Hàng không dân sự Mỹ tuân thủ ‘vùng phòng không’
HOA KỲ - Chính phủ Hoa Kỳ khuyên các hãng hàng không dân sự của Mỹ nên tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc khi bay vào “vùng phòng không” do Bắc Kinh tự ấn định.
“Vùng Phòng Không” trên máy điện toán Bộ Quốc Phòng
Trung Quốc. (Hình: AP Photo/Ng Han Guan)
Có tin tức nói rằng, Trung Quốc đã cho hai phi cơ chiến đấu bay vào “vùng phòng không” để điều tra hàng chục chuyến bay, vừa dân sự, vừa quân sự, của Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Ðây là lần đầu tiên kể từ thời điểm công bố “vùng phòng thủ” ngày 23 tháng 11 Trung Quốc nói đã đưa phi cơ chiến đấu bay vào. Tuy nhiên, cho đến nay, Bắc Kinh chỉ nói là “đã nhận diện” các phi cơ nước ngoài. Và không có hành động nào khác.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Jen Psaki, hôm Thứ Sáu nói rằng Hoa Kỳ rất quan tâm đến tuyên bố của Trung Quốc về khu vực phòng không. Tuy nhiên, bà Psaki cũng nói, Hoa Kỳ khuyên các hãng hàng không dân sự tuân thủ yêu cầu của Bắc Kinh, là thông báo lịch bay khi bay vào vùng này.
Hôm Thứ Tư, Bộ Ngoại Giao nói phía Hoa Kỳ sẽ nghiên cứu xem luật do Bắc Kinh đưa ra có áp dụng cho hàng không dân sự hay không. Tuy nhiên, bà cũng nói, ngay lúc này, hàng không dân sự nên làm tất cả những gì có thể để vận hành an toàn trong vùng tranh chấp.
Tại Bắc Kinh, Bộ Quốc Phòng nói đã nhận diện được hai máy bay của Hoa Kỳ cùng 10 máy bay đủ loại của Nhật Bản bay trong vùng này.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc Phòng Trung Quốc nói: “Không Quân cùng Hải Quân Trung Quốc thực hiện công tác của mình, tuần tra Vùng Phòng Không Biển Hoa Ðông. Và sẽ giám sát và nhận diện mọi chuyến bay.”
Tại Washington, phát ngôn nhân Bộ Quốc Phòng Mỹ đáp trả: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với đồng minh của mình và sẽ vận hành như thường lệ trong vùng này.”
Nhật Bản từ chối khẳng định chi tiết các chuyến bay vào vùng phòng không của Trung Quốc, tuy nhiên cho biết các công tác định kỳ trong khu vực này vẫn được tiến hành bình thường.
“Chúng tôi tiếp tục các cảnh báo và hoạt động thám sát như trước nay vẫn làm. Chúng tôi không gặp bất cứ chuyện bất thường nào, và vì vậy không có gì để thông báo cả.” Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản, Itsunori Onodera, nói với phóng viên báo chí.
Hoa Kỳ và các quốc gia khác cảnh báo rằng “vùng phòng không” của Trung Quốc là một tính toán sai lầm, có thể làm gia tăng tai nạn và mâu thuẫn trong vùng.
Tuy nhiên, giới nghiên cứu thì cho rằng hành động của Bắc Kinh không nhằm tạo ra căng thẳng về không phận, mà là chiến lược lâu dài nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền tại các khu vực tranh chấp. (Ð.B.)
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Jen Psaki, hôm Thứ Sáu nói rằng Hoa Kỳ rất quan tâm đến tuyên bố của Trung Quốc về khu vực phòng không. Tuy nhiên, bà Psaki cũng nói, Hoa Kỳ khuyên các hãng hàng không dân sự tuân thủ yêu cầu của Bắc Kinh, là thông báo lịch bay khi bay vào vùng này.
Hôm Thứ Tư, Bộ Ngoại Giao nói phía Hoa Kỳ sẽ nghiên cứu xem luật do Bắc Kinh đưa ra có áp dụng cho hàng không dân sự hay không. Tuy nhiên, bà cũng nói, ngay lúc này, hàng không dân sự nên làm tất cả những gì có thể để vận hành an toàn trong vùng tranh chấp.
Tại Bắc Kinh, Bộ Quốc Phòng nói đã nhận diện được hai máy bay của Hoa Kỳ cùng 10 máy bay đủ loại của Nhật Bản bay trong vùng này.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc Phòng Trung Quốc nói: “Không Quân cùng Hải Quân Trung Quốc thực hiện công tác của mình, tuần tra Vùng Phòng Không Biển Hoa Ðông. Và sẽ giám sát và nhận diện mọi chuyến bay.”
Tại Washington, phát ngôn nhân Bộ Quốc Phòng Mỹ đáp trả: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với đồng minh của mình và sẽ vận hành như thường lệ trong vùng này.”
Nhật Bản từ chối khẳng định chi tiết các chuyến bay vào vùng phòng không của Trung Quốc, tuy nhiên cho biết các công tác định kỳ trong khu vực này vẫn được tiến hành bình thường.
“Chúng tôi tiếp tục các cảnh báo và hoạt động thám sát như trước nay vẫn làm. Chúng tôi không gặp bất cứ chuyện bất thường nào, và vì vậy không có gì để thông báo cả.” Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản, Itsunori Onodera, nói với phóng viên báo chí.
Hoa Kỳ và các quốc gia khác cảnh báo rằng “vùng phòng không” của Trung Quốc là một tính toán sai lầm, có thể làm gia tăng tai nạn và mâu thuẫn trong vùng.
Tuy nhiên, giới nghiên cứu thì cho rằng hành động của Bắc Kinh không nhằm tạo ra căng thẳng về không phận, mà là chiến lược lâu dài nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền tại các khu vực tranh chấp. (Ð.B.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=178170&zoneid=1#.UpruEdKkp9U
BẮC KINH/WASHINGTON - Quân đội Mỹ vẫn bay hàng ngày vào khu vực Trung Quốc mới tuyên bố là vùng nhận diện phòng không của họ, mà không thông báo trước với Bắc Kinh.
Tiết lộ này cho thấy hoạt động của các phi cơ Mỹ trong vùng Trung Quốc đơn phương đưa ra các biện pháp kiểm soát, nhiều hơn là những gì được biết tới nay.
Cũng trong ngày Thứ Sáu, phía Trung Quốc đã nhiều lần đưa các chiến đấu cơ của họ lên nghênh cản 2 phi cơ trinh sát Mỹ và 10 phi cơ của Nhật, gồm cả các chiến đấu cơ F-15, khi bay vào khu vực này, theo Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc, tạo sự trầm trọng hơn trong cuộc đối đầu với Mỹ, Nhật và Nam Hàn.
“Các chuyến bay này là điều vẫn thường xuyên diễn ra, theo đúng với chính sách tự do phi hành của Mỹ,” theo lời phát ngôn viên Ngũ Giác Ðài, Ðại Tá Steve Warren. “Tôi có thể xác nhận rằng Mỹ đang và sẽ tiếp tục hoạt động trong khu vực này như thường lệ.”
Giới chức ngoại giao hàng đầu của khối EU, bà Catherine Ashton, cho hay EU lo ngại về quyết định thành lập không phận phòng không mới cũng như việc loan báo “các biện pháp phòng thủ khẩn cấp” của Bắc Kinh nếu các quốc gia khác không tuân theo lệnh của họ.
“Ðiều này là tăng thêm khả năng đối đầu và tạo thêm căng thẳng trong khu vực,” bà Ashton nói. “EU kêu gọi mọi phía hãy có sự tự chế và cẩn trọng.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Qin Gang, chỉ trích phát biểu của bà Ashton, nói rằng phía Trung Quốc hy vọng EU có thể nhìn vấn đề một cách “khách quan và hợp lý.” (V.Giang)
BẮC KINH/WASHINGTON - Quân đội Mỹ vẫn bay hàng ngày vào khu vực Trung Quốc mới tuyên bố là vùng nhận diện phòng không của họ, mà không thông báo trước với Bắc Kinh.
Tiết lộ này cho thấy hoạt động của các phi cơ Mỹ trong vùng Trung Quốc đơn phương đưa ra các biện pháp kiểm soát, nhiều hơn là những gì được biết tới nay.
Một B-52 của Hoa Kỳ. Hình minh họa.
(Hình: AP Photo/Montgomery Advertiser, Karen S. Doerr, File)
Cũng trong ngày Thứ Sáu, phía Trung Quốc đã nhiều lần đưa các chiến đấu cơ của họ lên nghênh cản 2 phi cơ trinh sát Mỹ và 10 phi cơ của Nhật, gồm cả các chiến đấu cơ F-15, khi bay vào khu vực này, theo Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc, tạo sự trầm trọng hơn trong cuộc đối đầu với Mỹ, Nhật và Nam Hàn.
“Các chuyến bay này là điều vẫn thường xuyên diễn ra, theo đúng với chính sách tự do phi hành của Mỹ,” theo lời phát ngôn viên Ngũ Giác Ðài, Ðại Tá Steve Warren. “Tôi có thể xác nhận rằng Mỹ đang và sẽ tiếp tục hoạt động trong khu vực này như thường lệ.”
Giới chức ngoại giao hàng đầu của khối EU, bà Catherine Ashton, cho hay EU lo ngại về quyết định thành lập không phận phòng không mới cũng như việc loan báo “các biện pháp phòng thủ khẩn cấp” của Bắc Kinh nếu các quốc gia khác không tuân theo lệnh của họ.
“Ðiều này là tăng thêm khả năng đối đầu và tạo thêm căng thẳng trong khu vực,” bà Ashton nói. “EU kêu gọi mọi phía hãy có sự tự chế và cẩn trọng.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Qin Gang, chỉ trích phát biểu của bà Ashton, nói rằng phía Trung Quốc hy vọng EU có thể nhìn vấn đề một cách “khách quan và hợp lý.” (V.Giang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét