Chiêm ngưỡng bộ sưu tập sư tử đá, nghê độc nhất vô nhị “made in Vietnam”
Để người dân cũng như khách tham quan hiểu rõ lịch sử, nguồn gốc, đặc điểm tạo hình và ý nghĩa tâm linh của linh vật ở từng thời kỳ khác nhau Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức triển lãm “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.
Gần 60 hiện vật, là hình tượng nghê và sư tử được tạo tác bằng các chất liệu khác nhau từ đá, gốm, sành, gỗ của thời Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn đã được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trưng bày tại triển lãm “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam bắt đầu từ 7-17.11. Đây cũng là cuộc "trình làng" các hình tượng linh vật Việt suốt chiều dài lịch sử dân tộc có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Gần 60 hiện vật, là hình tượng nghê và sư tử được tạo tác bằng các chất liệu khác nhau từ đá, gốm, sành, gỗ của thời Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn đã được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trưng bày tại triển lãm “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam bắt đầu từ 7-17.11. Đây cũng là cuộc "trình làng" các hình tượng linh vật Việt suốt chiều dài lịch sử dân tộc có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
60 hiện vật đến từ các đền, đình cổ ở các tỉnh thành đã được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 7.11 đến 17.11. Trong hình là Lư hương và đôi nghê từ thời Lê Trung Hưng.
Theo lời giải thích của nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo thì nghê là con vật hết sức gần gũi với người dân Việt Nam.
Tại triển lãm lần này, những con nghê được làm từ các chất liệu khác nhau đã được trưng bày. Trong hình là đôi nghê đền Đồng Lư, tỉnh Nam Định có từ thế kỷ XVII - XVIII
Đây là đôi nghê làm bằng gốm ở chùa Cổ Chất, tỉnh Nam Định, có từ thời Lý (thế kỷ XVII)
Còn đây là nghê lan can thành bậc Thăng Long thời Lý.
Nghê ở đền Độc Bộ, tỉnh Nam Định thế kỷ XVII - XVIII, được chế tác từ gỗ.
Sấu - Nghê thành nhà Hồ Thanh Hóa, có từ thế kỷ XIV, được làm từ đá.
Nghê ở Đình Giá tỉnh Nam Định, có từ thế kỷ XVIII, được làm từ gỗ
Nghê từ thế kỷ XVII -XVIII, được chế tác từ gỗ.
Đây là đôi nghê có từ thế kỷ XVII, được những người thợ Việt Nam chế tác từ đá.
Ngoài ra, tại triển lãm lần này cũng trưng bày nhiều sư tử đá "made in Vietnam" được những người thợ điêu khắc Việt Nam chế tác từ thời Lý đến Nguyễn. Trong hình là sư tử đá ở chùa Thông, tỉnh Thanh Hóa, có từ năm 1270.
Sư tử đá ở chùa Bà Tấm, TP. Hà Nội, từ thế kỷ XI.
Sư tử đá chùa Thông tỉnh Thanh Hóa, thời Trần (bản phục dựng)
Sư tử chầu ngọc ở chùa Phật Tích, tỉnh Bắc Ninh có từ thế kỷ XI.
Sư tử ngậm ngọc, có từ thế kỷ XVII - XVIII. Theo Nhà điêu khắc Phan Văn Tiến, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thì thông qua triển lãm lần này sẽ góp phần đưa công chúng đến gần hơn với nét đẹp tạo hình cũng như ý nghĩa biểu tượng văn hóa của một số hình tượng linh vật thuần Việt.
http://laodong.com.vn/van-hoa/chiem-nguong-bo-suu-tap-su-tu-da-nghe-doc-nhat-vo-nhi-made-in-vietnam-265672.bld
Lần đầu tiên triển lãm hình tượng sư tử và nghê
Đăng Bởi MỘT THẾ GIỚI - 14:52 07-11-2014
Sáng nay 7.11, triển lãm “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam” đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66, Nguyễn Thái Học, Hà Nội).
Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Bảo tàng Nam Định giới thiệu. Đây là lần đầu tiên hình tượng sư tử và nghê lần đầu tiên ra mắt công chúng trong và ngoài nước tại triển lãm chuyên đề một cách có hệ thống.
Triển lãm trưng bày khoảng 60 hiện vật, từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến Nguyễn, được tạo tác bằng các chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng...và một số tư liệu, tài liệu khoa học phụ của các tổ chức, đồng nghiệp có liên quan như hình ảnh, các bản vẽ đạc họa, tường giải trên cơ sở nghiên cứu hiện vật...
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, sự xuất hiện của những con sư tử đá Trung Quốc tại một số điểm di tích hoặc trong không gian văn hóa người Việt đã trở thành một trong những vấn đề tranh luận sôi nổi trên báo chí. Từ góc nhìn văn hóa truyền thống mang tính biểu tượng, chúng ta thấy không gian tín ngưỡng cổ truyền đã định hình qua nhiều thế kỷ đang bị lai căng, pha tạp và biến dạng.
Một trọng những nguyên nhân chính của vấn đề trên là từ khoảng trống trong giáo dục di sản nghệ thuật và đặc biệt là thiếu cơ hội để công chúng được khám phá và tìm hiểu một cách căn bản về nét đẹp tạo hình cũng như ý nghĩa biểu tượng văn hóa của một số hình tượng linh vật trong nghệ thuật cổ Việt Nam.
Đặc biệt là trong thời gian diễn ra triển lãm, Bảo tàng xây dựng chương trình giáo dục tương tác với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nghệ thuật thú vị dành cho học sinh nhằm phát huy hơn nữa giá trị di sản nghệ thuật dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm định hướng thẩm mỹ cho trẻ em trên cơ sở sưu tập hiện vật bảo tàng để giáo dục toàn diện về trí - đức - thể - mỹ. Từ đó giúp các em nâng cao sự hiểu biết và biết trân trọng và tự hào với kho tàng di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Triển lãm “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam” kéo dài đến ngày 17.11.2014.
Một số hình ảnh sư tử và nghê tại triển lãm:
Đây là lần đầu tiên hình tượng sư tử và nghê được ra mắt công chúng trong và ngoài nước trong một triển lãm có hệ thống.
Có khoảng 60 hiện vật từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến thời Nguyễn cùng nhiều tài liệu, nghiên cứu liên quan đến sư tử và nghê trược trưng bày.
Những hiện vật được tạo tác từ các vật liệu như đá, gốm,gỗ, đồng...
Hình ảnh lư hương được trang trí linh vật.
Hình ảnh lư hương thời Lê Trung Hưng cùng với linh vật trang trí là nghê với đặc trưng mình tròn, thân mập, tai lớn.
Sơ đồ bài trí nghê đá ở đền vua Đinh.
Sư tử ở chùa Bà Tấm, Hà Nội.
Nghê được chế tác bằng đá ở thế kỷ XVII.
Ngoài hiện vật, triển lãm cũng trưng bài nhiều tài liệu, bản vẽ tường giải để công chúng có thể hiểu rõ hơn về sư tử và nghê trong điêu khắc cổ Việt Nam.
Hình ảnh cây đèn hình nghê được tạo tác bằng gốm, thế kỷ XV-XVI.
Hình ảnh nghê được tạo tác bằng gỗ, thế kỷ XIX.
Nguyệt Vũ
http://motthegioi.vn/tieu-diem/lan-dau-tien-trien-lam-hinh-tuong-su-tu-va-nghe-119081.html
Tuyet qua, sau nay cac dai gia, nha chua cu dung cac mau nay de lam Nghe va Su tu cho minh, khoi so mang tieng la lam theo mau cua Tau khua.
Trả lờiXóa