Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Đến lúc phải thay đổi cách gọi của Biển Đông?

Đến lúc phải thay đổi cách gọi của Biển Đông?
Làm thế nào làm dịu tranh chấp Biển Đông ngay trong nhận thức của dư luận. Có lẽ đây là lúc tên gọi quốc tế “Biển Đông” cần được thay đổi. Một chọn lựa hợp lý là dùng tên gọi “Biển Đông Nam Á”. Theo một người phát ngôn của lực lượng vũ trang Philippines, khi mọi người tiếp tục gọi là “Biển Nam Trung Hoa”, có một thông điệp trong tiềm thức rằng vùng biển này thuộc về một quốc gia xuất hiện trong tên gọi. 
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 vừa qua, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã thảo luận các vấn đề quan trọng mà khu vực đang phải đối mặt, trong đó có vấn đề Biển Đông. Đây là khu vực có nhiều điểm nóng tiềm tàng, dễ dẫn đến xung đột do những tranh chấp phát sinh từ yêu sách chủ quyền (mà theo Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long là rất khó để có thể lạc quan về việc sớm được giải quyết, nếu không muốn nói là không bao giờ).

Trung Quốc, nước yêu sách hùng mạnh nhất ngày càng trở nên hung hăng với nhiều động thái gây hấn, bất chấp nhiều năm kiên nhẫn thực thi ngoại giao hòa bình của ASEAN. Động thái mới nhất và khiêu khích nhất của Trung Quốc là các hoạt động bồi đắp, tôn tạo các bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa, trong đó có một số thực thể đủ lớn để xây dựng đường băng cho máy bay chiến đấu. Việc xây dựng này đã đi ngược lại với tinh thần của DOC và Trung Quốc rõ ràng đang phát triển sức mạnh cứng ngay tại trung tâm của vùng biển tranh chấp. Bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc COC mà các bên đã cam kết hướng tới dường như đang bị lảng tránh, hay nói theo cách tích cực nhất là bị đóng băng, nhất là khi Trung Quốc cố ý trì hoãn đàm phán. Việc Trung Quốc tiếp tục bồi đắp đất ở các bãi ngầm tranh chấp cho thấy Trung Quốc đang thay đổi lập trường của mình từ “hành động vu vơ” sang “thể hiện có chủ đích”. Đây là một động thái làm thay đổi hiện trạng và chắc chắn sẽ làm phức tạp quá trình tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp Biển Đông.

Trong khi chờ đợi giải pháp cho tranh chấp, Trung Quốc ngày càng lớn mạnh hơn cả về kinh tế và quân sự, trong khi Đông Nam Á có thể trở nên mong manh và dễ bất đồng khi áp lực về chủ quyền gây nên những chia rẽ nội bộ. Điều này đã xảy ra vào năm 2012, khi ASEAN lần đầu tiên không đạt được thông cáo chung tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao tổ chức tại Campuchia. Tranh chấp Biển Đông đã làm lộ rõ tính dễ tổn thương của ASEAN, một hình ảnh ASEAN hợp nhất và đoàn kết từng gây được ấn tượng đã không còn nữa. Dưới sự tác động của Trung Quốc, một số nước thành viên ASEAN sẽ lại bị cám dỗ, đặt ưu tiên cho lợi ích quốc gia mình lên trên tình đoàn kết ASEAN thay vì theo đuổi song song cả hai. Viễn cảnh này càng rõ khi Trung Quốc đang chuyển hướng sang ngoại giao ngân phiếu - dùng lượng dữ trữ khổng lồ của mình làm đòn bẩy để giành lấy bạn bè, mua ảnh hưởng. Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) là một ví dụ kinh điển của bước ngoặt này trong trò chơi ngoại giao của Trung Quốc. Các quốc gia Đông Nam Á hay tập thể ASEAN hiện đang đối mặt với hai sức ép từ Trung Quốc - một con rồng mỉm cười với sức mạnh kinh tế cấp vốn phát triển cơ sở hạ tầng qua AIIB và một con rồng quẫy mạnh đuôi trong tranh chấp Biển Đông.

Sẽ khó cho một số nước thành viên khi phải đối mặt với cách tiếp cận “cây gậy và củ cà rốt” như vậy từ Trung Quốc, nhất là những nước yếu về mặt kinh tế. ASEAN phải suy nghĩ thấu đáo khi đối mặt với ít nhất ba thách thức lớn của Đông Nam Á.

Một là, là làm thế nào để duy trì sự thống nhất và đoàn kết của ASEAN trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông. Để giải quyết tranh chấp, Carl Thayer - một nhà quan sát lâu năm trong vấn đề này, đề xuất nên cân nhắc bước đi đầu tiên hướng tới COC, ASEAN có thể tự ký “Hiệp ước ứng xử trên Biển chung của Đông Nam Á”, các quốc gia thành viên cần giải quyết các tranh chấp biển với nhau trước, qua đó củng cố tình đoàn kết ASEAN.

Hai là, làm thế nào để ngăn chặn các hành động gây hấn trên biển của Trung Quốc trong tương lai, trong bối cảnh khu vực đang theo đuổi mối quan hệ kinh tế sâu sắc hơn với Bắc Kinh. Đây là lúc ASEAN cần thúc đẩy hợp tác biển với các đối tác thương mại có lợi ích gắn với tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Có thể bắt đầu hình thức hợp tác biển này với Mỹ và sau đó mở rộng sang các nước khác như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ba là, làm thế nào làm dịu tranh chấp Biển Đông ngay trong nhận thức của dư luận. Có lẽ đây là lúc tên gọi quốc tế “Biển Đông” cần được thay đổi. Một chọn lựa hợp lý là dùng tên gọi “Biển Đông Nam Á”. Theo một người phát ngôn của lực lượng vũ trang Philippines, khi mọi người tiếp tục gọi là “Biển Nam Trung Hoa”, có một thông điệp trong tiềm thức rằng vùng biển này thuộc về một quốc gia xuất hiện trong tên gọi. Bản kiến nghị trực tuyến về việc đổi tên thành Biển Đông Nam Á được khởi động bởi một quỹ của người Việt Nam, thành lập từ năm 2010 với ít nhất 10.000 người ủng hộ từ 76 quốc gia, gửi tới các nguyên thủ của 11 nước Đông Nam Á cũng như Liên Hợp Quốc và một số tổ chức quốc tế. Chủ tịch hiện nay của ASEAN, Malaysia nhấn mạnh: Một sáng kiến từ người dân như vậy là phù hợp với tầm nhìn của khu vực. Đó là một ASEAN hướng tới người dân, lấy người dân là trung tâm. Sẽ là thích hợp nhất nếu sáng kiến này phát triển thành một mong muốn chung của 600 triệu người dân ASEAN và không chỉ gói gọn trong 10 Chính phủ thành viên.

Theo “Nationmultimedia

Vũ Hiền (gt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét