Chuyên gia Đức chỉ thủ phạm bắn MH17
Báo "Hành tinh của chúng ta" của Nga ngày 29/7 dẫn phân tích của chuyên gia Đức Peter Haisenko về thảm họa Boeing - 777 mang số hiệu chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines. Ông này đã loại trừ khả năng MH17 trúng tên lửa, bởi buồng lái chiếc máy bay có lỗ thủng do đạn xuyên phá.
Hiện trường vụ máy bay MH17 bị rơi. Ảnh: AFP
Ông Haisenko được dẫn lời nói: "Như đã biết, dữ liệu trong các hộp đen hiện đang nằm ở Anh và được xem xét. Chúng có thể đưa ra kết luận gì? Có thể nhiều hơn những gì các bạn muốn có... nếu các bạn quan sát ảnh chụp mảnh vỡ buồng lái, thì hình ảnh này, đương nhiên sẽ làm bạn bị sốc"."Đó là những lỗ thủng do đạn xuyên vào và ra tại khu vực buồng lái. Đây không còn là suy đoán, mà là phân tích những thực tế rõ ràng: buồng lái (cockpit) cho thấy rõ bằng chứng các lỗ thủng của đạn. Bạn có thể thấy rõ các lỗ thủng đạn xuyên vào và ở một số điểm là lỗ thủng đạn đi ra, chúng nhỏ hơn nhiều và có hình tròn. Cỡ đạn 30mm... Điều này chỉ có thể dẫn tới một kết luận: Chiếc máy bay không rơi bởi tên lửa. Tổn hại của máy bay chỉ nằm ở buồng lái".
Trước đó, Nga đã công bố dữ liệu radar cho thấy một máy bay Su-25 của Ukraine bay gần chiếc MH 017. Thông tin này cũng trùng với thông báo của một kiểm soát không lưu Tây Ban Nha rằng có 2 tiêm kíchUkraine đối đầu trực tiếp với MH17.
Su-25 được trang bị pháo 30 mm loại GSch-302/AO-17A. Buồng lái MH17 bị bắn từ 2 phía, bởi vậy có thể quan sát thấy lỗ đạn đi vào và ra ở cùng một phía của máy bay.
Báo trên cũng dẫn một bài viết của chuyên gia quân sự Đức Bernd Biedermann, đưa ra nguyên nhân chiếc máy bay Malaysia không phải trúng tên lửa đất đối không. Ông này cho rằng "Lớp vỏ chiếc Boeing của Malaysia, bị bắn ngày 17/7 ở Ukraine, có thể không phải do đầu đạn tên lửa phòng không".
Theo Đại tá nghỉ hưu Bernd Biedermann nếu chiếc máy bay trúng các mảnh tên lửa phóng đi từ mặt đất, nó sẽ lập tức cháy xém.
Ông Biedermann phân tích: "Các mảnh vỡ, xuyên qua thân máy bay, tạo ra nhiệt độ cao do cọ xát. Một mảnh vỡ mang theo động năng tương đương với động năng của một chiếc xe tải nặng 40 tấn, chạy ở tốc độ 60km/giờ. Trong trường hợp chiếc Boeing của Malaysia, lửa bùng cháy lẻ tẻ khi tiếp xúc với mặt đất, do các mảnh vỡ nóng của máy bay tiếp xúc với các vật liệu cháy".
Ông Biederman là người am hiểu công nghệ phòng không của Liên Xô trước đây và Nga ngày nay, vì ông đã chỉ huy đội trực chiến tên lửa của Đông Đức đồng thời giảng dạy tại Học viện quân sự đào tạo sĩ quan phòng không.
Cần lưu ý rằng tiêm kích SU-25 có thể đạt tới độ cao 10.000m, tuy nhiên trên thực tế máy bay chỉ có thể bay tới độ cao 7.000m. Tuy vậy, điều quan trọng là Không quân Ukraine còn sở hữu MiG-29, có thể đạt tới độ cao 17.000m, trang bị pháo một nòng GSch-301 cỡ đạn 30mm với 150 viên đạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét