Quy hoạch phát triển đô thị xanh ở Việt Nam
Qui hoạch các thành phố Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay thường bị chỉ trích mang tính tự phát, tàn phá mảng xanh và cả những công trình có giá trị lịch sử…Các dự án áp dụng hình thức chỉ định thầu là: Dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính, Quảng trường trung tâm và Công viên bờ sông thuộc KĐT mới Thủ Thiêm, quận 2, Tp.HCM
Tiến sĩ Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn được người cha chỉ dạy, hướng dẫn đồng thời ông cũng được đào tạo tại những đại học Berkeley và Washington ở Hoa Kỳ; sau đó ra trường làm việc ở Mỹ, Canada và nay cũng về Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc.
Trước hết Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đưa ra đánh giá:
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn: Qui hoạch những thành phố lớn, đặc biệt thành phố Sài Gòn ( thành phố Hồ Chí Minh hiện nay), đang đương đầu với những vấn đề không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới.
Khi đô thị phát triển chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề: đầu tiên những di sản cũ của đô thị nên bảo tồn hay phá đi để xây dựng nhà cao tầng để đem lại lợi ích về kinh tế; thứ hai những người có tiền họ muốn có những ảnh hưởng nhất định về những mặt họ muốn xây thế nào và dùng đồng tiền để gây ảnh hưởng. Chuyện này không chỉ ở Việt Nam mà ở Mỹ, Châu Âu cũng như vậy.
Kế đến là vấn đề những hạng mục mà trước đây ở Việt Nam chưa hề có mà nay (thì) có; thì không những về mặt qui hoạch- kiến trúc mà về những mặt khác cũng phải đi theo đồng bộ.
Việt Nam chỉ mới phát triển, và thực sự chính thức bùng nổ, là vào những năm 90 cho đến ngày nay. Thành ra có những hạng mục như hạng mục căn hộ cao cấp condo, có những hệ thống luật pháp làm sao cho những cư dân trong đó có sự tôn trọng lẫn nhau, có không gian chung, không gian riêng để làm sao cho cuộc sống hài hòa với nhau. Thực sự chuyện này cũng còn đang là một thử thách chưa tạo lập được một chuẩn mực nhất định
Tôi cho rằng những vấn đề qui hoạch, kiến trúc hiện nay mà chúng tôi đang gặp là những vấn đề rất sát sườn với những vấn đề mà chúng tôi từng gặp khi làm việc ở Mỹ, Canada. Chỉ có điều là với phong tục- tập quán, cách sống, cách tư duy của người Việt Nam có biểu hiện khác đi. Như vậy không thể bê nguyên xi giải pháp bên Mỹ, Canada đem về đây được mà phải nghiên cứu tại chỗ.
Với vấn đề như vậy và cách nghĩ như vậy, chúng ta sẽ có những giải pháp để giải quyết như thế nào cho phù hợp.
Hiện nay mà chúng tôi đang gặp là những vấn đề rất sát sườn với những vấn đề mà chúng tôi từng gặp khi làm việc ở Mỹ, Canada. Chỉ có điều là với phong tục- tập quán, cách sống, cách tư duy của người VN có biểu hiện khác đi. Như vậy không thể bê nguyên xi giải pháp bên Mỹ, Canada đem về đây được mà phải nghiên cứu tại chỗ » Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn |
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn: Về chuyện này, tất nhiên những trí thức cũng như những nhà qui hoạch kiến trúc theo tôi thì họ thấy được. Tôi viết rất nhiều bài viết đăng trên báo chuyên ngành cũng như báo thường và cũng có nhiều bạn bè đồng nghiệp cùng tham gia. Cụ thể như trung tâm Sài Gòn, chúng tôi đều đề xuất nên giữ lại, có muốn xây nhà cao tầng thì xây ở Thủ Thiêm hoặc là ở những khu ngoại vi hay ở những khu đất trống. Chứ không nên đập (bỏ) những công trình rất có giá trị ở trung tâm quận 1, quận 3 để xây cao tầng lên; như thế uổng lắm vì có 300 năm lịch sử.
Thật sự ra trong ‘cuộc chiến’ này cho đến hiện nay thì có phần hơi nghiêng về nhà đầu tư! Vì như tôi vừa nói là họ có áp lực nào đó, và họ có phương tiện tài chính để ảnh hưởng.
Nhưng có một điểm đáng mừng là dư luận thấy được. Chẳng hạn như gần đây nhất là dự án Thương Xá Tax: chủ đầu tư muốn đập hết để xây nhà cao tầng; nhưng khi chúng tôi lên tiếng thì bây giờ đã có đề xuất cả chính quyền địa phương và nhà đầu tư xem xét lại phải cải tạo những phần quan trọng, và có xây cao lên thỉ xây phần nào thôi.
Nằm trong quy hoạch tổng thể của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Khu đô thị Làng Thời Đại là khu đô thị sinh thái văn hóa đa chức năng
|
Nhìn lại thì chuyện này không phải mới. Ngay cả ở New York lúc trước (tại) Greenwich Village. Thời đó Jane Jacobs từng chiến đấu với Robert Moses về chuyện giữ lại làng này hay đập hết để làm freeway hay làm nhà cao tầng.
Nhưng cách làm không giống và thể chể ở Việt Nam cũng khác, rồi suy nghĩ của người dân và những ảnh hưởng cũng khác. Thành ra chúng tôi nói chung cũng cùng nhau tìm cách như thế nào đó để giữ được di sản cho thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng đồng thời cũng phải nghĩ mở lối cho thành phố phát triển.
Bảo tồn và phát triển đi đôi với nhau và cần phải có giải pháp cho cả hai.
Gia Minh: Đối với phát triển đô thị hiện nay vấn đề mảng xanh là một vấn đề cũng quan trọng, theo Kiến trúc sư thì hiện nay mảng xanh của đô thị được đến đâu và cần phải phát triển như thế nào?
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn: Có thể ông đã biết: mới đây thành phố mở đường Nguyễn Huệ thành phố đi bộ. Tôi thấy thành phố họ cũng thấy không gian xanh của thành phố là quan trọng. Tuy nhiên việc qui hoạch, giữ mảng xanh cho thành phố cần có chiến lược nhất định. Ví dụ khi làm đường Nguyễn Huệ như thế không nên bê tông hóa nhiều quá, nên có những thảm cỏ, mảng xanh, cây xanh nhiều hơn để cho mát vì khí hậu của thành phố ( Sài Gòn) không như của các nước ôn đới.
Mới đây tôi cũng có viết một bài về chiến lược phát triển hai bên bờ sông Sài Gòn, theo đó đường Nguyễn Huệ nên tổ chức theo hướng thành quảng trường và bên Thủ Thiêm cũng nên là một quảng trường thay vì như đơn vị tư vấn Sasaki đề xuất hơi xa; nên làm đối diện với quảng trường Nguyễn Huệ bên kia sông và làm cầu Hàm Nghi nối qua. Như vậy không gian trung tâm của thành phố nối liền khu vực 300 lịch sử qua ‘trung tâm đi bộ thế kỷ 21’. Như vậy khi xây những nhà cao tầng quanh quảng trường này sẽ tạo ra những không gian rất tốt. Nhất là những nhà cao tầng từ quảng trường chúng ta phải nhìn thấy, có một khoảng cách để cảm thụ tốt; ví dụ như sau này có bắn pháo bông thì nhìn (thấy) rất tốt.
Nên tổ chức những cụm đa trung tâm, khuyến khích người dân giãn ra thành những trung tâm đô thị và những trung tâm này cũng đầy đủ những chức năng trung tâm như mua sắm, ăn uống, học hành, bệnh viện… để người dân trong bán kính đi bộ vẫn có thể sử dụng; không nhất thiết phải chạy vào khu trung tâm » Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn |
Nếu nhìn trên google xuống thì thấy khu trung tâm (hiện hữu) đang bê tông hóa rất nhiều, nhìn thấy trắng ngắt hết. Công trình nhiều quá, chúng ta cần phải dẫn gió vào để cho đô thị không nóng quá.
Gia Minh: Đó là tại Sài Gòn nơi ông đang làm việc, còn ở Hà Nội, thành phố nổi tiếng về cây xanh và những thành phố mà trước đây Pháp xây dựng ở Việt Nam, theo kiến trúc sư mảng xanh đó đang được duy trì và phát triển ra sao?
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn: Hà Nội có một lợi thế là mạng lưới cây xanh, mạng lưới hồ nước. Tôi thấy đó là những điểm nhấn thiên nhiên rất tốt. Hiện nay Hà Nội cũng đang bị những áp lực về phát triển cao tầng lên. Như ông biết hiện nay những đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh… là những nơi rất dễ kiếm việc làm, có cơ hội để phát triển nên dân các tỉnh đổ về, từ đó áp lực xây dựng cao tầng rất lớn. Nhưng hy vọng chính quyền sẽ thấy được là không nên tập trung vào hai thành phố này quá đông dân, mật độ quá cao. Nên tổ chức những cụm đa trung tâm, khuyến khích người dân giãn ra thành những trung tâm đô thị và những trung tâm này cũng đầy đủ những chức năng trung tâm như mua sắm, ăn uống, học hành, bệnh viện… để người dân trong bán kính đi bộ vẫn có thể sử dụng; không nhất thiết phải chạy vào khu trung tâm. Như vậy sẽ giải tỏa được áp lực vào khu trung tâm như hiện nay.
Thời ba tôi gọi là chuyên môn thì người ta không nói trên báo; nhưng nay người dân rất thích tham gia và họ cũng có kiến thức. Nhờ vấn đề này được phổ cập hóa thành ra người ta cũng tham gia và ý thức được. Áp lực của dư luận xã hội cũng là cách giúp cho qui hoạch thành phố càng ngày càng tốt hơn » Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn |
Gia Minh: Và đó cũng là một biện pháp đẻ giải quyết tình hình bê tông hóa rất nhiều dẫn đến các thành phố bị ngập lụt, phải không?
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn: Thật sự ra chuyện ngập lụt là do cách qui hoạch, cách phát triển. Đôi khi người ta quá nóng vội, người ta cứ nghĩ rằng có thể lấp hồ, ao , kênh rạch và ở dưới làm cống hộp là ổn. Nhưng họ quên rằng thực sự ra làm qui hoạch, như chúng tôi làm qui hoạch ở Mỹ, là luôn luôn (phải) có không gian dành cho nước và có những không gian không được xây dựng gì hết với một tỷ lệ diện tích nhất định. Ngay cả khu trung tâm như ở New York, ở Montreal… cũng phải có không gian như vậy. Chuyện này ở Việt Nam là một thử thách rất lớn vì áp lực người ta cứ nghĩ nước chảy ở dưới rồi họ lấp không sao. Nhưng dần dần có những khu vực khi làm như vậy qua thời gian bắt đầu lụt nhiều quá họ phải đào lên lại. Như gần đây có kênh Hàng Bàng sau mấy chục năm lấp thì nay phải đào lên lại để cho thoát nước tốt.
Thật sự ra đô thị Việt Nam phát triển rất nhanh và không tránh khỏi những sai lầm; nhưng tôi đánh giá cao thái độ gọi là ‘phục thiện’: những người quản lý họ thấy giải pháp này không tốt…, họ sẵn sàng nghe theo lời chuyên gia và sửa sai. Tôi thấy đây là điểm rất tốt. Hy vọng rằng những chuyện như thế này trong tương lai khi người ta lấp sống, lấp hồ, lấp kênh để xây dựng đô thị thì người ta sẽ cân nhắc hơn.
Tôi thấy rằng ngày nay có điều rất khuyến khích đó là những vấn đề mà thời ba tôi gọi là chuyên môn thì người ta không nói trên báo; nhưng nay người dân rất thích tham gia và họ cũng có kiến thức. Nhờ vấn đề này được phổ cập hóa thành ra người ta cũng tham gia và ý thức được. Áp lực của dư luận xã hội cũng là cách giúp cho qui hoạch thành phố càng ngày càng tốt hơn.
Gia Minh: Cám ơn Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đã dành cho cuộc nói chuyện với những thông tin thú vị vừa rồi.
Gia Minh
phóng viên RFA
Theo RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét