Trung Quốc có mở được mặt trận biển Đông?
Biển Đông là sự thèm khát kịch liệt và thái quá của Trung Quốc, ở đó không chỉ là ước muốn chiếm đoạt vì kinh tế, mà đó còn là không gian chứng tỏ Trung Quốc trở thành cường quốc với thế giới như thế nào.
Sự thái quá một cách đồng bống về cơ thể của mình, Trung Quốc đã cho thế giới thấy sự to kềnh của một đất nước nóng vội mọi mặt, và cường điệu đủ thứ.
Hình thể biển Đông với các lợi ích khối và đồng minh,
rất khó cho Trung Quốc mở mặt trận xâm chiếm bằng súng đạn.
Biển Đông là thế trận vững chắc mà từ xưa, các nước nhỏ bé trong khu vực đã biết liên lạc với nhau để xây dựng các chính sách đương đầu phù hợp mà đỉnh cao là thiết chế ASEAN. Trong khuôn khổ này, chỉ còn thiếu một hiệp ước mang tính răn đe với bên ngoài, là bất cứ nước nào trên thế giới động vào bất cứ nước nào trong khối ASEAN là động vào khối này và hoạt động vũ lực toàn khối được điều vào để bảo vệ nước bị xâm chiếm.
Chỉ khi có được hiệp ước vững mạnh đó, ASEAN mới chứng tỏ được cho thế giới sự đoàn kết mạnh mẽ hơn và cảm hứng lan truyền hơn với các nước phương Tây cũng như Hoa Kỳ. Vấn đề là lúc nào hiệp ước được bàn đến mà không ảnh hưởng bang giao đến Trung Hoa khổng lồ về hình thể.
Nhưng, không vì thế mà không đề cập đến một khối hùng mạnh và giàu tài nguyên như ASEAN sở hữu biển Đông.
Chắc chắn, khi đặt bút ký những văn kiện cấp tiến đó cho biển Đông, tư tưởng đại hán sẽ tức giận và sử dụng mọi công cụ để đe doạ, và gây hấn. Ngòi nổ tích lụ lâu ngày cũng bộc phát với tính tình nóng giận của Trung Quốc. Nhưng, Bắc Kinh chưa dại khởi sự một mặt trận súng đạn thật sự trên biển Đông khi mà công cụ đe doạ, thăm dò, nắn gân, bẻ đũa từng chiếc vẫn còn hiệu quả.
Trong khi đó, nội tình cảm xúc tình cảm quốc dân Trung Hoa đang bung ra nhiều hướng, và sự giận giữ của người dân đang lan truyền nhanh chóng trong lòng xã hội Trung Quốc qua các cuộc biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường, phản đối các bất công khác mà Trung Hoa không thể điều hành một cách tốt hơn ngoài cứng rắn. Điều đó cho thấy sự quản lý lúng túng đối nội, là vật cản khổng lồ để Trung Quốc mở được mặt trận biển Đông.
Hơn nữa, trải qua các thập niên biến động, thế giới chỉ nhận thấy Hoa Kỳ là đất nước cùng lúc mở được ít nhất hai chiến trường, một đánh Irac, hai đánh Taliban và có các hoạt động can dự bất cứ ở đâu khi thấy cần thiết. Mỗi bước đi của siêu cường Hoa Kỳ đều có đồng minh đông đảo và khối NATO hậu thuẫn mạnh mẽ, trong khi đó các quyết định cũng được LHQ thông qua.
Trung Hoa không hề có kinh nghiệm can dự và cũng không có nhiều đồng minh như thế để mở mặt trận biển Đông, nơi tự do hàng hải nhộn nhịp vào hàng thứ hai thế giới. Các quyền lợi của Hoa Kỳ, đồng minh của Hoa Kỳ vẫn đan bện vào nhau và sự can thiệp của Hoa Kỳ là có thật với các kinh nghiệm tác chiến biển mà hải quân Trung Quốc không thể bì kịp.
Điều đó có thể nhận thấy, trò doạ nạt của Trung Quốc trên Hoàn Cầu Thời Báo cũng chỉ dừng lại ở mặt trận chữ nghĩa. Họ hiểu, tiềm lực của họ mới chỉ dựng lại về đấu đá, doạ nạt, không thể nào mở được mặt trận lớn động vào Việt Nam hoặc Philippines ngày một ngày hai.
Cu Làng Cát
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét