Bán xôi vỉa hè lãi "khủng" gấp 3 lương nhân viên ngân hàng
Bán xôi ở vỉa hè ở Hà Nội chẳng mất tiền thuê chỗ, mất chút công sức, thu nhập cỡ 15 - 17 triệu đồng. Trong khi nhân viên ngân hàng chịu đủ áp lực cũng chỉ nhận 5-8 triệu đồng mỗi tháng.
Các quán xôi vỉa hè thường rất đông khách vì tiện đường đi lối lại,
nhưng quan trọng phải vừa ngon lại vừa rẻ mới giữ được khách. Ảnh: Minh Thư
Bán xôi lãi bộn, ngân hàng lương bèoNấn ná bữa sáng tại quán xôi quen của bà M. ở Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội), qua trò chuyện tôi giật mình khi nhẩm tính mức lãi hàng tháng mà bà có thể thu về tới 15 - 17 triệu đồng.
Quán của bà lúc nào cũng rất đông khách, chỉ 9 giờ sáng là không còn hàng để bán, có hôm mát trời đắt hàng còn hết sớm hơn. Để “hút” được lượng khách đông đến mua món quà sáng này, quán xôi bà M. rất phong phú về chủng loại, đáp ứng đủ nhu cầu thực khách, cả thảy có tới 7 loại xôi: đỗ, lạc, thịt, ngô, xéo, xôi gấc và xôi vò chè đường.
Trong khi đó, thu nhập nhân viên ngân hàng làm việc trong các tòa nhà, cao ốc mỗi tháng trung bình 7-8 triệu đồng/người/tùy vị trí.
Riêng nhân viên ngân hàng thuộc diện thử việc hoặc mới làm thì lương mỗi tháng chỉ vẻn vẹn … 3 triệu đồng “cứng”.
Huyền Trang – nhân viên tín dụng ngân hàng V. có trụ sở ở Cầu Giấy than thở, “ mọi người cứ nghĩ làm ngân hàng thì thu nhập cao lắm, khủng lắm. Nhưng có ai biết đâu là lương bọn em mới ra trường đi làm cũng thấp lẹt đẹt như các ngành nghề khác thôi. Như em lương chỉ có 3 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ duy trì trong năm đầu tiên, sau đó sẽ được xét tăng theo chính sách của ngân hàng”.
Ai khổ hơn ai?
Bà M. bán xôi kể, bán hàng này bà phải xem thời tiết liên tục, cả ngày để còn “tùy cơ ứng biến”. Bình thường mỗi hôm đều đặn ngâm 10kg gạo nếp, nếu hôm nào trời mưa hoặc thời tiết mát thì nấu nhiều hơn, thêm vài cân gạo nữa vẫn bán hết veo.
Trong số 7 loại xôi nói trên, bà M. bật mí: “Xôi vò chè đường là lãi nhất, cứ 1kg gạo với 3 lạng đỗ xanh là thổi được 2kg xôi. Gạo thì 30.000 đồng/kg, cộng với tiền đỗ xanh, bột sắn, vài lạng đường để nấu chè cũng chỉ mất thêm khoảng 50.000 đồng nữa. Chi phí khoảng 80.000 đồng, nhưng khi bán lẻ thì tính 50.000 đồng/kg xôi, cứ 10.000 đồng/xuất được 1 lạng xôi và nửa cốc chè, tính ra 200.000 đồng, trừ chi phí 80.000 đồng cũng lãi được tới 120.000 đồng mỗi kg gạo nếp”.
Còn các loại xôi khác, theo bà M. nếu nấu khéo, sau khi trừ chi phí các loại thì mỗi kg gạo cũng lãi được 40.000 - 50.000 đồng. Đấy là chưa kể, để chiều lòng đủ đối tượng thực khách, bà còn bán thêm cả trứng vịt lộn và bánh giò cũng thu thêm về một khoản lãi.
Bí quyết chọn nguyên liệu cũng như cách nấu xôi và tự chế biến các nguyên liệu đi kèm như ruốc, hành khô phi thơm, mỡ hành…. là điều cuốn hút thực khách ăn tới ăn lui tại quán bán xôi nằm ngay đầu một ngõ nhỏ ở Đại Từ của bà M.
10.000 đồng một xuất xôi xéo, nhưng để níu thực khách chủ quán phải tự làm ruốc và tự phi hành khô để có hương vị riêng. Ảnh: Minh Thư
“Nguyên liệu chính là gạo nếp thì tôi chọn loại gạo nếp Điện Biên, 30.000 đồng/kg chứ không dùng nếp cái hoa vàng vì nếp cái hoa vàng cứng và không có độ dẻo như nếp Điện Biên. Nhiều thực khách “nghiện” món ruốc bởi đó là loại ruốc tự tay tôi đi chọn thịt và chế biến, vừa thơm ngon lại đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, hành khô phi mỡ hành dùng cho món xôi xéo cũng tự tay tôi chưng nên hành có độ thơm, ngậy rất tới tầm”, bà M. chia sẻ.
Song, dù chỉ là quán xôi nhỏ nhưng tiêu thụ đều đặn hàng yến gạo nếp mỗi ngày, bà M. cũng phải thức khuya, dậy sớm để có đủ loại xôi phục vụ thực khách vào mỗi buổi sáng sớm.
Với kinh nghiệm của mình, bà chỉ ngâm gạo nếp khoảng 4 tiếng, rồi đồ xôi sẵn từ tối hôm trước, đến sáng sớm hôm sau chỉ việc đồ lại.
“Sau khi đồ xôi chin, phải dỡ xôi ra rổ giá, bật quạt cả đêm cho nguội và không bị thiu, 4 giờ sáng sớm hôm sau bắt đầu cho vào đồ lại. Thế nhưng, không phải xôi nào cũng đồ trước được như thế, riêng xôi ngô bắt buộc sáng dậy sớm mới đồ, bởi với loại xôi này nếu nấu sẵn rồi đồ lại sẽ bị nhão nát”, bà M. bật mí.
Hay như xôi vò chè đường lại cần có loại trõ nấu đặc chủng, phải thật kín xung quanh thì khi chín xôi mới không bị nát. Xôi vò mà nát coi như hỏng.
Khi tôi tò mò hỏi: Nếu chẳng may hôm nào ế, không bán hết thì phải làm sao? Bà M. nói thẳng: Riêng hàng xôi của tôi chẳng có hôm nào ế, nhưng đã làm nghề này thì cũng phải am hiểu mọi cách xử lý.
“Xôi để nguội, gói từng loại vào túi rồi cất lên ngăn đá khoảng 10 tiếng, sau đó để ra ngoài, đến sáng hôm sau đồ lại, xôi vẫn ngon như bình thường, đảm bảo không làm sao cả”, bà M. tiết lộ.
Theo những thông tin mà bà M. chia sẻ, có thể nhẩm tính khoản lãi mỗi ngày bà thu về cũng khoảng 500.000 – 600.000 đồng, như vậy mỗi tháng lãi khoảng 15 - 17 triệu đồng.
Trong khi Trang cũng chia sẻ, với những nhân viên làm việc lâu năm hơn ở các vị trí khác trong ngân hàng thì thu nhập trung bình khoảng 7-8 triệu đồng/người. Cũng có thu nhập chưa nổi 10 triệu đồng/tháng, Khánh – nhân viên ngân hàng M. tại Hải Phòng tiết lộ, sau gần 5 năm làm việc và cống hiến giờ thu nhập mỗi tháng của Khánh khoảng 10 triệu đồng, nhưng nếu trừ tiền bảo hiểm, thuế… thì chỉ còn ngót nghét 8 triệu đồng/tháng.
Nếu so với thu nhập của các bà bán xôi thì lương nhân viên ngân hàng chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng 1/3.
Minh Thư
(Infonet)
Riêng nhân viên ngân hàng thuộc diện thử việc hoặc mới làm thì lương mỗi tháng chỉ vẻn vẹn … 3 triệu đồng “cứng”.
Huyền Trang – nhân viên tín dụng ngân hàng V. có trụ sở ở Cầu Giấy than thở, “ mọi người cứ nghĩ làm ngân hàng thì thu nhập cao lắm, khủng lắm. Nhưng có ai biết đâu là lương bọn em mới ra trường đi làm cũng thấp lẹt đẹt như các ngành nghề khác thôi. Như em lương chỉ có 3 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ duy trì trong năm đầu tiên, sau đó sẽ được xét tăng theo chính sách của ngân hàng”.
Ai khổ hơn ai?
Bà M. bán xôi kể, bán hàng này bà phải xem thời tiết liên tục, cả ngày để còn “tùy cơ ứng biến”. Bình thường mỗi hôm đều đặn ngâm 10kg gạo nếp, nếu hôm nào trời mưa hoặc thời tiết mát thì nấu nhiều hơn, thêm vài cân gạo nữa vẫn bán hết veo.
Trong số 7 loại xôi nói trên, bà M. bật mí: “Xôi vò chè đường là lãi nhất, cứ 1kg gạo với 3 lạng đỗ xanh là thổi được 2kg xôi. Gạo thì 30.000 đồng/kg, cộng với tiền đỗ xanh, bột sắn, vài lạng đường để nấu chè cũng chỉ mất thêm khoảng 50.000 đồng nữa. Chi phí khoảng 80.000 đồng, nhưng khi bán lẻ thì tính 50.000 đồng/kg xôi, cứ 10.000 đồng/xuất được 1 lạng xôi và nửa cốc chè, tính ra 200.000 đồng, trừ chi phí 80.000 đồng cũng lãi được tới 120.000 đồng mỗi kg gạo nếp”.
Xôi vò chè đường là loại xôi được một chủ quán tiết lộ là có mức lãi nhất trong các loại xôi, cứ mỗi xuất thế này có giá 10.000 đồng. Ảnh: Minh Thư
Còn các loại xôi khác, theo bà M. nếu nấu khéo, sau khi trừ chi phí các loại thì mỗi kg gạo cũng lãi được 40.000 - 50.000 đồng. Đấy là chưa kể, để chiều lòng đủ đối tượng thực khách, bà còn bán thêm cả trứng vịt lộn và bánh giò cũng thu thêm về một khoản lãi.
Bí quyết chọn nguyên liệu cũng như cách nấu xôi và tự chế biến các nguyên liệu đi kèm như ruốc, hành khô phi thơm, mỡ hành…. là điều cuốn hút thực khách ăn tới ăn lui tại quán bán xôi nằm ngay đầu một ngõ nhỏ ở Đại Từ của bà M.
“Nguyên liệu chính là gạo nếp thì tôi chọn loại gạo nếp Điện Biên, 30.000 đồng/kg chứ không dùng nếp cái hoa vàng vì nếp cái hoa vàng cứng và không có độ dẻo như nếp Điện Biên. Nhiều thực khách “nghiện” món ruốc bởi đó là loại ruốc tự tay tôi đi chọn thịt và chế biến, vừa thơm ngon lại đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, hành khô phi mỡ hành dùng cho món xôi xéo cũng tự tay tôi chưng nên hành có độ thơm, ngậy rất tới tầm”, bà M. chia sẻ.
Song, dù chỉ là quán xôi nhỏ nhưng tiêu thụ đều đặn hàng yến gạo nếp mỗi ngày, bà M. cũng phải thức khuya, dậy sớm để có đủ loại xôi phục vụ thực khách vào mỗi buổi sáng sớm.
Với kinh nghiệm của mình, bà chỉ ngâm gạo nếp khoảng 4 tiếng, rồi đồ xôi sẵn từ tối hôm trước, đến sáng sớm hôm sau chỉ việc đồ lại.
“Sau khi đồ xôi chin, phải dỡ xôi ra rổ giá, bật quạt cả đêm cho nguội và không bị thiu, 4 giờ sáng sớm hôm sau bắt đầu cho vào đồ lại. Thế nhưng, không phải xôi nào cũng đồ trước được như thế, riêng xôi ngô bắt buộc sáng dậy sớm mới đồ, bởi với loại xôi này nếu nấu sẵn rồi đồ lại sẽ bị nhão nát”, bà M. bật mí.
Hay như xôi vò chè đường lại cần có loại trõ nấu đặc chủng, phải thật kín xung quanh thì khi chín xôi mới không bị nát. Xôi vò mà nát coi như hỏng.
Khi tôi tò mò hỏi: Nếu chẳng may hôm nào ế, không bán hết thì phải làm sao? Bà M. nói thẳng: Riêng hàng xôi của tôi chẳng có hôm nào ế, nhưng đã làm nghề này thì cũng phải am hiểu mọi cách xử lý.
“Xôi để nguội, gói từng loại vào túi rồi cất lên ngăn đá khoảng 10 tiếng, sau đó để ra ngoài, đến sáng hôm sau đồ lại, xôi vẫn ngon như bình thường, đảm bảo không làm sao cả”, bà M. tiết lộ.
Theo những thông tin mà bà M. chia sẻ, có thể nhẩm tính khoản lãi mỗi ngày bà thu về cũng khoảng 500.000 – 600.000 đồng, như vậy mỗi tháng lãi khoảng 15 - 17 triệu đồng.
Trong khi Trang cũng chia sẻ, với những nhân viên làm việc lâu năm hơn ở các vị trí khác trong ngân hàng thì thu nhập trung bình khoảng 7-8 triệu đồng/người. Cũng có thu nhập chưa nổi 10 triệu đồng/tháng, Khánh – nhân viên ngân hàng M. tại Hải Phòng tiết lộ, sau gần 5 năm làm việc và cống hiến giờ thu nhập mỗi tháng của Khánh khoảng 10 triệu đồng, nhưng nếu trừ tiền bảo hiểm, thuế… thì chỉ còn ngót nghét 8 triệu đồng/tháng.
Nếu so với thu nhập của các bà bán xôi thì lương nhân viên ngân hàng chỉ bằng một nửa, thậm chí bằng 1/3.
Minh Thư
(Infonet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét