Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp có phải là công thần khai quốc ?

Đại tướng Võ Nguyên Giáp có phải là công thần khai quốc ?
Một số báo chí và bác Minh Diện trong bài vừa lưu dưới đây nghiễm nhiên coi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bậc công thần khai quốc, làm mình thấy băn khoăn quá, y hệt như chuyện Đại tướng có phải là người chỉ huy đầu tiên, anh Cả, của Quân đội nhân dân Việt Nam hay không (vì Phùng Chí Kiên mới là vị tướng đầu tiên của Quân đội ND Việt Nam, hay Chu Văn Tấn mới là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa, sau này là nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam).
Hiểu thế nào là công thần khai quốc bây giờ kể cũng khó; tra trên mạng không thấy định nghĩa người thế nào thì được gọi là bậc công thần khai quốc. Hiện nay ở nước ta, có lẽ chẳng ai biết những bậc tiền bối nào được coi là công thần khai quốc, trừ trường hợp ai cũng thừa nhận là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo wikipedia, Võ Nguyên Giáp sinh 25 tháng 8 năm 1911 ở làng An Xá [5], xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ[6] và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên.[7]


Thời thanh niên: 

Tháng 4/1927 tại trường Quốc học Huế lại diễn ra một cuộc bãi khóa rầm rộ với quy mô lớn. Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường, nên đuổi học. Võ Nguyên Giáp liền bàn với Nguyễn Khoa Văn tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa. Võ Nguyên Giáp bị bắt rồi bị đuổi học, phải trở về quê nhà. Bỗng nhiên một hôm Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ Nguyên Giáp. Diểu mang theo một tập tài liệu về “Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới” và một số văn kiện cuộc họp củaViệt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Anh Giáp đọc rất xúc động.

Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế, bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu anh Giáp đến làm việc ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc viết từ Pháp gửi về.

Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai làVõ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng... Sau này Liệt sỹ Nguyễn Thị Quang Thái chính là người vợ đầu tiên của Đại Tướng.

Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.[14]

Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.

Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường.[15]


Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên trái) trong buổi lễ 



Kháng chiến chống Pháp, Nhật ở đệ nhị thế chiến

Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh.[16]

Chỉ sau một thời gian ngắn, Hồ Chí Minh đã thấy Võ Nguyên Giáp là người triển vọng nên liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử anh đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An. Trên đường tới Diên An, anh được Hồ Chí Minh gọi quay lại vì tình hình thế giới có nhiều thay đổi lớn. Ở châu Âu, phát xít Đức đã xâm chiếm Pháp. Hồ Chí Minh nhận định tình hình Đông Dương sẽ chuyển biến nhanh, cần gấp rút trở về nước chuẩn bị đón thời cơ.

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Năm 1941 đúng dịp tết Nguyên đán Tân Tỵ, Võ Nguyên Giáp cùng Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng. Trong thời gian ở hang Pác Bó, Hồ Chí Minh tiên đoán cách mạng sẽ thành công vào năm 1945, một dự đoán chuẩn xác.

Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt MinhCao Bằng. Ngày 22 tháng 12 năm1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loạisúng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.

Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

Công thần khai quốc

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (Thứ trưởng thường trực) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc giaDân quân tự vệ.

Ông là đại biểu quốc hội khóa đầu tiên[17] và liên tiếp 6 kỳ sau.[18]

Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi).

(hết trích wikipadia)

Như vậy, dù đã có những hoạt động phản đối thực dân Pháp và  tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhưng trước năm 1939, Võ Nguyên Giáp chủ yếu lo chuyện học tập. Đến tháng 5 năm 1939, ông chuyển sang dạy học. Chỉ từ năm 1940 ông mới thực sự là người của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng nắm chính quyền tại Việt Nam từ năm 1945 đến nay và thông thường công thần khai quốc phải là đảng viên của đảng này. Rõ ràng như vậy đời hoạt động cách mạng cho Đảng, cho chế độ hiện nay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp muộn hơn nhiều so với rất nhiều vị lão thành cách mạng khác, nhất là so với hàng trăm bậc đảng viên tiền bối đã hy sinh trước cách mạng tháng 8 và thời kỳ từ sau cách mạng tháng 8 đến khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1954).

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ cách mạng lâm thời. Nếu coi những người tham gia chính phủ này là bậc công thần khai quốc thì có tới 15 vị, trong đó chỉ có 8 vị là Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, còn lại các vị khác thuộc diện không đảng phái hoặc thuộc Đảng dân chủ. Rõ ràng Đảng ta không thể chấp nhận những vị này là công thần khai quốc. 

Thêm nữa Đảng CSĐD còn có nhiều thành viên nổi tiếng hơn bác Giáp nhưng không tham gia chính phủ, ví dụ các bác Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh; sau năm 1954, những vị này còn được coi là nhóm tứ trụ triều đình, nhưng bác Giáp chưa bao giờ được xem như vậy... Do vậy, thành viên Chính phủ cách mạng lâm thời không thể được coi là tiêu chuẩn để xác định bậc công thần khai quốc.

Vậy tiêu chuẩn nào để coi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bậc khai quốc công thần ? Quả thật vẫn rất khó trả lời. 


Tiếp tục thông tin thêm từ Wikipedia:

Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 [6] đến ngày 8 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt).


Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập tháng 8 năm 1945 sau cuộc Cách mạng tháng Tám (danh sách đăng trên các báo ngày 28 tháng 8), ra mắt quốc dân ngày 2 tháng 9, ngày tuyên bố độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và họp phiên chính thức đầu tiên ngày hôm sau, 3 tháng 9.
Chính phủ này do Việt Minh lập ra trên cơ sở cải tổ Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam được Đại hội Quốc dân ngày 16 và 17-8-1945 tại Tân Trào bầu (Hồ Chí Minh - Chủ tịch,Trần Huy Liệu-Phó Chủ tịch và Thường trực Uỷ ban gồm: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn ĐồngNguyễn Lương Bằng và Dương Đức Hiền).
Tại phiên họp ngày 27 tháng 9 năm 1945, Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bàn bạc và nhất trí cải cách chính phủ để mời các thành phần khác (không phải Việt Minh) vào chính phủ liên hiệp. Sau khi có sự thương lượng giữa Việt Minh với Việt Quốc và Việt Cách, chính phủ Cách mạng Lâm thời tồn tại đến hết năm 1945 và Chính phủ Liên hiệp Lâm thời chính thức được lập ra ngày 1 tháng 1 năm 1946, thay thế Chính phủ này.
Thứ tựChức vụTênĐảng phái
1Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giaoHồ Chí MinhĐảng Cộng sản Đông Dương
2Bộ trưởng Bộ Nội vụVõ Nguyên Giáp [1]Đảng Cộng sản Đông Dương
3Bộ trưởng Bộ Quốc phòngChu Văn TấnĐảng Cộng sản Đông Dương
4Bộ trưởng Bộ Tuyên truyềnTrần Huy LiệuĐảng Cộng sản Đông Dương
5Bộ trưởng Bộ Thanh niênDương Đức HiềnĐảng Dân chủ
6Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tếNguyễn Mạnh Hàkhông đảng phái
7Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dụcVũ Đình HòeĐảng Dân chủ
8Bộ trưởng Bộ Tư phápVũ Trọng Khánh
9Bộ trưởng Bộ Y tếPhạm Ngọc ThạchĐảng Cộng sản Đông Dương
10Bộ trưởng Bộ Giao thông công chínhĐào Trọng Kimkhông đảng phái
11Bộ trưởng Bộ Lao độngLê Văn HiếnĐảng Cộng sản Đông Dương
12Bộ trưởng Bộ Tài chínhPhạm Văn ĐồngĐảng Cộng sản Đông Dương
13Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hộiNguyễn Văn Tốkhông đảng phái
14Ủy viên chính phủCù Huy CậnĐảng Cộng sản Đông Dương
15Ủy viên chính phủNguyễn Văn Xuân
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_ph%E1%BB%A7_C%C3%A1ch_m%E1%BA%A1ng_l%C3%A2m_th%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t_Nam_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a


Chính phủ Liên hiệp Lâm thời

Thành lập

Tháng 9 năm 1945, 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc gồm 4 quân đoàn do tướng Lư Hán làm tổng chỉ huy, theo sự phân công của phe Đồng Minh chia làm hai đường tiến vào miền Bắc giải giáp quân Nhật đã kéo vào đóng quân ở Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt-Trung đến vĩ tuyến 16. Quân của Tưởng Giới Thạch ngoài nhiệm vụ giải giáp quân Nhật còn nhằm thực hiện ý đồ tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan mặt trận Việt Minh, giúp các lực lượng đối lập đánh đổ chính quyền do Việt Minh thành lập, thiết lập chính quyền thân Tưởng.[24]
Các tổ chức Việt Quốc (Vũ Hồng KhanhNguyễn Tường Tam đứng đầu), Việt Cách (đứng đầu là Nguyễn Hải Thần) cũng nhanh chóng từ Trung Quốc đi cùng quân Tưởng trở về Việt Nam. Theo đại tướng Võ Nguyên Giáp, mục đích của Việt Quốc, Việt Cách để mở đường, tạo dựng cơ sở cho Quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam[23], gây xung đột vũ trang với Quân giải phóng và cướp chính quyền các địa phương[24][25] Dựa vào quân đội Tưởng, Việt Quốc và Việt Cách đã chiếm giữ một số nơi ở Yên BáiVĩnh YênMóng Cái, liên tục thực hiện các vụ quấy nhiễu, cướp phá, giết người, rải truyền đơn, ra báo Việt NamThiết ThựcĐồng Tâm nhằm vu cáo nói xấu Việt Minh, chống chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đòi gạt bỏ các bộ trưởng là đảng viên cộng sản ra khỏi chính phủ mới thành lập.[24]
Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, do sống từ lâu ở nước ngoài, lại không có liên hệ gì với phong trào cách mạng trong nước, nên Việt Quốc, Việt Cách không nhận được sự ủng hộ của người dân. Tại nhiều nơi có quân Tưởng và Việt Quốc, Việt Cách đi qua; các cơ quan chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang đều dãn ra xung quanh tránh xô xát lớn. Nhân dân thực hiện "vườn không, nhà trống". Điều này đã khiến cho quân Tưởng gặp nhiều khó khăn trên đường đi, còn Việt Quốc, Việt Cách cũng thất bại trong việc khuếch trương thanh thế cũng như mục đích của mình.[26] Còn theo sử gia Trần Trọng Kim Việt Quốc, Việt Cách tuy có thế lực nhờ quân đội Trung Hoa Dân Quốc hỗ trợ, nhưng không thống nhất và không có kỷ luật chặt chẽ.[27]
Ngày 19 tháng 11 năm 1945, tướng Tiêu Văn đứng ra tổ chức một cuộc hội nghị hòa giải có Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Minh tham gia. Mặt trận Việt Minh đồng ý nhượng bộ với Việt Quốc, Việt Cách.[17] Lãnh đạo Việt Cách Nguyễn Hải Thần được bổ nhiệm vào ghế Phó Chủ tịch Chính phủ. Đồng thời hai ghế bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Vệ sinh, một ghế thứ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế được giao cho các thành viên của Việt Quốc, Việt Cách.[28][29]
Ngày 1 tháng 1 năm 1946 Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập thay thế Chính phủ Cách mạng Lâm thời với sự tham gia của một số đảng phái đối lập (Việt CáchViệt Quốc...) hoạt động ở Trung Quốc nhờ sự bảo trợ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng.[30] Thành phần các đảng phái này trong nước không mạnh như Việt Minh.[17][31]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét