Nhập viện cấp cứu vì bị công an ép cung
(Trí Việt 24h) - Không hiểu sao, một số công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) lại cho bắt người vô cớ để tra khảo bằng hình thức đánh đập dã man đối với một chàng trai vô tội. Sau gần 3 ngày “ép cung”, vì không có bằng chứng về tội danh cụ thể, cuối cùng chàng trai được thả. Song, sau những màn ép cung “chỉ có trời mới biết” chàng trai đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng sức khỏe nguy cấp.
Chàng thanh niên vô tình trở thành nạn nhân oan uổng dưới những bàn tay thô bạo của một số công an huyện Thanh Trì ấy là Dương Văn Cao (sinh năm 1990), quê ở thôn Đình Tổ (Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội).
Tối ngày 16/12/2013 khi được đưa vào bệnh viện huyện Thanh Oai cấp cứu, không chỉ riêng các bác sĩ trực tiếp cứu chữa cho Cao, mà ngay cả hàng trăm người, từ bệnh nhân ở các phòng, đến người nhà đi chăm bệnh nhân cũng ùa đến xem. Mọi người xì xào bàn tán: “trời ơi thằng bé bị ai đánh mà dã man đến thế nhỉ?”. Có người há hốc miệng thốt lên: “ôi, bị đánh tím tái cả người thế này không biết có sống nổi qua mùa đông nữa không?”.
Tối ngày 16/12/2013 khi được đưa vào bệnh viện huyện Thanh Oai cấp cứu, không chỉ riêng các bác sĩ trực tiếp cứu chữa cho Cao, mà ngay cả hàng trăm người, từ bệnh nhân ở các phòng, đến người nhà đi chăm bệnh nhân cũng ùa đến xem. Mọi người xì xào bàn tán: “trời ơi thằng bé bị ai đánh mà dã man đến thế nhỉ?”. Có người há hốc miệng thốt lên: “ôi, bị đánh tím tái cả người thế này không biết có sống nổi qua mùa đông nữa không?”.
Rất may phóng viên đã được “hóa trang” để tận mắt thấy, tận tai nghe, khi Trung tá Đặng Anh Quân, Đội Phó đội Hình sự Công an huyện Thanh Trì trực tiếp đến bệnh viện vào tối ngày 17/12/2013 thăm nạn nhân. Có lẽ vì không biết có mặt phóng viên nên đồng chí công an này đã biểu đạt tính chất xoa dịu kiểu: “sự việc trót lỡ rồi bây giờ phải làm sao?” thì chúng tôi mới dám tin rằng, những người trực tiếp ép cung, nói chính xác hơn là đánh dã man Dương Văn Cao đến trọng thương lại chính là một số các chiến sĩ công an huyện Thanh Trì.
Lời tường trình
Dù có mặt tại bệnh viện huyện Thanh Oai ngay từ những ngày đầu Dương Văn Cao được cấp cứu, nhưng vì tình hình sức khỏe của nạn nhân nhân lúc tỉnh lúc mê, thậm chí có lúc hoảng loạn, cho nên chúng tôi đã phải chờ đến sáng ngày 18/12/2103 thì nạn nhân mới có chút sức lực để phỏng vấn.
Sự việc cụ thể như sau: chiều ngày 13/12/2013 Dương Văn Cao đến hiệu cắt tóc “Minh Tuấn” ở huyện Thường Tín để ngồi chơi. Được biết đây là quán quen nên lúc rảnh rỗi không có việc Cao thường lui tới. Lúc ấy khoảng 15 giờ bỗng có 4 đồng chí công an mặc thường phục đi xe máy đến trước quán cắt tóc rồi dừng xe lại ở bên đường. Và họ sang quán, một đồng chí công an bảo: “Cao à, mày biết tội gì chưa?”. Cao ngơ ngác đáp: “em không biết”. Thế rồi người ta đưa còng số tám còng vào tay Cao, rồi đưa lên xe máy, rồi áp tải đi.
Để xác thực thông tin đa chiều, phóng viên đã tìm đến cửa hiệu cắt tóc “Minh Tuấn” để hỏi một số người có mặt tại sự việc chiều hôm đó. Rõ ràng tình tiết vụ việc đều giống như nạn nhân Dương Văn Cao kể lại, thậm chí khi bắt người, không ai được nghe đọc lệnh bắt, cũng không ai thấy những người lạ mặt giơ thẻ ngành ra.
Thế rồi người ta bắt Cao và đưa về trụ sở tra vấn, tra vấn song người ta chuyển sang hình thức ép cung Cao. Có người trong số đó bảo: “mày đã bao giờ bị treo ba lô chưa?”. Chúng tôi chịu cứng không biết thuật ngữ này là gì nhưng có vẻ là lời lẽ kiểu “hăm dọa”. Rồi Cao kể rằng: “lúc ấy em bị các chú ấy đánh đau quá nên em cứ khai bừa lung tung, khai không khớp là các chú ấy lại đánh”.
Cứ như nạn nhân kể lại thì người ta tra tấn bằng đủ mọi hình thức kinh khủng mà bản thân phóng viên nghe cũng không dám tường thuật lại kẻo có bạn đọc yếu tim sẽ ngất lịm không biết chừng.
Không sợ hồ đồ khi nói rằng, sự tra tấn này quả thực rất dã man, bởi cứ xem những vết tích trên thân thể nạn nhân thì thấy. Rõ ràng có những vết thương như bị ai đó dùng mười đầu móng tay sắc nhọn cào nát vùng ngực. Riêng hai đầu bàn chân bị người ta dùng vật cứng đập rách cả da nước vàng rỉ ra có mùi tanh tanh.
Anh Phạm Đình Chiến, sinh năm 1980 là người anh kết nghĩa với Cao tức tối bảo chúng tôi rằng: “các anh xem, nó vốn trắng trẻo là thế mà mông nó bị người ta đánh cho thâm xì như bôi nhọ nồi thế này thì sống làm sao được”.
Nhưng vất vả nhất mấy hôm nay khi Cao nằm viện chính là chị Kim Anh. Chị Kim Anh vốn là bà chủ bán hàng ăn trong bệnh viện. Hôm Cao nhập viện không có tiền đóng viện phí cũng do chị trả cho. Chỉ bảo: “thằng Cao này nhà nó nghèo, chẳng có tiền, nếu mình tiếc vài đồng tiền mà không bỏ ra cứu em nó thì đến chết mình cũng ân hận đấy”. Thế rồi chị bật khóc khi kể về tình trạng của Cao mấy ngày qua rằng, lúc thì nôn ra máu, đái cũng ra máu. Mấy ngày rồi Cao không ăn được gì hết chỉ có uống sữa cầm hơi.
Quay trở lại câu chuyện, khi Dương Văn Cao bị bắt. Cao nhớ trong số những người đánh Cao có một chú đầu hói, to cao. Sau nhiều lần bị ép cung, vì không chịu được các trận “mưa” đòn, Cao buộc phải khai lung tung. Nhưng vì lời khai trước không đúng với lời khai sau. Rốt cuộc không có chứng cứ cụ thể tội danh gì nên Cao liền được thả về sau ba ngày giam giữ vô lý.
Sau khi được thả ra Cao cảm thấy toàn thân đau đớn vô cùng. Lúc về đến chợ Vồi (tức ga Thường Tín), Cao gọi điện cho anh Trường (quê Hà Đông) nhắn giúp cho anh Chiến (là anh kết nghĩa) rằng: “em chết mất rồi, em bị công an đánh đập dã man chắc không sống nổi nữa”. Anh Trường nghe thế liền chuyển lời cho anh Chiến. Sau đó anh Chiến vì đang ở Hưng Yên xa quá liền gọi cho hai anh em cùng chơi với Cao đến chợ xem sao. Vừa đến nơi thì thấy Cao ngồi khóc rên, thế là mọi người liền đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Chúng tôi chỉ cần công lý
Rất nhiều người, không chỉ gia đình nạn nhân, mà ngay cả những người quen thân, thậm chí kể cả những người không hề biết gì về nạn nhân Dương Văn Cao khi chứng kiến trước sự việc cũng đều hỏi rằng: “liệu công an đánh người có bị xử lý đích đáng không nhà báo?”. Có người lại bảo: “không cẩn thận vụ này không khéo có sự bao che đấy”.
Lời tường trình
Dù có mặt tại bệnh viện huyện Thanh Oai ngay từ những ngày đầu Dương Văn Cao được cấp cứu, nhưng vì tình hình sức khỏe của nạn nhân nhân lúc tỉnh lúc mê, thậm chí có lúc hoảng loạn, cho nên chúng tôi đã phải chờ đến sáng ngày 18/12/2103 thì nạn nhân mới có chút sức lực để phỏng vấn.
Sự việc cụ thể như sau: chiều ngày 13/12/2013 Dương Văn Cao đến hiệu cắt tóc “Minh Tuấn” ở huyện Thường Tín để ngồi chơi. Được biết đây là quán quen nên lúc rảnh rỗi không có việc Cao thường lui tới. Lúc ấy khoảng 15 giờ bỗng có 4 đồng chí công an mặc thường phục đi xe máy đến trước quán cắt tóc rồi dừng xe lại ở bên đường. Và họ sang quán, một đồng chí công an bảo: “Cao à, mày biết tội gì chưa?”. Cao ngơ ngác đáp: “em không biết”. Thế rồi người ta đưa còng số tám còng vào tay Cao, rồi đưa lên xe máy, rồi áp tải đi.
Để xác thực thông tin đa chiều, phóng viên đã tìm đến cửa hiệu cắt tóc “Minh Tuấn” để hỏi một số người có mặt tại sự việc chiều hôm đó. Rõ ràng tình tiết vụ việc đều giống như nạn nhân Dương Văn Cao kể lại, thậm chí khi bắt người, không ai được nghe đọc lệnh bắt, cũng không ai thấy những người lạ mặt giơ thẻ ngành ra.
Thế rồi người ta bắt Cao và đưa về trụ sở tra vấn, tra vấn song người ta chuyển sang hình thức ép cung Cao. Có người trong số đó bảo: “mày đã bao giờ bị treo ba lô chưa?”. Chúng tôi chịu cứng không biết thuật ngữ này là gì nhưng có vẻ là lời lẽ kiểu “hăm dọa”. Rồi Cao kể rằng: “lúc ấy em bị các chú ấy đánh đau quá nên em cứ khai bừa lung tung, khai không khớp là các chú ấy lại đánh”.
Cứ như nạn nhân kể lại thì người ta tra tấn bằng đủ mọi hình thức kinh khủng mà bản thân phóng viên nghe cũng không dám tường thuật lại kẻo có bạn đọc yếu tim sẽ ngất lịm không biết chừng.
Không sợ hồ đồ khi nói rằng, sự tra tấn này quả thực rất dã man, bởi cứ xem những vết tích trên thân thể nạn nhân thì thấy. Rõ ràng có những vết thương như bị ai đó dùng mười đầu móng tay sắc nhọn cào nát vùng ngực. Riêng hai đầu bàn chân bị người ta dùng vật cứng đập rách cả da nước vàng rỉ ra có mùi tanh tanh.
Anh Phạm Đình Chiến, sinh năm 1980 là người anh kết nghĩa với Cao tức tối bảo chúng tôi rằng: “các anh xem, nó vốn trắng trẻo là thế mà mông nó bị người ta đánh cho thâm xì như bôi nhọ nồi thế này thì sống làm sao được”.
Nhưng vất vả nhất mấy hôm nay khi Cao nằm viện chính là chị Kim Anh. Chị Kim Anh vốn là bà chủ bán hàng ăn trong bệnh viện. Hôm Cao nhập viện không có tiền đóng viện phí cũng do chị trả cho. Chỉ bảo: “thằng Cao này nhà nó nghèo, chẳng có tiền, nếu mình tiếc vài đồng tiền mà không bỏ ra cứu em nó thì đến chết mình cũng ân hận đấy”. Thế rồi chị bật khóc khi kể về tình trạng của Cao mấy ngày qua rằng, lúc thì nôn ra máu, đái cũng ra máu. Mấy ngày rồi Cao không ăn được gì hết chỉ có uống sữa cầm hơi.
Quay trở lại câu chuyện, khi Dương Văn Cao bị bắt. Cao nhớ trong số những người đánh Cao có một chú đầu hói, to cao. Sau nhiều lần bị ép cung, vì không chịu được các trận “mưa” đòn, Cao buộc phải khai lung tung. Nhưng vì lời khai trước không đúng với lời khai sau. Rốt cuộc không có chứng cứ cụ thể tội danh gì nên Cao liền được thả về sau ba ngày giam giữ vô lý.
Sau khi được thả ra Cao cảm thấy toàn thân đau đớn vô cùng. Lúc về đến chợ Vồi (tức ga Thường Tín), Cao gọi điện cho anh Trường (quê Hà Đông) nhắn giúp cho anh Chiến (là anh kết nghĩa) rằng: “em chết mất rồi, em bị công an đánh đập dã man chắc không sống nổi nữa”. Anh Trường nghe thế liền chuyển lời cho anh Chiến. Sau đó anh Chiến vì đang ở Hưng Yên xa quá liền gọi cho hai anh em cùng chơi với Cao đến chợ xem sao. Vừa đến nơi thì thấy Cao ngồi khóc rên, thế là mọi người liền đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Chúng tôi chỉ cần công lý
Rất nhiều người, không chỉ gia đình nạn nhân, mà ngay cả những người quen thân, thậm chí kể cả những người không hề biết gì về nạn nhân Dương Văn Cao khi chứng kiến trước sự việc cũng đều hỏi rằng: “liệu công an đánh người có bị xử lý đích đáng không nhà báo?”. Có người lại bảo: “không cẩn thận vụ này không khéo có sự bao che đấy”.
Mọi người đều hỏi nhao nhao cả lên, tất cả cũng chỉ vì một ý nghĩ chung là sợ: “công lý bị bẻ cong đi mà thôi”. Tuy nhiên, riêng chị Kim Anh lại là người rất tin vào công lý. Chị bảo rằng: “dù người ta có chạy chọt thì cũng chẳng ai dám bao che đâu”. Chị vẫn nói đi, nói lại câu đó rất nhiều lần, chị bảo chị nghe dư luận nói rằng, bác Nguyễn Đức Chung, tức Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội là người rất công tâm. Cho nên vấn đề bao che cho cấp dưới thì ở Công anh Hà Nội chả bao giờ có.
Thế rồi chị lại càng tin tưởng hơn sau vụ ông Chấn ở Bắc Giang, thì bác Trần Đại Quang (tức Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ Trưởng bộ Công an) từng trả lời trên báo chí rằng, nghiêm cấm hình thức ép cung, nhục hình.
Chị vẫn quen cái giọng thích gọi các vị lãnh đạo với cái lối trìu mến là bác rồi, nên giờ nói về các bác lãnh đạo ấy dù vụ việc chưa được tiến hành làm rõ nhưng chị biết kết quả là công lý luôn ở bên sự thật rồi. Mọi người nghe chị nói đều tán đồng chí phải.
Liệu tình tiết của vụ việc sẽ được giải quyết thế nào? Sức khỏe của nạn nhân Dương Văn Cao có đỡ hay không Trí Việt 24h sẽ tiếp tục thông tin đến các bạn.
Thế rồi chị lại càng tin tưởng hơn sau vụ ông Chấn ở Bắc Giang, thì bác Trần Đại Quang (tức Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ Trưởng bộ Công an) từng trả lời trên báo chí rằng, nghiêm cấm hình thức ép cung, nhục hình.
Chị vẫn quen cái giọng thích gọi các vị lãnh đạo với cái lối trìu mến là bác rồi, nên giờ nói về các bác lãnh đạo ấy dù vụ việc chưa được tiến hành làm rõ nhưng chị biết kết quả là công lý luôn ở bên sự thật rồi. Mọi người nghe chị nói đều tán đồng chí phải.
Liệu tình tiết của vụ việc sẽ được giải quyết thế nào? Sức khỏe của nạn nhân Dương Văn Cao có đỡ hay không Trí Việt 24h sẽ tiếp tục thông tin đến các bạn.
Hoàng – Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét