Chủ quyền không thể tranh cãi
Gs Nguyễn Văn Tuấn: Cứ mỗi lần họp báo hay phát biểu liên quan đến Biển Đông, viên phát ngôn của Bộ Ngoại giao VN đều nói câu “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Rồi hết. Mới nghe lần đầu thì cũng tàm tạm. Nghe đến lần thứ hai, thứ ba, và sau đó, tôi không thèm để ý đến câu đó nữa, vì nghĩ nó đã trở thành loại “thần chú” của giới ngoại giao VN. Tôi tự hỏi chẳng lẽ VN không có cách nào nói khác đi, không sáng tạo được thêm câu chữ nào cho cái ý đó, mà phải lặp đi lặp lại cứ như là thần chú? Thật ra, tôi cũng không chắc câu đó là một sáng kiến của VN hay là copy từ Tàu cộng. Tôi nói vậy là vì Tàu cộng mỗi lần họp báo họ cũng nói như thế. Chẳng hạn như viên phát ngôn Bộ Ngoại giao Tàu cộng nói “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Nam Sa”. Chú ý “Nam Sa” ở đây có nghĩa là “Trường Sa”. Hai câu nói gần như y chang nhau. Cũng “chủ quyền”, cũng “không thể tranh cãi”.
Nhưng câu của Tàu cộng mạnh mẽ hơn. Tôi không rõ là VN bắt chước câu này của Tàu cộng, hay Tàu cộng ăn cắp từ VN. Vì trong chính trị, VN chỉ là một phiên bản của Tàu và hay học theo ý tưởng của Tàu, nên tôi nghiêng về giả thuyết VN bắt chước câu nói của Tàu.
Nếu giả thuyết đó đúng thì người Việt nên cảm thấy nhục nhã. Nhục là vì bắt chước kẻ thù. Đến nỗi một câu tuyên bố về chủ quyền mà còn bắt chước kẻ thù thì còn gì để nói. Nếu giả thuyết đó đúng thì phía VN chỉ như con két lặp lại những gì con két lớn kia nó đã nói.
“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Nếu đúng như câu tuyên bố đó thì tại sao cho đến bây giờ VN vẫn chưa có hành động gì thiết thực để đòi lại Hoàng Sa, tại sao không kiện Tàu cộng ra toà án quốc tế? Tại sao không cung cấp tài liệu cho các học giả VN viết bài công bố trên các tạp chí học thuật quốc tế. Nói tóm lại, chỉ tuyên bố một câu chung chung như thế mà không có hành động gì thiết thực thì chỉ là một kiểu nói cho có, nói cho xong, rồi thôi. Đó là một kiểu làm thiếu trách nhiệm.
Thời gian gần đây, chúng ta thấy có khá nhiều quan chức từ nhiều viện và trung tâm nghiên cứu về hải đảo và biên giới phát biểu. Hồi nào đến giờ tôi đâu biết VN có Uỷ ban biên giới, Ban biên giới quốc gia, Tổng cục biển và hải đảo, Quĩ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông, Viện Biển Đông, v.v. nói chung là khá nhiều. Một số những người này xuất hiện dưới danh hiệu tiến sĩ, giáo sư, v.v. Nhưng xem qua những phát biểu của họ tôi chẳng thấy có ý gì mới, vì trước đó có khá nhiều nhà nghiên cứu ngoài luồng Nhà nước (chủ yếu là nước ngoài) đã nói đến khá đầy đủ. Một điểm khác tôi để ý là các chuyên gia quốc doanh này thường phát biểu rất chung chung, hời hợt, cứ như là người ngoại đạo như tôi đang đọc tin tức! Điều làm tôi hơi phiền là thỉnh thoảng họ lại “tụng niệm” câu tuyên bố của Bộ Ngoại giao!
Nếu cứ mỗi lần họp báo mà quan chức ngoại giao phải lải nhải câu đó thì người nghe cảm thấy đó là sự tra tấn. Chẳng lẽ quan chức ngoại giao VN sáng dạ và thông minh mà không còn gì để nói? Nếu muốn nói câu đó thì nên suy nghĩ một câu nào mạnh mẽ hơn và mới hơn, chẳng hạn như “Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam, và điều đó là một sự thật,” hay “Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một sự thật lịch sử. Việt Nam không bao giờ chấp nhận tuyên bố chủ quyền của China trên hai quần đảo đó.”
Theo FB Nguyen Tuan
Nếu giả thuyết đó đúng thì người Việt nên cảm thấy nhục nhã. Nhục là vì bắt chước kẻ thù. Đến nỗi một câu tuyên bố về chủ quyền mà còn bắt chước kẻ thù thì còn gì để nói. Nếu giả thuyết đó đúng thì phía VN chỉ như con két lặp lại những gì con két lớn kia nó đã nói.
“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Nếu đúng như câu tuyên bố đó thì tại sao cho đến bây giờ VN vẫn chưa có hành động gì thiết thực để đòi lại Hoàng Sa, tại sao không kiện Tàu cộng ra toà án quốc tế? Tại sao không cung cấp tài liệu cho các học giả VN viết bài công bố trên các tạp chí học thuật quốc tế. Nói tóm lại, chỉ tuyên bố một câu chung chung như thế mà không có hành động gì thiết thực thì chỉ là một kiểu nói cho có, nói cho xong, rồi thôi. Đó là một kiểu làm thiếu trách nhiệm.
Thời gian gần đây, chúng ta thấy có khá nhiều quan chức từ nhiều viện và trung tâm nghiên cứu về hải đảo và biên giới phát biểu. Hồi nào đến giờ tôi đâu biết VN có Uỷ ban biên giới, Ban biên giới quốc gia, Tổng cục biển và hải đảo, Quĩ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông, Viện Biển Đông, v.v. nói chung là khá nhiều. Một số những người này xuất hiện dưới danh hiệu tiến sĩ, giáo sư, v.v. Nhưng xem qua những phát biểu của họ tôi chẳng thấy có ý gì mới, vì trước đó có khá nhiều nhà nghiên cứu ngoài luồng Nhà nước (chủ yếu là nước ngoài) đã nói đến khá đầy đủ. Một điểm khác tôi để ý là các chuyên gia quốc doanh này thường phát biểu rất chung chung, hời hợt, cứ như là người ngoại đạo như tôi đang đọc tin tức! Điều làm tôi hơi phiền là thỉnh thoảng họ lại “tụng niệm” câu tuyên bố của Bộ Ngoại giao!
Nếu cứ mỗi lần họp báo mà quan chức ngoại giao phải lải nhải câu đó thì người nghe cảm thấy đó là sự tra tấn. Chẳng lẽ quan chức ngoại giao VN sáng dạ và thông minh mà không còn gì để nói? Nếu muốn nói câu đó thì nên suy nghĩ một câu nào mạnh mẽ hơn và mới hơn, chẳng hạn như “Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam, và điều đó là một sự thật,” hay “Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một sự thật lịch sử. Việt Nam không bao giờ chấp nhận tuyên bố chủ quyền của China trên hai quần đảo đó.”
Theo FB Nguyen Tuan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét