Đầu tư vào con cái
Giáo sư người Pháp Pierre Bourdieu trong quyển sách được coi là kinh điển trong ngành xã hội học hậu hiện đại từng chỉ ra rằng quan hệ chính là số vốn xã hội cơ bản nhất mà bạn có thể trang bị cho con mình. Nó thật sự quan trọng như là vốn tài sản, vì nếu chọn được bạn tốt cho con tức là đã giúp con đi được gần một nửa con đường thăng tiến.TS Lê Thanh Hải
Trong số các nhà xã hội học đương đại, hai nhà lý luận nữ quyền người Anh là Christine Delphy và Diana Leonard coi gia đình cũng là một tổ chức kinh tế (the family as an economic system).
Chỉ có điều cơ cấu hoạt động của gia đình không giống như trong một công ty vận hành theo quy định của luật pháp.Các mối quan hệ, nhất là nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi hưởng thụ của mỗi cá nhân, có khác nhau tùy thuộc vào vị trí của họ trong gia đình. Tuy nhiên về mục tiêu hoạt động để đem về lợi nhuận tối đa cho tất cả thành viên trong gia đình thì đơn vị kinh tế này hoàn toàn giống các mô hình tổ chức sản xuất khác trong xã hội như công ty tư nhân hay tập đoàn nhà nước.
Như vậy, người chủ gia đình tức là các bậc phụ huynh cần phải biết đầu tư vốn vào đúng chỗ để phát huy nguồn nhân lực, cũng giống như một cán bộ tổ chức trong xí nghiệp cần phải biết nên đào tạo thêm cho ai để tăng lợi thế và lợi nhuận cho công ty. Nhiều nhà tư bản lớn trên thế giới hiểu rõ quy luật này nên đầu tư cho con cái ngay từ khi mới chào đời.
Rất nhiều người Việt sẵn sàng bỏ tiền cho con đi học nước ngoài nhưng thật sự không phải ai cũng hiểu được lý do và cơ chế tư duy của các nhà tài phiệt đó. Đầu tư sai không chỉ gây ra lỗ mà đôi khi còn khiến cả gia đình lụn bại, sa vào nợ nần chỉ vì một người con du học nước ngoài.
Để tránh lạc đường
Trước hết, nền giáo dục đại học ở mỗi quốc gia đi theo một triết lý đào tạo riêng, phù hợp với cả bản sắc dân tộc lẫn nhu cầu kinh tế – xã hội hiện tại của giai đoạn đó. Nếu nước Đức coi hệ thống đại học là nguyên khí quốc gia mà ngân sách phải trợ cấp không chỉ lương giảng viên mà cả vé xe buýt cho sinh viên, thì nước Anh lại coi trường đại học là nơi bán dịch vụ đào tạo, ban giám hiệu tự phong chức giáo sư cho người dạy thuê.
Nếu hệ thống các trường công của Pháp được xây dựng để đào tạo viên chức cho bộ máy nhà nước thì mô hình universitas như thuở ban đầu của các trường đại học ở Ý và châu Âu lại là môi trường để sinh viên khám phá thế giới và tự rèn luyện mình. Xã hội Mỹ đòi hỏi bằng cấp khi hành nghề còn xã hội Việt Nam thì thích nhiều bằng cấp để khoe nhau.
Khi đưa con vào một hệ thống đại học thì bạn đã đồng thời chấp nhận con mình sau này, ít hay nhiều, sẽ là sản phẩm của môi trường đào tạo đó, cộng thêm những ảnh hưởng từ bản sắc văn hóa của quốc gia đó. Đây là điều mà rất ít phụ huynh nghĩ đến. Đa số chỉ đơn thuần tính toán rằng con mình sẽ học được chút kiến thức gì đó từ chuyên ngành máy tính, kinh tế, vật lý, toán học… từ mái trường đại học thể hiện qua bằng cấp.
Rất ít người nhìn nhận thấu đáo rằng trong thế giới đương đại không phải ai cũng làm đúng ngành mình học, và kiến thức đại học chỉ cần sau năm năm, thậm chí có trường hợp chỉ 2-3 năm là hoàn toàn lạc hậu không còn sử dụng được nữa.
Cũng có người muốn con học thật cao, chí ít cũng phải lên tới thạc sĩ tiến sĩ, mà không biết rằng thật ra có những ngành nghề lương cao chỉ tuyển người có trình độ trung cấp hoặc kỹ sư là cùng, vì cần thợ lành nghề hơn là chuyên gia lý luận. Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi không ít sinh viên sắp tốt nghiệp cảm thấy đã đi lạc đường. Không phải ai khác mà chính nhiều bậc phụ huynh đã đưa con mình đi vào con đường sai đó.
Con đường do bước chân ta qua
Nhưng trách nhiệm của mỗi người trẻ là phải biết chỉnh hướng cuộc đời kể từ sau ngày bạn tròn 18 tuổi, đủ nghĩa vụ công dân, hay chí ít cũng là từ sau ngày tròn 21 tuổi – tuổi được cho phép tự mua rượu uống ở châu Âu. Phụ huynh sống trong một môi trường xã hội khác với con cái nên sẽ không thể dự đoán chính xác được đâu sẽ là con đường thăng tiến của thế hệ sau.
Nếu cách đây 20 năm những ai học máy tính – biết tháo lắp ổ cứng và ráp thẻ nhớ vào board mạch chủ – là thần tượng của cả trường thì nay thậm chí cả chiếc laptop tinh vi cũng đã ít người muốn cặm cụi sửa chữa khi hư hỏng vì đã có những chiếc tablet và iPad hấp dẫn hơn đang chờ mua. Nhu cầu sinh viên từ các ngành học thay đổi xoành xoạch, các tập đoàn công nghệ mạng tuyển người chú trọng vào khả năng tư duy sáng tạo của nhân viên tương lai hơn là bằng cấp hay kiến thức trong một ngành nghề cụ thể nào đó.
Google đặt ra bài thi tuyển nhân viên bằng tình huống giả tưởng là bạn bỗng nhiên bị thu nhỏ lại chỉ còn một phần mười hiện tại và lọt vào bên trong chiếc máy xay sinh tố chuẩn bị bật điện, đơn giản chỉ để xem trí tưởng tượng của bạn đến đâu, bạn có thể vận dụng các kiến thức cơ bản từ hồi phổ thông đến mức nào, chứ không phải xem bạn có tư duy lập trình cao siêu hay không.
Nếu có thời gian đọc toàn bộ quyển sách của William Poundstone Are you smart enough to work at Google? (tạm dịch: Bạn có đủ thông minh để làm việc ở Google?) – tác phẩm đang là bestseller trên thế giới, bạn sẽ cảm nhận được toàn bộ triết lý đang thay đổi trong xu hướng nghề nghiệp trên thế giới.
Khi phụ huynh khó mà nhận biết hết và thật sự sắc bén về sự thay đổi đang diễn ra rất nhanh, rất mạnh trên toàn cầu thì chính con trẻ phải biết chủ động tìm hướng đi mới cho mình. Đó chẳng phải là điều gì riêng biệt cho thế giới hậu hiện đại của ngày hôm nay, mà chính là điều kiện tiên quyết để một đứa trẻ thành “người lớn”.
Trong những đòi hỏi của thế giới mới, vốn kiến thức không chỉ thua kém khả năng tư duy sáng tạo mà còn cả các mối quan hệ nữa. Rất dễ hiểu tại sao người ta cho con học trường danh tiếng – chỉ đơn giản vì coi đây là nơi tập trung các mối quan hệ sẽ giúp con mình thăng tiến về sau. Thế nhưng bản thân đứa bé cũng phải được chuẩn bị để biết tận dụng cơ hội đó, hơn là bị đưa vào một môi trường vượt quá sức của bản thân và trở nên tự kỷ, không dám ra ngoài tạo dựng quan hệ, chưa nói gì đến khả năng dẫn dắt và lãnh đạo các bạn đồng lứa.
Khi đưa con ra nước ngoài hay thậm chí về một thành phố lớn ở trong nước để học đại học, các bậc phụ huynh phải ngay lập tức giúp con mình nghĩ xa hơn, chẳng hạn ra trường sẽ quay về nhà làm việc hay cần trang bị kiến thức và các mối quan hệ để trụ lại ở môi trường mới, trở thành công dân của mảnh đất mới đó. Chỉ cần chọn lựa sai một chút vào lúc này có thể sẽ làm mất của con mình từ 5-10 năm trong giai đoạn tuổi trẻ sung sức nhất của cuộc đời, tức là đã đặt con mình vào một bài toán kinh tế với điểm khởi đầu là bất lợi và thua lỗ.
Với các bậc phụ huynh vẫn đang cặm cụi thoi đưa từ sáng sớm đến tối mịt hết đưa con đi học lại bơ phờ chờ đón con trước cổng trường, đừng nên đổ hết công sức và tiền của ra để cuối cùng lại phó mặc toàn bộ nội dung học tập cho nhà trường và thầy cô giáo.
Hệ thống giáo dục nước Anh ngay từ cấp phổ thông đã chia các môn học thành hai loại: hướng nghiệp (vocational) và hàn lâm (academic) – một cái để khi tốt nghiệp trung học phổ thông là các em có thể đi làm kiếm tiền nuôi thân lập gia đình, còn cái kia thì dành cho các vị không màng đến tiền của mà thích đóng góp cho tri thức của xã hội và nhân loại.
Và ngay cả khi hệ thống chung đã được thiết kế như vậy, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều học sinh Anh vẫn có thói quen tạm nghỉ một năm (gap year) đi chu du vòng quanh thế giới để nghĩ xem mình có thật sự muốn đi học đại học hay không, đã chọn đúng trường và ngành nghề hay chưa.
Theo triết gia hậu hiện đại người Anh gốc Ba Lan Zygmunt Bauman thì thế giới hiện tại giống như một sa mạc mà mỗi chúng ta đều là một lữ khách đang lang thang vô định trên đó. Con đường ta đi thật ra không phải nằm ở phía trước mà là do những bước chân đã qua định ra… Và có một nghịch lý là khi đi trên sa mạc nhiều khi người ta mới thật sự biết mình đang đi đâu nhờ nhìn trở lại vào các dấu chân đã qua, còn những con đường trong thành phố mới thật sự khiến người ta lạc lối.
Trong một buổi trưa muộn ở góc Hồ Con Rùa, tôi từng gặp một cậu bé bán báo nói như vậy. Từ Thanh Hóa vào Sài Gòn lập nghiệp, ngày đầu tiên cậu ra khỏi nhà và đi lạc luôn đến ba ngày sau mới tìm về được chỗ ở vì từ bé đến lớn cậu vẫn quen định hướng bằng… đường dây điện.
Bạn có khi nào tự hỏi mình đang định hướng cho cuộc sống của bản thân bằng một hệ thống giá trị hay lý tưởng triết học nào hay không? Nếu câu trả lời là không thì rất nhiều khả năng bạn đang bị dẫn dắt trong một ma trận của những điều định hướng mà các tập đoàn lớn đã nghĩ ra cho bạn, và chi tiền cho quảng cáo để lan tỏa điều đó.
* TS Lê Thanh Hải hiện công tác tại Viện hàn lâm Khoa học Ba Lan
Theo TTCT
http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Cuoc-song-muon-mau/546449/dau-tu-vao-con-cai.html
Chỉ có điều cơ cấu hoạt động của gia đình không giống như trong một công ty vận hành theo quy định của luật pháp.Các mối quan hệ, nhất là nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi hưởng thụ của mỗi cá nhân, có khác nhau tùy thuộc vào vị trí của họ trong gia đình. Tuy nhiên về mục tiêu hoạt động để đem về lợi nhuận tối đa cho tất cả thành viên trong gia đình thì đơn vị kinh tế này hoàn toàn giống các mô hình tổ chức sản xuất khác trong xã hội như công ty tư nhân hay tập đoàn nhà nước.
Như vậy, người chủ gia đình tức là các bậc phụ huynh cần phải biết đầu tư vốn vào đúng chỗ để phát huy nguồn nhân lực, cũng giống như một cán bộ tổ chức trong xí nghiệp cần phải biết nên đào tạo thêm cho ai để tăng lợi thế và lợi nhuận cho công ty. Nhiều nhà tư bản lớn trên thế giới hiểu rõ quy luật này nên đầu tư cho con cái ngay từ khi mới chào đời.
Rất nhiều người Việt sẵn sàng bỏ tiền cho con đi học nước ngoài nhưng thật sự không phải ai cũng hiểu được lý do và cơ chế tư duy của các nhà tài phiệt đó. Đầu tư sai không chỉ gây ra lỗ mà đôi khi còn khiến cả gia đình lụn bại, sa vào nợ nần chỉ vì một người con du học nước ngoài.
Để tránh lạc đường
Trước hết, nền giáo dục đại học ở mỗi quốc gia đi theo một triết lý đào tạo riêng, phù hợp với cả bản sắc dân tộc lẫn nhu cầu kinh tế – xã hội hiện tại của giai đoạn đó. Nếu nước Đức coi hệ thống đại học là nguyên khí quốc gia mà ngân sách phải trợ cấp không chỉ lương giảng viên mà cả vé xe buýt cho sinh viên, thì nước Anh lại coi trường đại học là nơi bán dịch vụ đào tạo, ban giám hiệu tự phong chức giáo sư cho người dạy thuê.
Nếu hệ thống các trường công của Pháp được xây dựng để đào tạo viên chức cho bộ máy nhà nước thì mô hình universitas như thuở ban đầu của các trường đại học ở Ý và châu Âu lại là môi trường để sinh viên khám phá thế giới và tự rèn luyện mình. Xã hội Mỹ đòi hỏi bằng cấp khi hành nghề còn xã hội Việt Nam thì thích nhiều bằng cấp để khoe nhau.
Khi đưa con vào một hệ thống đại học thì bạn đã đồng thời chấp nhận con mình sau này, ít hay nhiều, sẽ là sản phẩm của môi trường đào tạo đó, cộng thêm những ảnh hưởng từ bản sắc văn hóa của quốc gia đó. Đây là điều mà rất ít phụ huynh nghĩ đến. Đa số chỉ đơn thuần tính toán rằng con mình sẽ học được chút kiến thức gì đó từ chuyên ngành máy tính, kinh tế, vật lý, toán học… từ mái trường đại học thể hiện qua bằng cấp.
Rất ít người nhìn nhận thấu đáo rằng trong thế giới đương đại không phải ai cũng làm đúng ngành mình học, và kiến thức đại học chỉ cần sau năm năm, thậm chí có trường hợp chỉ 2-3 năm là hoàn toàn lạc hậu không còn sử dụng được nữa.
Cũng có người muốn con học thật cao, chí ít cũng phải lên tới thạc sĩ tiến sĩ, mà không biết rằng thật ra có những ngành nghề lương cao chỉ tuyển người có trình độ trung cấp hoặc kỹ sư là cùng, vì cần thợ lành nghề hơn là chuyên gia lý luận. Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi không ít sinh viên sắp tốt nghiệp cảm thấy đã đi lạc đường. Không phải ai khác mà chính nhiều bậc phụ huynh đã đưa con mình đi vào con đường sai đó.
Con đường do bước chân ta qua
Nhưng trách nhiệm của mỗi người trẻ là phải biết chỉnh hướng cuộc đời kể từ sau ngày bạn tròn 18 tuổi, đủ nghĩa vụ công dân, hay chí ít cũng là từ sau ngày tròn 21 tuổi – tuổi được cho phép tự mua rượu uống ở châu Âu. Phụ huynh sống trong một môi trường xã hội khác với con cái nên sẽ không thể dự đoán chính xác được đâu sẽ là con đường thăng tiến của thế hệ sau.
Nếu cách đây 20 năm những ai học máy tính – biết tháo lắp ổ cứng và ráp thẻ nhớ vào board mạch chủ – là thần tượng của cả trường thì nay thậm chí cả chiếc laptop tinh vi cũng đã ít người muốn cặm cụi sửa chữa khi hư hỏng vì đã có những chiếc tablet và iPad hấp dẫn hơn đang chờ mua. Nhu cầu sinh viên từ các ngành học thay đổi xoành xoạch, các tập đoàn công nghệ mạng tuyển người chú trọng vào khả năng tư duy sáng tạo của nhân viên tương lai hơn là bằng cấp hay kiến thức trong một ngành nghề cụ thể nào đó.
Google đặt ra bài thi tuyển nhân viên bằng tình huống giả tưởng là bạn bỗng nhiên bị thu nhỏ lại chỉ còn một phần mười hiện tại và lọt vào bên trong chiếc máy xay sinh tố chuẩn bị bật điện, đơn giản chỉ để xem trí tưởng tượng của bạn đến đâu, bạn có thể vận dụng các kiến thức cơ bản từ hồi phổ thông đến mức nào, chứ không phải xem bạn có tư duy lập trình cao siêu hay không.
Nếu có thời gian đọc toàn bộ quyển sách của William Poundstone Are you smart enough to work at Google? (tạm dịch: Bạn có đủ thông minh để làm việc ở Google?) – tác phẩm đang là bestseller trên thế giới, bạn sẽ cảm nhận được toàn bộ triết lý đang thay đổi trong xu hướng nghề nghiệp trên thế giới.
Khi phụ huynh khó mà nhận biết hết và thật sự sắc bén về sự thay đổi đang diễn ra rất nhanh, rất mạnh trên toàn cầu thì chính con trẻ phải biết chủ động tìm hướng đi mới cho mình. Đó chẳng phải là điều gì riêng biệt cho thế giới hậu hiện đại của ngày hôm nay, mà chính là điều kiện tiên quyết để một đứa trẻ thành “người lớn”.
Trong những đòi hỏi của thế giới mới, vốn kiến thức không chỉ thua kém khả năng tư duy sáng tạo mà còn cả các mối quan hệ nữa. Rất dễ hiểu tại sao người ta cho con học trường danh tiếng – chỉ đơn giản vì coi đây là nơi tập trung các mối quan hệ sẽ giúp con mình thăng tiến về sau. Thế nhưng bản thân đứa bé cũng phải được chuẩn bị để biết tận dụng cơ hội đó, hơn là bị đưa vào một môi trường vượt quá sức của bản thân và trở nên tự kỷ, không dám ra ngoài tạo dựng quan hệ, chưa nói gì đến khả năng dẫn dắt và lãnh đạo các bạn đồng lứa.
Khi đưa con ra nước ngoài hay thậm chí về một thành phố lớn ở trong nước để học đại học, các bậc phụ huynh phải ngay lập tức giúp con mình nghĩ xa hơn, chẳng hạn ra trường sẽ quay về nhà làm việc hay cần trang bị kiến thức và các mối quan hệ để trụ lại ở môi trường mới, trở thành công dân của mảnh đất mới đó. Chỉ cần chọn lựa sai một chút vào lúc này có thể sẽ làm mất của con mình từ 5-10 năm trong giai đoạn tuổi trẻ sung sức nhất của cuộc đời, tức là đã đặt con mình vào một bài toán kinh tế với điểm khởi đầu là bất lợi và thua lỗ.
Với các bậc phụ huynh vẫn đang cặm cụi thoi đưa từ sáng sớm đến tối mịt hết đưa con đi học lại bơ phờ chờ đón con trước cổng trường, đừng nên đổ hết công sức và tiền của ra để cuối cùng lại phó mặc toàn bộ nội dung học tập cho nhà trường và thầy cô giáo.
Hệ thống giáo dục nước Anh ngay từ cấp phổ thông đã chia các môn học thành hai loại: hướng nghiệp (vocational) và hàn lâm (academic) – một cái để khi tốt nghiệp trung học phổ thông là các em có thể đi làm kiếm tiền nuôi thân lập gia đình, còn cái kia thì dành cho các vị không màng đến tiền của mà thích đóng góp cho tri thức của xã hội và nhân loại.
Và ngay cả khi hệ thống chung đã được thiết kế như vậy, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều học sinh Anh vẫn có thói quen tạm nghỉ một năm (gap year) đi chu du vòng quanh thế giới để nghĩ xem mình có thật sự muốn đi học đại học hay không, đã chọn đúng trường và ngành nghề hay chưa.
Theo triết gia hậu hiện đại người Anh gốc Ba Lan Zygmunt Bauman thì thế giới hiện tại giống như một sa mạc mà mỗi chúng ta đều là một lữ khách đang lang thang vô định trên đó. Con đường ta đi thật ra không phải nằm ở phía trước mà là do những bước chân đã qua định ra… Và có một nghịch lý là khi đi trên sa mạc nhiều khi người ta mới thật sự biết mình đang đi đâu nhờ nhìn trở lại vào các dấu chân đã qua, còn những con đường trong thành phố mới thật sự khiến người ta lạc lối.
Trong một buổi trưa muộn ở góc Hồ Con Rùa, tôi từng gặp một cậu bé bán báo nói như vậy. Từ Thanh Hóa vào Sài Gòn lập nghiệp, ngày đầu tiên cậu ra khỏi nhà và đi lạc luôn đến ba ngày sau mới tìm về được chỗ ở vì từ bé đến lớn cậu vẫn quen định hướng bằng… đường dây điện.
Bạn có khi nào tự hỏi mình đang định hướng cho cuộc sống của bản thân bằng một hệ thống giá trị hay lý tưởng triết học nào hay không? Nếu câu trả lời là không thì rất nhiều khả năng bạn đang bị dẫn dắt trong một ma trận của những điều định hướng mà các tập đoàn lớn đã nghĩ ra cho bạn, và chi tiền cho quảng cáo để lan tỏa điều đó.
* TS Lê Thanh Hải hiện công tác tại Viện hàn lâm Khoa học Ba Lan
Theo TTCT
http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Cuoc-song-muon-mau/546449/dau-tu-vao-con-cai.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét