Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Thế lực và chiến lược Hợp tung Liên hoành quanh vùng Biển Đông ... (1)


Thế lực và chiến lược Hợp tung Liên hoành
quanh vùng Biển Đông ... (1) 
 
Biển Đông (vùng biển đông Việt Nam) là một biển rìa lục địa (marginal sea), một phần của Thái Bình Dương, bao phủ một diện tích từ Singapore tới eo biển Đài Loan với diện tích  chừng khoảng 3.500.000 km². Đây là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại dương. Các đảo ở Biển Đông có số lượng nhiều, tập hợp thành một số quần đảo. Vùng biển này và phần lớn các đảo không có người ở của nó là mục tiêu tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia xung quanh. Những tranh chấp đó cũng thể hiện ở số lượng tên gọi được sử dụng để chỉ vùng biển này.
 
Vùng biển
Biển Đông nhìn từ Mũi Né (South China Sea là thuật ngữ phổ biến nhất trong tiếng Anh để chỉ vùng biển này, và tên trong đa số các ngôn ngữ Châu Âu khác cũng như vậy ), nhưng các nước xung quanh thì gọi nó bằng nhiều tên khác nhau, thường phản ánh chủ quyền lịch sử của họ đối với quyền bá chủ vùng biển.

Trung Quốc thường hay gọi tắt biển này là Nam Hải (南海). Trong ngành xuất bản hiện nay của Trung Quốc, nó thường được gọi là Nam Trung Quốc Hải (南中國海), và cái tên này cũng thường được dùng trong các bản đồ bằng tiếng Anh do Trung Quốc ấn hành. Philippines gọi là biển Luzón theo tên hòn đảo lớn Luzon của Philippine.
   
Tại Việt Nam, hầu hết lãnh thổ hướng chính ra biển là hướng đông, do đó tên tiếng Việt của biển này hàm nghĩa là vùng biển Đông Việt Nam. Ở đồng bằng sông Cửu Long có thể ra biển về hướng tây (vịnh Thái Lan) về phía các nước Campuchia và Thái Lan. Biển Đông Việt Nam còn ghi dấu ấn của mình vào văn hóa và lịch sử Việt Nam, thể hiện qua câu tục ngữ "thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn; Thuận bè, thuận bạn tát cạn biển Đông", hay thành ngữ "dã tràng xe cát biển Đông". Người Trung Quốc ở đảo Hải Nam thì có câu "phúc như Đông hải, thọ tỉ Nam sơn". Trong các tài liệu cổ về hàng hải của Bồ Đào Nha vào thế kỷ 15-16 còn có tên là Biển Chăm Pa.

   
Ngoài ra còn có East China Sea (tên quốc tế của biển này) ở phía bắc so với biển Đông Việt Nam, Trung Quốc gọi tắt là Đông Hải, khi tra cứu những tài liệu của Trung Quốc hoặc của nước khác tham khảo tài liệu Trung Quốc, chú ý không nhầm lẫn hai biển Đông này.
Tên gọi quốc tế của biển Đông ra đời từ nhiều thế kỷ trước, là biển Nam Trung Hoa vì thời bấy giờ Trung Quốc là nước rộng lớn nhất, phát triển nhất, nổi tiếng nhất trong khu vực và đã có giao thương với phương Tây qua con đường tơ lụa. Tên gọi nhiều biển, đại dương vốn căn cứ vào vị trí của chúng so với các vùng đất gần đó cho dễ tra cứu, không có ý nói về chủ quyền. Có thể kể ra các thí dụ là Ấn Độ Dương, là đại dương ở phía nam Ấn Độ, giáp nhiều nước ở châu Á và châu Phi, không phải là của riêng nước Ấn Độ; hay biển Nhật Bản, được bao quanh bởi Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản.
 
Địa danh trong biển Đông
Vịnh Hạ Long thuộc vịnh Bắc BộVịnh Bắc Bộ là phần biển Đông giữa miền Bắc Việt Nam với Đảo Hải Nam miền Nam Trung Quốc. Bờ phía Tây là bờ biển Việt Nam từ Thanh Hóa đến Móng Cái. Phía bắc từ Móng Cái trở sang phía Đông là 2 tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc với bán đảo Lôi Châu. Bờ Đông là đảo Hải Nam của Trung Quốc. Trong vịnh có hàng nghìn đảo nhỏ, nổi tiếng nhất là các đảo trong vịnh Hạ Long được UNESCO xếp loại là di sản thiên nhiên thế giới. Đảo Bạch Long Vĩ thuộcViệt Nam ở giữa vịnh, có diện tích khoảng 2,5 km².
 
 
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa biển Đông đã được nhiều chính quyền Việt Nam liên tục thực hiện chủ quyền từ nhiều thế kỷ qua. Quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc dùng bạo lực chiếm giữ một phần từ những năm 1950 và hoàn toàn từ năm 1974. Tranh chấp chủ quyền, một phần hay toàn bộ, cũng đã diễn ra tại quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Đài Loan.
 
 Những lý do chính để các nước tranh chấp chủ quyền hai quần đảo trên là:
Diện tích lãnh hải với đặc quyền kinh tế và việc triển khai quốc phòng.
Biển Đông nằm trên một trong những đường giao thông hàng hải lớn trên thế giới, có nguồn thủy sản và tiềm năng dầu khí.
Hiện nay sự tranh chấp đang được các bên thương lượng đàm phán vì sự hòa bình và ổn định trong khu vực để phát triển kinh tế.
   
Địa lý
Bản đồ địa hình biển Đông.Tổ chức thủy văn học quốc tế xác định vùng biển trải dài theo hướng từ tây nam đến đông bắc, biên giới phía nam là 3 độ vĩ độ Nam giữa Nam Sumatra và Kalimantan (eo biển Karimata), và biên giới phía bắc của nó là eo biển Đài Loan từ mũi phía bắc Đài Loan tới bờ biển Phúc Kiến thuộc đại lục Trung Quốc. Vịnh Thái Lan chiếm phần phía tây của biển Đông.
Biển nằm trên một thềm lục địa ngầm; trong những kỷ băng hà gần đây nước biển đã hạ thấp xuống hàng trăm mét, và Borneo từng là một phần của lục địa Châu Á.
Các nước và lãnh thổ có biên giới với vùng biển này (theo chiều kim đồng hồ từ phía bắc) gồm: đại lục Trung Quốc, Macao, Hồng Kông, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam.
Nhiều con sông lớn chảy vào Biển Đông gồm các sông Châu Giang, Mân Giang, sông Cửu Long (Phúc Kiến), sông Hồng, sông Mê Kông, sông Rajang, sông Pahang, và sông Pasig.
 
 
 
Các đảo và đá ngầm
Các đảo ở Biển Đông và Danh sách các đảo ở Biển Đông
Phía đông bắc Biển Đông có quần đảo Đông Sa, thuộc Trung Quốc (Pratas Islands), mà Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.
Phía Tây Bắc Biển Đông cách đảo Lý Sơn, Quảng Nam, Việt Nam khoảng 200 km, cách đảo Hải Nam, Trung Quốc 235 km có quần đảo Hoàng Sa với 18 đảo, cồn và 22 bãi, đá (theo giáo sư Sơn Hồng Đức, thì có đến 230 đảo, cồn, đá, bãi). Lớn nhất là đảo Phú Lâm (Woody Island). Độ cao tuyệt đối lớn nhất 14 m (Rocky Island). Quần đảo này hiện đang bị Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chiếm đóng trái phép.
 
 
Bên trong vùng biển, có hơn 200 đảo và bãi đá ngầm đã được đặt tên, đa số chúng thuộc Quần đảo Trường Sa. Quần đảo Trường Sa trải dài trên một vùng rộng 810, dài 900 km với khoảng 175 đảo đã được xác định, hòn đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (Itu Aba) với chỉ hơn 1,3 km chiều dài và điểm cao nhất là 3,8 mét.
Có một núi ngầm rộng 100 km được gọi là Reed Tablemount ở đông bắc quần đảo Trường Sa, cách biệt khỏi đảo Palawan của Philippine bởi Rãnh Palawan. Hiện nay nằm sâu 20m dưới mực nước biển nhưng trước kia nó từng là một hòn đảo trước khi bị mực nước biển dâng lên ở thời băng hà cuối cùng làm chìm ngập.
Phía đông quần đảo Hoàng Sa có các bãi ngầm như Macclesfield Bank (quần đảo Trung Sa), Stewart Bank, Truro
 
 
Shoal và Scarborough Shoal.
Bãi Scarborough Shoal
Vị trí: nằm về phía Đông của bãi Macclesfield, gần bờ biển Philippines
Hình thể: là một bãi khá lớn bên dưới là đá ngầm. Bãi này nằm dưới mặt biển chừng 92 fathoms.
Bãi Truro Shoal: nằm bên cạnh Scarborough Shoal, sâu 10 fathoms
Bãi Stewart Bank: (578 fathoms) gần đảo Luzon của Philippines.
 
 
Các nguồn tài nguyên
Đây là một vùng biển có ý nghĩa địa chính trị vô cùng quan trọng. Nó là đường hàng hải đông đúc thứ hai trên thế giới, trong khi nếu tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại chuyển qua hàng năm, hơn 50% đi qua Eo biển Malacca, Eo Sunda, và Eo Lombok. Hơn 1.6 triệu m³ (10 triệu barrel) dầu thô được chuyển qua eo biển Malacca hàng ngày, nơi thường xảy ra các vụ hải tặc, nhưng hiện đã giảm nhiều so với giữa thế kỷ 20.
Vùng này đã được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1.2 km³ (7.7 tỷ barrel), với ước tính tổng khối lượng là 4.5 km³ (28 tỷ barrel). Trữ lượng Khí gas tự nhiên được ước tính khoảng 7.500 km³ (266 nghìn tỷ feet khối).
Theo những nghiên cứu do Sở môi trường và các nguồn lợi tự nhiên Philippine, vùng biển này chiếm một phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới, vì vậy nó là vùng rất quan trọng đối với hệ sinh thái.
   
Tuyên bố lãnh hải
Biển Đông, các khu vực và tài nguyên tranh chấp giữa các nước.Có rất nhiều tranh cãi về lãnh hải trên vùng Biển Đông và các nguồn tài nguyên của nó. Bởi Luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc cho phép các nước có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mở rộng 200 dặm biển (370.6 km) từ lãnh hải của họ, tất cả các nước quanh vùng biển có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền với những phần rộng lớn của nó. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) đã tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển.
 
 
Những báo cáo gần đây cho thấy CHNDTH đang phát triển một nhóm tàu sân bay để bảo vệ những đường vận chuyển nhiên liệu ở Biển Đông. Những vùng có nguy cơ tranh chấp gồm:
Indonesia và CHNDTH về vùng biển Đông Bắc đảo Natuna.
Philippines và CHNDTH về những khu khai thác khí gas Malampaya và Camago.
Philippines và CHNDTH về bãi cát ngầm Scarborough.
Việt Nam và CHNDTH về vùng biển phía tây Quần đảo Trường Sa. Một số hay toàn bộ quần đảo Trường Sa đang bị tranh chấp bởi Việt Nam, CHNDTH, Trung Hoa Dân quốc, Philippines, và một số nước khác.
 

Quần đảo Hoàng Sa đang dưới sự quản lý và tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, CHNDTH quản lý 6 đảo từ năm 1974 đến nay.
Cả CHNDTH và Việt Nam đều theo đuổi các tuyên bố chủ quyền một cách mạnh mẽ. Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm được 6 đảo năm 1974 . Quần đảo Trường Sa là nơi đã xảy ra xung đột hải quân, hơn bảy mươi lính thủy Việt Nam đã bị giết hại ở phía nam bãi đá ngầm Chigua tháng 3, 1988. Các nước tranh chấp thường xuyên thông báo về các vụ va chạm giữa các tàu hải quân.
ASEAN nói chung, và Trung Quốc nói riêng luôn muốn đảm bảo rằng những tranh chấp bên trong Biển Đông sẽ không leo thang trở thành xung đột quân sự. Vì vậy, các cơ cấu phát triển chung (Joint Development Authorities) đã được lập ra tại các vùng tranh chấp chồng lấn để cùng phát triển vùng và phân chia quyền lợi công bằng tuy nhiên không giải quyết vấn đề chủ quyền của vùng đó. Điều này đã trở thành sự thực, đặc biệt là ở Vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không ngại dùng vũ lực để lấy quần đảo Trường Sa.
 
Lầu Năm Góc cảnh báo : Biển Đông nằm trong tầm ngắm của quân đội Trung Quốc
Sau gần sáu tháng đình hoãn, hôm qua 16/08/2010, bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố báo cáo thường niên về quân đội Trung Quốc, xác định rằng Bắc Kinh không ngừng gia tăng tiềm lực quân sự “với mục đích mở rộng ảnh hưởng”. Một trong những yếu tố được Lầu Năm Góc nêu bật là mối quan tâm của Trung Quốc không còn giới hạn ở vùng Đài Loan, mà còn vươn sâu xuống phía Nam, đến tận đảo Guam xa xôi, có nghĩa là trùm luôn cả vùng Biển Đông.
http://miscellaneous-land.over-blog.net/article-relations-internationales-equilibre-des-forces-dans-le-pacifique-59939336.html
 
marine chine
 
 
Tuyên bố với báo chí, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ đã nhấn mạnh đến tính chất khách quan của bản báo cáo dài hơn 80 trang. Theo ông Bryan Whitman, xin trích : “Đây là một báo cáo mà lời lẽ đã được lựa chọn một cách hết sức thận trọng. Chúng tôi tin rằng báo cáo này là trung thực. Chúng tôi không muốn diễn giải quá xa, hoặc làm bất cứ điều gì tương tự.”
Nhận định chung của Lầu Năm Góc là Trung Quốc hiện đang phát triển các loại tên lửa tầm xa chống hạm và chuẩn bị đưa các tàu sân bay của họ vào hoạt động vào cuối thập niên này ” trong nỗ lực trở thành một thế lực quân sự vượt trội tại châu Á”. Ngoài ra, Trung Quốc ngày càng chế tạo thêm nhiều tàu ngầm hiện đại hơn cũng như các tên lửa đủ tầm, đồng thời phát triển năng lực tiến hành “chiến tranh tin học.”
 

Điều khiến cho Hoa Kỳ lo ngại là dự án lớn của Trung Quốc nhằm phát triển một loại tên lửa tầm xa đủ sức tấn công tàu sân bay của Mỹ ở vùng biển sâu trên Thái Bình Dương, xây dựng lực lượng quốc phòng đủ sức vươn tới đảo Guam của Mỹ phía Đông Philippines. Việc xây dựng khả năng tác chiến xa bờ này, theo Lầu Năm Góc, thể hiện học thuyết quân sự mới của Trung Quốc.
Trước đây, các nhà chiến lược Trung Quốc chỉ nhấn mạnh đến khu vực nằm bên trong dãy đảo Okinawa của Nhật và phía Đông Biển Đông. Thế nhưng ngày nay, chủ thuyết mới của Bắc Kinh muốn mở rộng khu vực tác chiến ra bên ngoài giới hạn đó.
Trong chương nói về vấn đề Trung Quốc mở rộng tầm tác chiến của quân đội, bản báo cáo ghi nhận là quân đội Trung Quốc đang phát triển nhiều cơ sở và phương tiện cho phép họ tung lực lượng đến can thiệp tại vùng biển Hoa Đông (tức là biển Nhật Bản), và biển Hoa Nam (tức Biển Đông), thậm chí qua cả Ấn Độ Dương và vượt qua dãy đảo thứ hai tại vùng Tây Thái Bình Dương.
 
Đối với Lầu Năm Góc, tình hình Biển Đông đã bắt đầu căng thẳng trở lại từ năm 2007 do các tranh chấp chủ quyền. Theo bản báo cáo, Trung Quốc trước hết muốn bảo đảm các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của họ tại Biển Đông, và hành xử quyền khai thác tài nguyên của khu vực mà họ tự nhận chủ quyền. Ngoài ra, một sự hiện diện quân sự hùng hậu sẽ cho phép Trung Quốc tung lực lượng, phong tỏa hay kiểm soát các tuyến hàng hải thiết yếu trong vùng, nơi qua lại của 50% lượng hàng vận tải đường thủy trên toàn cầu.
 
 
Để đạt các mục tiêu trên đây, hải quân Trung Quốc đã xây dựng gần xong cân cứ của họ trên đảo Hải Nam, đủ lớn để chứa các tàu ngầm tấn công có khả năng bắn tên lửa đạn đạo, và các loại tàu lớn khác. Căn cứ này cho phép hải quân Trung Quốc trực tiếp tiếp cận các tuyến hàng hải chính, và nhất là cho phép họ kín đáo tung tầu ngầm xuống Biển Đông.
Cũng trong chiều hướng tạo năng lực khống chế Biển Đông, Trung Quốc đang cho tân trang một chiếc hàng không mẫu hạm mua lại của Ukraina, và trong năm nay, có thể tiến hành đóng tàu sân bay của riêng mình. Một chương trình đào tạo 50 phi công sử dụng được máy bay trên hàng không mẫu hạm cũng đã được quyết định.
Lực lượng tên lửa cũng được đẩy mạnh để phục vụ cho mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội Trung Quốc, trong lúc không quân cũng không thua kém. Bản báo cáo nêu bật chương trình chế tạo loại oanh tạc cơ tầm xa B6/Badger có khả năng mang theo tên lửa tuần tiễu không đối địa tầm xa, đủ sức bắn tới rặng đảo thứ hai.
Mặt khác, năng lực và phương tiện tiếp liệu trên không cũng được phát triển, mà theo Lầu Năm Góc, cho phép mở rộng các chiến dịch không quân xuống đến Biển Đông.
Tóm lại, theo bộ Quốc phòng Mỹ, việc phân tích chương trình phát triển vũ khí của Trung Quốc cùng với các mô thức triển khai cho thấy rõ là Bắc Kinh đã nhìn xa hơn là Đài Loan khi tăng cường lực lượng quân sự của mình.
Có thể nói là Biển Đông đang nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc, cũng như lực lượng hải quân của Hoa Kỳ, thế lực duy nhất đang tồn tại trong vùng Thái Bình Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét