Trung Quốc dịch giàn khoan vì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Mỹ?!
Trung Quốc rút giàn khoan 981, Việt Nam sẽ mất đi một điểm tựa "công kích" Trung Quốc, "làm tổn hại hình Bắc Kinh trên diễn đàn quốc tế. Tờ Đa Chiều của người Hoa hải ngoại ngày 19/7 đăng bài phân tích, do "trùng hợp ngẫu nhiên" về thời gian khi Trung Quốc tuyên bố dịch chuyển giàn khoan 981 về phía đảo Hải Nam diễn ra sau những tuyên bố của Mỹ về Biển Đông đã khiến dư luận nước này "hiểu lầm" rằng Mỹ vừa nói Trung Quốc đã rút lui.Theo Đa Chiều, nếu chỉ thuần túy nhìn theo trục thời gian thì những "suy đoán, hiểu lầm tương tự" như vậy cũng khó tránh khỏi. Ngày 10/7 Thượng viện Mỹ ra nghị quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và đội tàu hộ tống. Ngày hôm sau Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phát biểu tại buổi hội thảo về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế tổ chức kêu gọi 3 không ở Biển Đông. Chỉ ít ngày sau, hôm 15/7 Bắc Kinh bất ngờ ra thông báo dịch chuyển giàn khoan 981 về khu vực đảo Hải Nam "do đã hoàn thành công việc thăm dò (trái phép) khu vực này".
Trong đêm 15/7, Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC), chủ sở hữu giàn khoan 981 ra thông báo "chữa cháy, vớt vát" thể diện khi tuyên bố giàn khoan 981 đã hoàn thành thuận lợi việc "tác nghiệp ở khu vực đảo Trung Kiến", tức đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc đang cố tình gán ghép, trong khi vị trí hạ đặt trái phép giàn khoan nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, không liên quan gì tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - PV).
Ngay sau khi dư luận (một bộ phận người Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan) chỉ trích hành động dịch chuyển này, các cơ quan truyền thông nhà nước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phải lên tiếng trấn an họ. Ngày 16/7 ông Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, dịch chuyển giàn khoan 981 không liên quan gì đến nhân tố bên ngoài mà được sắp xếp trước.
Tân Hoa Xã mượn lời chuyên gia mổ xẻ vụ dịch chuyển giàn khoan theo hướng thuận lợi, hoàn thành công việc. Để chứng minh Trung Quốc là "gã khổng lồ thực sự, không phải bù nhìn rơm" để Mỹ nói gì cũng phải nghe, cánh học giả Trung Quốc được điều động viết bài phân tích vụ việc này.
Đầu tiên, các học giả Trung Quốc lý luận rằng Bắc Kinh không thể thay đổi lập trường vì lãnh đạo các cấp của Trung Quốc đều coi trọng (cái gọi là) chủ quyền lãnh thổ, cẩn thận khác thường, coi đó là lợi ích quốc gia cốt lõi nên không có chuyện chỉ trong vài ngày đã quay ngoắt 180 độ "nhượng bộ vô điều kiện" như vậy.
Lập luận thứ 2 của các học giả này là Trung Quốc chẳng phải nghe theo quốc gia nào bởi trước đó lần nào Washington chỉ trích Bắc Kinh khiêu khích, gây bất ổn ở Biển Đông, Trung Quốc đều lên tiếng bác bỏ.
Lý do thứ 3 được cánh học giả Trung Quốc giải thích cho dư luận rằng không phải họ sợ Mỹ mà rút giàn khoan 981 là Bắc Kinh không dễ dàng bỏ qua định lực chiến lược, không thể vì một quốc gia nào đó vừa nói đã thay đổi thời gian biểu đã định. Theo họ, Trung Quốc "cần rút là rút", xong việc vẫn cố tình ở lại kéo dài thời gian mới là động thái "bất thường".
Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu là người cổ súy đặc biệt cho quan điểm "cần rút thì rút" mới thực sự là tư thế 1 nước lớn nên có và kêu gọi người dân Trung Quốc "chớ nghe tin đồn thất thiệt" về lý do thực sự của việc dịch chuyển giàn khoan 981.
Ông Tiến lập luận: Giàn khoan 981 cắm thì đã cắm rồi, việc cần làm cũng đã làm rồi, Trung Quốc nhân đà này cho Mỹ một cơ hội xuống thang. Washington giữ được thể diện mà Bắc Kinh cũng được tiếng là hiểu lý lẽ thì tại sao lại không làm?
Hồ Tích Tiến lưu ý, "Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 24 thăm Mỹ" thì Biển Đông sẽ là chủ đề thảo luận không thể tách rời. Trung Quốc rút giàn khoan 981, Việt Nam sẽ mất đi một điểm tựa "công kích" Trung Quốc, "làm tổn hại hình Bắc Kinh trên diễn đàn quốc tế"?!
Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu cho rằng đây là một sách lược thông minh, nếu không cứ tiếp tục cứng rắn (khiêu khích) sẽ chẳng lợi lộc gì. Vì vậy ông Tiến khẳng định những ai cho là Mỹ vừa bảo Trung Quốc rút giàn khoan, Bắc Kinh đã "ngoan ngoãn làm theo" là vô căn cứ.
Đáng chú ý, trong khi truyền thông Việt Nam còn chưa có tin gì về việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ đi thăm Mỹ "vào ngày 24" mà Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu đã khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột, nhưng không nói rõ ngày 24 của tháng nào, mà chỉ biết diễn ra sau vụ Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan, tức là từ tháng 7 năm nay trở đi mà không cần dẫn nguồn.
Để chứng minh cho lập luận Trung Quốc không "ngoan ngoãn rút giàn khoan" theo yêu cầu của Mỹ, Hồ Tích Tiến viện dẫn số liệu trong mười mấy năm qua kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng bình quân 10% trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong khi danh sách 500 người giàu nhất thế giới do Forbes lựa chọn năm 2014 so với năm ngoái Mỹ giảm 51 người từ 179 xuống 128, trong khi Trung Quốc tăng từ 11 lên 100 người. Một kiểu so sánh và lập luận khập khiễng có lẽ chỉ Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu mới nghĩ ra nổi.
(GDVN)
Đầu tiên, các học giả Trung Quốc lý luận rằng Bắc Kinh không thể thay đổi lập trường vì lãnh đạo các cấp của Trung Quốc đều coi trọng (cái gọi là) chủ quyền lãnh thổ, cẩn thận khác thường, coi đó là lợi ích quốc gia cốt lõi nên không có chuyện chỉ trong vài ngày đã quay ngoắt 180 độ "nhượng bộ vô điều kiện" như vậy.
Lập luận thứ 2 của các học giả này là Trung Quốc chẳng phải nghe theo quốc gia nào bởi trước đó lần nào Washington chỉ trích Bắc Kinh khiêu khích, gây bất ổn ở Biển Đông, Trung Quốc đều lên tiếng bác bỏ.
Lý do thứ 3 được cánh học giả Trung Quốc giải thích cho dư luận rằng không phải họ sợ Mỹ mà rút giàn khoan 981 là Bắc Kinh không dễ dàng bỏ qua định lực chiến lược, không thể vì một quốc gia nào đó vừa nói đã thay đổi thời gian biểu đã định. Theo họ, Trung Quốc "cần rút là rút", xong việc vẫn cố tình ở lại kéo dài thời gian mới là động thái "bất thường".
Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu là người cổ súy đặc biệt cho quan điểm "cần rút thì rút" mới thực sự là tư thế 1 nước lớn nên có và kêu gọi người dân Trung Quốc "chớ nghe tin đồn thất thiệt" về lý do thực sự của việc dịch chuyển giàn khoan 981.
Ông Tiến lập luận: Giàn khoan 981 cắm thì đã cắm rồi, việc cần làm cũng đã làm rồi, Trung Quốc nhân đà này cho Mỹ một cơ hội xuống thang. Washington giữ được thể diện mà Bắc Kinh cũng được tiếng là hiểu lý lẽ thì tại sao lại không làm?
Hồ Tích Tiến lưu ý, "Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 24 thăm Mỹ" thì Biển Đông sẽ là chủ đề thảo luận không thể tách rời. Trung Quốc rút giàn khoan 981, Việt Nam sẽ mất đi một điểm tựa "công kích" Trung Quốc, "làm tổn hại hình Bắc Kinh trên diễn đàn quốc tế"?!
Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu cho rằng đây là một sách lược thông minh, nếu không cứ tiếp tục cứng rắn (khiêu khích) sẽ chẳng lợi lộc gì. Vì vậy ông Tiến khẳng định những ai cho là Mỹ vừa bảo Trung Quốc rút giàn khoan, Bắc Kinh đã "ngoan ngoãn làm theo" là vô căn cứ.
Đáng chú ý, trong khi truyền thông Việt Nam còn chưa có tin gì về việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ đi thăm Mỹ "vào ngày 24" mà Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu đã khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột, nhưng không nói rõ ngày 24 của tháng nào, mà chỉ biết diễn ra sau vụ Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan, tức là từ tháng 7 năm nay trở đi mà không cần dẫn nguồn.
Để chứng minh cho lập luận Trung Quốc không "ngoan ngoãn rút giàn khoan" theo yêu cầu của Mỹ, Hồ Tích Tiến viện dẫn số liệu trong mười mấy năm qua kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng bình quân 10% trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong khi danh sách 500 người giàu nhất thế giới do Forbes lựa chọn năm 2014 so với năm ngoái Mỹ giảm 51 người từ 179 xuống 128, trong khi Trung Quốc tăng từ 11 lên 100 người. Một kiểu so sánh và lập luận khập khiễng có lẽ chỉ Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu mới nghĩ ra nổi.
(GDVN)
Vậy nếu ông TTSang qua Mĩ đúng như báo HCầu nói thì GDVN sẽ rút ra điều gì : trong BCT có gián điệp Tàu hay mọi việc BCT làm đều đã bá cáo TRQ ???
Trả lờiXóa