Lê Lựu - giai thoại và sự thật
Bùi Hoàng Tám
Sẵn sàng từ chối một buổi toạ đàm, một cuộc giao lưu, thậm chí bỏ cả họp nếu anh cảm thấy nhạt nhẽo để đi... đánh tá lả.
Trong văn đàn Việt Nam, hiếm có nhà văn nào nhiều giai thoại như Lê Lựu. Người ta có thể kể hàng giờ, thậm chí nhiều giờ về đời sống "khác lạ" của anh với rất nhiều mục đích khác nhau. Có thể để từ đó hiểu thêm về thế giới tâm hồn của một thế hệ tác giả văn chương, có thể để rút ra những bài học về đối nhân xử thế, về thế thái nhân tình nhưng cũng nhiều khi chỉ là để giải trí lúc trà dư, tửu hậu. Từ cuối năm 1997, tôi lên Hà Nội với quyết tâm nhảy vào con đường văn chương, báo chí. Đó là những năm tháng rất gian nan đối với tôi. Nghề nghiệp không có. Tiền bạc không. Nhà ở cũng không... Chính vì những cái "không" đó mà tôi có dịp gần gũi, gắn bó với Lê Lựu. Và anh nhiều khi cũng là chỗ dựa tinh thần cho tôi những tháng ngày gian khó ấy.
Những câu chuyện về Lê Lựu, tôi vừa được nghe từ các bạn bè, đồng nghiệp của anh, vừa sưu tầm qua sách báo và từ chính những câu chuyện anh kể hoặc trực tiếp chứng kiến những việc anh làm. Vậy những điều nghe được đâu là sự thật và đâu chỉ là giai thoại? Nếu có, nó có độ chính xác đến bao nhiêu phần trăm?
Xin được giới thiệu với bạn đọc một phần của mảnh đời vốn nhiều gian truân, nhiều khuất lấp, nhiều vinh quang nhưng cũng không ít những giọt nước mắt xung quanh số phận cay đắng của nhà văn Lê Lựu - anh cu Sài của phủ Khoái.
Kỳ 1: Ngón chân, đầu ruồi và khuôn mặt mơ hồ, bí ẩn
Với gần 40 năm cầm bút, hàng chục đầu sách và hàng trăm bài báo, cứ ngỡ với vị Đại tá này, niềm say mê vô tận phải là ngồi bên những giá sách khổng lồ, đàm luận chuyện cao siêu hay dự các cuộc hội thảo đao to búa lớn. Thế nhưng có lẽ ít ai biết, điều say mê lớn nhất của Lê Lựu lại là... đánh tá lả (một kiểu chơi bài tú lơ khơ). Lê Lựu sẵn sàng từ chối một buổi toạ đàm, một cuộc giao lưu, thậm chí bỏ cả một cuộc họp nếu anh cảm thấy nhạt nhẽo để đi đánh tá lả.
Thế nhưng Lê Lựu đánh rất thấp và thua là... chủ yếu. Tất nhiên, thua được ở đây cũng rất khiêm tốn. Người thắng cuộc cả một ngày chủ nhật không đủ chiêu đãi một bữa bia hơi hay một chầu tiết canh lòng lợn. Thậm chí chỉ là bữa bún đậu phụ, mắm tôm. Bất cứ một gã khờ nào cũng có thể đánh thắng Lê Lựu vì anh có bộ mặt như cái khay hàng xén, bày ra hết những gì mình có nên rất dễ đọc "vị" bài anh.
Mỗi khi chia bài xong, Lê Lựu thường cẩn thận xếp thật gọn gẽ, bàn tay khum khum che lưng quân bài, đưa sát bộ bài lên mặt và hồi hộp hé ra từng phần lá bài. Khi quan sát "tổng thể" xong, Lê Lựu vội gập bài lại và lần này thì tỉ mẩn xếp các "cạ" vào nhau với một động tác vừa mơ hồ vừa bí ẩn. Thế nhưng cứ nhìn vào mặt Lê Lựu là có thể đọc vanh vách bài anh.
Nếu bài có một "phỏm", mặt Lê Lựu tươi roi rói, đôi mắt hấp ha hấp háy và đương nhiên "phỏm" bao giờ cũng được gấp gọn ghẽ ở góc bên trái. Nếu bài hai "phỏm", mặt Lê Lựu hớn hở, hai bên mép giần giật và ẩn chứa một niềm hy vọng không thể che dấu. Còn nếu bài chưa có "phỏm", mặt Lê Lựu dài thượt ra một cách thảm hại. Anh hết xoè bài ra lại gập bài vào.
Mỗi lần chờ "ù", cái chân phải của Lê Lựu thường giât giật, đầu ngón chân cái ngọ nguậy như một con ruồi. Khi đó, Lê Lựu thường có bộ mặt rất "kịch" và thỉnh thoảng lại lấy tay huých huých vào người ngồi trên cánh: "Đánh cho tao ăn quân đi mày. Đánh cho tao ăn quân đi mày". Khi "ù", mặt Lê Lựu nở như ngô rang bằng nồi áp suất. Từ mắt, môi cho đến những sợi tóc lưa thưa trên cái đầu hói cũng rung lên. "Ù rồi đây này, ù rồi đây này. Tôi ù rồi đây này...". Quả thật mỗi lần nhớ về khuôn mặt anh lúc ấy, tôi thường nghĩ đến vẻ rạng ngời của tổng thống Mỹ ngày trúng cử.
Trong văn đàn Việt Nam, hiếm có nhà văn nào nhiều giai thoại như Lê Lựu. Người ta có thể kể hàng giờ, thậm chí nhiều giờ về đời sống "khác lạ" của anh với rất nhiều mục đích khác nhau. Có thể để từ đó hiểu thêm về thế giới tâm hồn của một thế hệ tác giả văn chương, có thể để rút ra những bài học về đối nhân xử thế, về thế thái nhân tình nhưng cũng nhiều khi chỉ là để giải trí lúc trà dư, tửu hậu. Từ cuối năm 1997, tôi lên Hà Nội với quyết tâm nhảy vào con đường văn chương, báo chí. Đó là những năm tháng rất gian nan đối với tôi. Nghề nghiệp không có. Tiền bạc không. Nhà ở cũng không... Chính vì những cái "không" đó mà tôi có dịp gần gũi, gắn bó với Lê Lựu. Và anh nhiều khi cũng là chỗ dựa tinh thần cho tôi những tháng ngày gian khó ấy.
Những câu chuyện về Lê Lựu, tôi vừa được nghe từ các bạn bè, đồng nghiệp của anh, vừa sưu tầm qua sách báo và từ chính những câu chuyện anh kể hoặc trực tiếp chứng kiến những việc anh làm. Vậy những điều nghe được đâu là sự thật và đâu chỉ là giai thoại? Nếu có, nó có độ chính xác đến bao nhiêu phần trăm?
Xin được giới thiệu với bạn đọc một phần của mảnh đời vốn nhiều gian truân, nhiều khuất lấp, nhiều vinh quang nhưng cũng không ít những giọt nước mắt xung quanh số phận cay đắng của nhà văn Lê Lựu - anh cu Sài của phủ Khoái.
Kỳ 1: Ngón chân, đầu ruồi và khuôn mặt mơ hồ, bí ẩn
Với gần 40 năm cầm bút, hàng chục đầu sách và hàng trăm bài báo, cứ ngỡ với vị Đại tá này, niềm say mê vô tận phải là ngồi bên những giá sách khổng lồ, đàm luận chuyện cao siêu hay dự các cuộc hội thảo đao to búa lớn. Thế nhưng có lẽ ít ai biết, điều say mê lớn nhất của Lê Lựu lại là... đánh tá lả (một kiểu chơi bài tú lơ khơ). Lê Lựu sẵn sàng từ chối một buổi toạ đàm, một cuộc giao lưu, thậm chí bỏ cả một cuộc họp nếu anh cảm thấy nhạt nhẽo để đi đánh tá lả.
Thế nhưng Lê Lựu đánh rất thấp và thua là... chủ yếu. Tất nhiên, thua được ở đây cũng rất khiêm tốn. Người thắng cuộc cả một ngày chủ nhật không đủ chiêu đãi một bữa bia hơi hay một chầu tiết canh lòng lợn. Thậm chí chỉ là bữa bún đậu phụ, mắm tôm. Bất cứ một gã khờ nào cũng có thể đánh thắng Lê Lựu vì anh có bộ mặt như cái khay hàng xén, bày ra hết những gì mình có nên rất dễ đọc "vị" bài anh.
Mỗi khi chia bài xong, Lê Lựu thường cẩn thận xếp thật gọn gẽ, bàn tay khum khum che lưng quân bài, đưa sát bộ bài lên mặt và hồi hộp hé ra từng phần lá bài. Khi quan sát "tổng thể" xong, Lê Lựu vội gập bài lại và lần này thì tỉ mẩn xếp các "cạ" vào nhau với một động tác vừa mơ hồ vừa bí ẩn. Thế nhưng cứ nhìn vào mặt Lê Lựu là có thể đọc vanh vách bài anh.
Nếu bài có một "phỏm", mặt Lê Lựu tươi roi rói, đôi mắt hấp ha hấp háy và đương nhiên "phỏm" bao giờ cũng được gấp gọn ghẽ ở góc bên trái. Nếu bài hai "phỏm", mặt Lê Lựu hớn hở, hai bên mép giần giật và ẩn chứa một niềm hy vọng không thể che dấu. Còn nếu bài chưa có "phỏm", mặt Lê Lựu dài thượt ra một cách thảm hại. Anh hết xoè bài ra lại gập bài vào.
Mỗi lần chờ "ù", cái chân phải của Lê Lựu thường giât giật, đầu ngón chân cái ngọ nguậy như một con ruồi. Khi đó, Lê Lựu thường có bộ mặt rất "kịch" và thỉnh thoảng lại lấy tay huých huých vào người ngồi trên cánh: "Đánh cho tao ăn quân đi mày. Đánh cho tao ăn quân đi mày". Khi "ù", mặt Lê Lựu nở như ngô rang bằng nồi áp suất. Từ mắt, môi cho đến những sợi tóc lưa thưa trên cái đầu hói cũng rung lên. "Ù rồi đây này, ù rồi đây này. Tôi ù rồi đây này...". Quả thật mỗi lần nhớ về khuôn mặt anh lúc ấy, tôi thường nghĩ đến vẻ rạng ngời của tổng thống Mỹ ngày trúng cử.
Kỳ 2 – NHÀ VĂN LÊ LỰU ĐẤY. GIÀU CÓ LẮM!
Ngày ấy, trong “hội đồng cờ bạc quốc gia” do Lê Lựu làm “chủ tịch” quanh đi quẩn lại chỉ có 5 người, Lê Lựu, tôi, chú Kiểm lái xe và hai bác là nhà văn nổi tiếng đồng thời cũng là quan chức nên không tiện nêu tên. Chú Kiểm phần vì em út, lại rất kị dơ với tôi nên thường chỉ ngồi chầu rìa, là “nhân vật phụ”.
Điều lạ là trong 4 người thì chỉ có mỗi tôi viết báo, làm thơ, các bác còn lại đều viết văn xuôi. Hình như đám viết văn xuôi thường đam mê cờ bạc còn đám làm thơ thì lại khoái rượu chè mà đỉnh cao là cụ đốt (Đôtôiépxki), cụ Lép (Lép Tônxtôi) hay Lý Bạch Tản Đà…
Từ đó có thể đi đến kết luận, văn bá, thi hào là những tín đồ của rượu chè, cờ bạc!?
Một "bí quyết" khi chơi bài với Lê Lựu là nên nhìn thẳng vào anh. Lê Lựu tuy rất cảnh giác, chú trọng cao độ vấn đề bảo mật nhưng ai cũng có thể đọc được bài của anh chỉ vì một lẽ đơn giản, khi tay phải bốc bài thì tay trái anh thường “quên mất” lại xoè cả cỗ bài ra với bàn dân thiên hạ. Có lần anh mắng: “Sao chú cứ nhìn bài của tớ?”. “Bác cứ xoè vào mặt em nên em có không muốn nhìn cũng không được”. “Xoè cũng không được nhìn”. “Nhưng mà nó cứ đập vào mắt”. Tôi cãi.
Đi đánh bài với Lê Lựu rất sướng vì đều là chỗ bè bạn và anh thường được mọi người chào đón rất nồng hậu nên mình cũng được hưởng lộc lây. Có lần đến nhà một người bạn, trước khi chơi bài, ông chủ đã chuẩn bị một bàn tiệc toàn sơn hào hải vị với rượu ngoại. Đến nửa đêm, lại thấy bà chủ lễ mễ bê lên một nồi cháo gà nghi ngút khói. Gần sáng, vào toa lét dã thấy chủ nhà bật nước nóng lạnh để các bác đánh răng, rửa mặt. Trước khi ra về, ông chủ còn lại quả cho một lời hẹn đầy hi vọng: “Chủ nhật tuần sau các bác nhớ đến chơi cho vui nhé”.
Thế nhưng cũng không khỏi có những hôm buồn thê thảm. Có bữa tôi với anh vét túi chỉ còn đúng 7.000 đồng, hai anh em vào quán gọi 2 bát bún 3000 đồng/ bát với 1 chén nước chè.
Bà chủ quán tháy hai anh em uống chung một chén nước, với tay lấy cái chén định rót thêm chén nữa, thấy Lê Lựu mặt đầy hoảng hốt xua tay rối rít: Thôi, thôi, đủ zồi, đủ zồi… Bà chủ quán ngơ ngác trước hành động vội vã và đầy quyết liệt của Lê Lựu, chép miệng: Bác không nữa thì thôi, có gì mà nóng nẩy thế. Ngượng ngùng, Lê Lựu chống chế: Tôi đủ zồi mà. Tôi đủ zồi mà…
Khi chúng tôi ra khỏi quán, còn nghe mấy người khách còn ngồi lại xì xào: Ông nhà văn Lê Lựu đấy. Đi Mỹ như đi chợ, giàu có lắm…!
Chao ôi! Họ đâu có biết khi bà chủ quán định rót chén nước thứ hai, giống như Lê Lựu, tôi cũng lo ngay ngáy vì gia tài của nhà văn lớn và nhà báo quèn chỉ còn duy nhất 1.000 VND, đủ tiền trả cho 1 chén nước.
Đã nhiều lần tôi đặt câu hỏi vì sao Lê Lựu đam mê đánh tá lả đến thế? Câu trả lời có lẽ đó là cách tốt nhất để giết thời gian. Ngày ấy, Lê Lựu đã rất buồn chuyện gia đình nên anh rất ít khi ở nhà của mình. Lê Lựu có nhà thì không muốn về còn tôi muốn về lại không có nhà nên nhiều đêm, hai anh em đành vạ vật ở phòng làm việc. Không chăn chiếu, không màn mùng, vừa đói, vừa rét, hai anh em thấp thỏm cả đêm chờ trời sáng.
Kỳ III - Em nhường thủ trưởng!
--
Bùi Hoàng Tám
http://trannhuong.com/tin-tuc-15661/le-luu---giai-thoai-va-su-that-ki-2.vhtm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét