Tướng Lương: Dù TBT Lê Duẩn đã dự kiến, tôi vẫn chưa tin TQ đánh
(Soha.vn) - Tướng Lê Mã Lương nói: “Lần giở lịch sử, thấy những cuộc xung đột của Trung Quốc với các nước láng giềng thì không có gì ngạc nhiên khi cuộc chiến năm 1979 xảy ra”. Tổng Bí thư Lê Duẩn đã có dự kiến: “Trong thời gian sắp tới, Trung Quốc có thể sẽ phát động một cuộc chiến tranh trong phạm vi và không gian lớn. Có thể chúng ta phải đụng với 1 – 1,5 triệu quân của Trung Quốc. Các tỉnh biên giới phải hết sức cảnh giác và sẵn sàng cho cuộc chiến đấu”.
Để giúp bạn đọc có những góc nhìn đầy đủ hơn về cuộc chiến bảo vệ từng tấc đất biên cương của quân và dân Việt Nam cũng như bản chất của hành động gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học” từ Đặng Tiểu Bình, chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả loạt bài về Chiến tranh biên giới phía Bắc.
Là người từng lăn lộn, chiến đấu tại những nơi ác liệt nhất ở biên giới phía Bắc trong 8 năm, Thiếu tướng Lê Mã Lương vẫn còn nhớ như in những ký ức về cuộc chiến tàn khốc này. Chúng tôi tìm đến vị tướng nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù” để nghe ông kể về những năm tháng không thể nào quên trong cuộc đời người lính ở cuộc chiến tranh khốc liệt ấy.
Tướng Lê Mã Lương cho hay: “Kể từ sau khi chiến tranh kết thúc, năm nào tôi cũng có các chuyến đi đến một số tỉnh biên giới phía Bắc với những công việc khác nhau. Nhìn sự phát triển của các địa phương nơi địa đầu của Tổ quốc như ngày nay, mấy ai có thể tưởng tượng được những nơi đó đã từng phải chịu sự tàn phá của cuộc chiến khốc liệt năm 1979 do Trung Quốc phát động với ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Ông bồi hồi nhớ lại: “Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, tháng 8/1975, Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 304 cùng với một số đơn vị khác rời Sài Gòn lên Tây Nguyên để tiêu diệt Fulro. Suốt từ 8/1975 cho đến 6/1976, chúng tôi lăn lộn trên vùng Tây Nguyên và đã thực hiện được nhiệm vụ rất vẻ vang là làm tan rã toàn bộ lực lượng Fulro – lực lượng có ý đồ tách vùng Tây Nguyên của Việt Nam ra thành một nhà nước độc lập.
Toàn cảnh mặt trận biên giới Vị Xuyên 1984 - 1989
Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường phòng thủ biên giới
Là người từng lăn lộn, chiến đấu tại những nơi ác liệt nhất ở biên giới phía Bắc trong 8 năm, Thiếu tướng Lê Mã Lương vẫn còn nhớ như in những ký ức về cuộc chiến tàn khốc này. Chúng tôi tìm đến vị tướng nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù” để nghe ông kể về những năm tháng không thể nào quên trong cuộc đời người lính ở cuộc chiến tranh khốc liệt ấy.
Tướng Lê Mã Lương cho hay: “Kể từ sau khi chiến tranh kết thúc, năm nào tôi cũng có các chuyến đi đến một số tỉnh biên giới phía Bắc với những công việc khác nhau. Nhìn sự phát triển của các địa phương nơi địa đầu của Tổ quốc như ngày nay, mấy ai có thể tưởng tượng được những nơi đó đã từng phải chịu sự tàn phá của cuộc chiến khốc liệt năm 1979 do Trung Quốc phát động với ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Thiếu tướng Lê Mã Lương (Ảnh: Tuấn Nam)
Ông bồi hồi nhớ lại: “Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, tháng 8/1975, Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 304 cùng với một số đơn vị khác rời Sài Gòn lên Tây Nguyên để tiêu diệt Fulro. Suốt từ 8/1975 cho đến 6/1976, chúng tôi lăn lộn trên vùng Tây Nguyên và đã thực hiện được nhiệm vụ rất vẻ vang là làm tan rã toàn bộ lực lượng Fulro – lực lượng có ý đồ tách vùng Tây Nguyên của Việt Nam ra thành một nhà nước độc lập.
Toàn cảnh mặt trận biên giới Vị Xuyên 1984 - 1989
Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường phòng thủ biên giới
Với bài học luôn cảnh giác, khi chiến tranh biên giới ở phía Tây Nam nổ ra, các lực lượng của chúng ta lại bước vào một cuộc chiến mới với tâm thế rất đàng hoàng, đĩnh đạc vì yêu cầu của nước bạn, giúp bạn trên tinh thần giúp bạn như giúp chính mình. Vì vậy chúng ta đã hết sức vô tư cam kết với bạn và cùng với bạn tiến hành cuộc chiến tranh chống lại Pol – Pốt mà đứng đằng sau họ là đội ngũ cố vấn của Trung Quốc. Trung Quốc đã trang bị và có những đảm bảo về hậu cần giúp cho quân đội Khmer – đỏ chống lại quân tình nguyện và quân cách mạng Campuchia.
Chúng ta đã có thêm một bài học và linh tính có một sự manh nha nào đó về một cuộc chiến với người bạn lớn, nước láng giềng lớn đã từng kề vai sát cánh với chúng ta trong sự nghiệp chống kẻ thù chung. Những người bạn đó đã giúp cho kẻ thù chống phá sự bình yên vừa hé mở đối với Việt Nam. Sau hành động này của Trung Quốc ở biên giới Tây Nam, một lần nữa hiện thực lại cho thấy để có một nền hòa bình, chúng ta cũng phải trả những giá rất đắt. Chính vì vậy khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, có nhiều người bất ngờ nhưng xâu chuỗi lại những hành động của Trung Quốc thì lại không có gì là bất ngờ.
Tôi chỉ có ngạc nhiên là một nước XHCN lại phát động một chiến chống lại một nước XHCN khác vừa ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ 21 năm? Sao lại có hành động của Trung Quốc ở Campuchia? Sao Trung Quốc lại phát động cuộc chiến tranh chống lại Việt Nam như vậy?”
Tháng 8/1975, tôi bước vào cuộc chiến đấu mới. Đến tháng 7/1976, tôi rời khỏi miền Nam lên đường ra Bắc đi học. Tháng 8/1976 – 8/1978, tôi kết thúc một khóa học cơ bản ở Học viện Chính trị quân sự ở Hà Đông.
Sau khóa đào tạo cán bộ trung, cao cấp của quân đội, tôi được cử ở lại làm giáo viên khoa Công tác Đảng, công tác Chính trị. Chỉ một thời gian ngắn, tôi cũng như nhiều sỹ quan khác nghe phong thanh về quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chúng tôi bắt đầu có linh cảm sớm muộn gì rồi chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ xảy ra. Và với mật độ căng thẳng giữa 2 nước ngày càng tăng tại thời điểm đó thì sẽ dẫn đến căng thẳng ở biên giới giữa hai nước. Sau đó, chúng tôi được nghe quán triệt tinh thần của Nghị quyết của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đánh giá về Mỹ và Trung Quốc. Lúc đầu, một số anh em ngạc nhiên tại sao lại đánh giá Trung Quốc như thế. Nhưng khi trao đổi và lần giở những trang lịch sử thì thấy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sẽ đến một trang đen tối và Trung Quốc có thể tấn công Việt Nam bất kỳ lúc nào.
Lần giở lịch sử thì có thể thấy quan hệ giữa các nước XHCN và đặc biệt là giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Năm 1962, Trung Quốc đã có một cuộc xung đột ở biên giới với Ấn Độ; Năm 1969, Trung Quốc lại có xung đột biên giới với Liên Xô gây ra sự ngạc nhiên cho rất nhiều người. Sự ngạc nhiên đó xuất phát từ những vấn đề như Chủ nghĩa Xét lại, Chủ nghĩa Sovanh… đã không thể được dung hòa, buộc dẫn đến cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”.
Sau năm 1969, đầu năm 1972, sau một cuộc ngoại giao "bóng bàn", đã có một cuộc tiếp xúc giữa Nixon và Mao Trạch Đông ở Trung Quốc. Từ đó hé ra một điều: Trung Quốc đứng trên lưng Việt Nam bán đứng Việt Nam, lấy Việt Nam ra để mặc cả với Mỹ. Hội nghị Paris năm 1972 cũng có những bế tắc mà chính từ bế tắc đó mà Mỹ tìm đến Trung Quốc. Trung Quốc đã có những thỏa thuận đối với Mỹ tại Hội nghị Thượng Hải. Một thông báo chung giữa Mỹ và Trung Quốc đã được đưa ra.
Tháng 12/1972, Việt Nam đã phải bước vào một cuộc chiến đấu mà sau này chúng ta gọi đó là trận “Điện Biên Phủ trên không” trong 12 ngày đêm. Khi đó, một trung tướng của Mỹ có nói sẽ cho Việt Nam quay trở lại thời kỳ đồ đá. Nhưng thực tế, Việt Nam không bị quay trở lại thời kỳ đồ đá mà còn đánh sập hiện tượng “pháo đài bay” - lực lượng chiến lược của không quân Mỹ buộc Mỹ phải xuống thang và bước vào ký Hiệp định Paris.
Thông qua đó, chúng ta thấy được Trung Quốc từ khi lập nước năm 1949 đến 1973 và cho đến 1979, trải qua mấy chục năm, quan hệ với Việt Nam lúc mặn nồng, lúc tẻ nhạt, lúc coi Việt Nam như kẻ thù. Nhưng với Việt Nam, thực tế, Việt Nam chưa bao giờ coi Trung Quốc là kẻ thù. Chỉ khi Trung Quốc phát động chiến tranh thì Việt Nam mới coi tập đoàn lãnh đạo Trung Quốc khi đó là kẻ thù trực tiếp.
Dưới góc độ nào đó, Trung Quốc đã có những sự giúp đỡ cả sức và của với Việt Nam chống Mỹ và chống Pháp trước đó. Ngược lại, Việt Nam đã giúp cách mạng Trung Quốc rất nhiều nhất là giai đoạn 1950 – 1952, dọc theo vùng biên giới khi Cách mạng Trung Quốc có những khó khăn. Trước năm 1949, chúng ta cũng đã giúp cách mạng Trung Quốc. Nhiều cán bộ, chiến sỹ Việt Nam đã tham gia vào quân giải phóng Trung Quốc và nhiều người đã hy sinh. Về mặt giúp đỡ, Việt Nam cũng giúp Trung Quốc. Lịch sử rất công bằng”, tướng Lê Mã Lương nhớ lại.
Video tướng Lê Mã Lương nhớ lại chiến dịch Biên giới 1979: Xem trong trang gốc
Vị tướng này kể tiếp: “Quay trở lại thời điểm cuối năm 1978, khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị như vậy, nhiều người đã ngạc nhiên. Tháng 10/1978, Tổng cục Chính trị lấy một số cán bộ trẻ có kinh nghiệm chiến đấu ở miền Nam, được học cơ bản để đi một số quân khu, quân đoàn để phổ biến tinh thần của Nghị quyết của Bộ Chính trị đánh giá về tình hình thế giới, Mỹ và Trung Quốc cùng nguy cơ một cuộc chiến tranh Việt Nam – Trung Quốc. Tôi được tham gia vào cuộc đi này.
Tôi đưa 500 học viên của các trường: Trường Sỹ quan Chính trị, Trường Sỹ quan Lục quân, Trường Sỹ quan Quân Y (nay là Học viện Quân Y) đến các đơn vị ở biên giới phía Bắc thuộc phạm vi của quân khu 2. Lực lượng chủ yếu của 500 học viên ấy đi về Sư đoàn 316 với nhiệm vụ giúp Sư đoàn này bằng khả năng chuyên môn của mình. Đồng thời đây cũng là chuyến đi thực tế của các học viên trước khi về đơn vị làm nhiệm vụ chiến đấu. Trong chuyến đi dài 3 tháng ấy (từ tháng 10 đến tháng 12/1978), các học viên đã lăn lộn ở các đơn vị biên giới phía Bắc từ Quảng Ninh cho đến Hà Giang. Các học viên đã giúp các đơn vị nhiều mặt, kể cả về mặt huấn luyện lẫn phổ biến tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị để thông qua đó những người chiến sỹ ở chốt - những người sẽ trực tiếp đối đầu với quân đội Trung Quốc khi Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam - xác định được kẻ thù mới, an tâm thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ cao cả: Bảo vệ biên giới của Tổ quốc.
Kết thúc chuyến đi đó, trong một báo cáo gửi Học viện Chính trị và gửi Tổng cục Chính trị, tôi có nhấn một điểm rằng: Các đơn vị ở biên giới phía Bắc thể hiện tinh thần sẵn sàng chiến đấu rất cao, thể hiện tinh thần đoàn kết cao. Tình cán – binh được thể hiện ra trong quá trình huấn luyện, trong sẵn sàng chiến đấu, trong công tác đảm bảo hậu cần tại chỗ. Đó là nét lớn nhất và rõ nhất của những người chiến sỹ ở vùng biên giới. Dù đã kết thúc chuyến đi thực tế và rút về nhưng trong sâu thẳm suy nghĩ, tôi cho rằng không có lý nào mà Trung Quốc lại đánh Việt Nam mặc dù Tổng Bí thư Lê Duẩn đã có dự kiến: “Trong thời gian sắp tới, Trung Quốc có thể sẽ phát động một cuộc chiến tranh trong phạm vi và không gian lớn. Có thể chúng ta phải đụng với 1 – 1,5 triệu quân của Trung Quốc. Các tỉnh biên giới phải hết sức cảnh giác và sẵn sàng cho cuộc chiến đấu”.
(còn nữa)
Ong nay thieu tuong ma ngu bo me -luc nao cung khong nghi 2 nuoc la XHCN thi se khong danh nhau.Ngay do cu nghe 2 nha dai (HA NOI -BAC KINH)suot ngay chiu nhau -VN thi xua duoi Hoa kieu -TQ thi cat vien tro ,rut chuyen gia ve nuoc-hau thuan cho Popol danh pha tay nam VN thi TQ danh VN chi con tinh tung ngay -thieu tuong gi -a lao nay luc do chac la trung ta la cao ma u me ,au tri -loai nay la thieu tuong cha trach VN mat kiep khong ngoc dau len duoc(Ngay do toi 17 tuoi song o khu tap the theo bo me o co quan mot tinh thuoc quan khu 2 -do to lon .khoe manh nen duoc vao tu ve co quan .phai tap quan su ,ban sung de san sang danh lai TQ khi no tran den do----gio nghe tay thieu tuong noi ma muon nho toet vao cai cai dau ba dau ,dat tho ngu ngu ngu....)
Trả lờiXóa