể và nét mặt mới giúp truyền đạt được điều bạn muốn nói. Email, các cuộc trò chuyện điện thoại, và các văn bản có thể bị hiểu sai và có thể kéo dài tranh luận một cách không cần thiết.

Chọn từ ngữ cẩn thận

Chăm chú lắng nghe và nói chuyện một cách trân trọng. Nghĩ đến những gì bạn sắp nói và cách bạn nói nó. Một khi lời nói đã rời khỏi miệng, bạn có thể không bao giờ thu lại được.

Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết

Một số vấn đề dường như lớn quá không giải quyết được. Khi bạn không thể đạt được thỏa thuận và bạn muốn giữ cho mối quan hệ được trọn vẹn, thì hãy tìm tư vấn chuyên nghiệp. Đôi khi một nhân viên tư vấn hoặc hòa giải viên có thể làm sáng tỏ vấn đề và giữ nhiệt cho tình yêu của bạn.

Bạn hãy ghi nhớ các nguyên tắc này trong tâm, nếu lần sau bạn muốn hét lên với người bạn đời vì đã cho bát đĩa vào trong máy rửa sai cách. Có thể có hai chiều trong mỗi cuộc tranh luận nhưng thể hiện quan điểm một cách thích hợp có thể làm nên tất cả sự khác biệt và thậm chí có thể cứu nguy cho mối quan hệ của bạn.

Jacqueline Whitmore là một chuyên gia về phép xã giao có uy tín trên quốc tế, cô là tác giả và là người sáng lập The Protocol School of Palm Beach. Tìm hiểu thêm tại Etiquetteexpert.comJacquelinewhitmore.com


Bởi: Jacqueline Whitmore, Etiquetteexpert.com 16 Tháng Năm , 2015
http://vietdaikynguyen.com/v3/47543-cac-cach-can-bang-moi-quan-doi-lua/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét