Lạm phát và lương tối thiểu
Theo Vneconomy, cuối tuần vừa rồi báo cáo thẩm tra sơ bộ dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 được trình bày tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đó Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã nhất trí với Chính phủ về phương án tăng lương tối thiểu lên mức 1.050.000 đồng cho năm 2012. Thời điểm để thực hiện việc tăng lương này chưa được công bố.
Trong lần tăng gần đây nhất (tháng 5/2011), lương tối thiểu được nâng từ mức 730 nghìn đồng lên mức 830 nghìn đồng, tăng 84.44% so với mức của năm 2006. Trong cùng thời gian đó, lạm phát đo bằng CPI tăng 97.5% (so CPI của tháng 9/2011 với tháng 1/2006). Nói cách khác, lương tối thiểu thực tế (sau khi đã điều chỉnh mức trượt giá) tại thời điểm hiện nay thấp hơn so với hồi đầu năm 2006, chỉ bằng 96.6%.
Chính vì thế những người sống bằng lương tối thiểu hoặc có thu nhập tính cố định theo lương tối thiểu hiện nay có cuộc sống tồi tệ hơn hồi 6 năm trước.
Trong cùng thời kỳ, GDP (đã hiệu chỉnh theo lạm phát), tăng khoảng 35.4%, tức là trung bình mỗi năm tăng khoảng 5.9%. Với mức tăng dân số giảm dần, GDP bình quân theo đầu người trong giai đoạn này tăng khoảng 13.3%, tức là trung bình tăng khoảng 2.21% mỗi năm.
Như vậy, trong khi thu nhập bình quân đầu người thực tế của Việt Nam tăng 13.3% trong 6 năm từ 2006 tới 2011 thì thu nhập thực tế tính theo lương tối thiểu lại giảm 3.4%. Điều này cho thấy khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đang ngày càng lớn dần. Trong khi những người trong các nhóm thu nhập cao hơn của xã hội ngày càng giàu lên thì những người có thu nhập thấp trong xã hội cần được nhà nước bảo vệ qua chính sách lương tối thiểu lại ngày càng nghèo đi.
Đây là một hiện tượng có ngụ ý nguy hiểm về mặt xã hội vì những người trên thực tế được bảo vệ bằng chính sách lương tối thiểu chủ yếu là người lao động trong độ tuổi tương đối trẻ (công nhân, nhân viên mới vào nghề…) – là bộ phận rất nhạy cảm với các bức xúc trong xã hội và thường thiếu kiên nhẫn hơn so với các nhóm dân cư trong các nhóm tuổi lớn hơn.
Nếu việc tăng lương được thực hiện vào đầu năm 2012 và giả sử lạm phát của năm nay nằm ở mức 20% thì sau khi điều chỉnh tăng, lương tối thiểu của đầu năm 2012 sẽ tăng 133.33% so với hồi đầu năm 2006 trong khi lạm phát đo bằng CPI là xấp xỉ 100%. Nói cách khác, sau khi hiệu chỉnh mức trượt giá, thu nhập thực tế tính theo lương tối thiểu tăng khoảng 16.7% so với hồi đầu năm 2006, tức là trung bình mỗi năm tăng khoảng 2.8%, cao hơn không đáng kể so với mức tăng trung bình của GDP thực tế tính theo đầu người.
Như vậy, để giữ cho thu nhập của nhóm những người sống theo lương tối thiểu không giảm so với tốc độ tăng GDP thực tế bình quân đầu người, việc tăng lương tối thiểu phải thực hiện không muộn hơn cuối năm nay/đầu năm sau.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trong lần tăng gần đây nhất (tháng 5/2011), lương tối thiểu được nâng từ mức 730 nghìn đồng lên mức 830 nghìn đồng, tăng 84.44% so với mức của năm 2006. Trong cùng thời gian đó, lạm phát đo bằng CPI tăng 97.5% (so CPI của tháng 9/2011 với tháng 1/2006). Nói cách khác, lương tối thiểu thực tế (sau khi đã điều chỉnh mức trượt giá) tại thời điểm hiện nay thấp hơn so với hồi đầu năm 2006, chỉ bằng 96.6%.
Chính vì thế những người sống bằng lương tối thiểu hoặc có thu nhập tính cố định theo lương tối thiểu hiện nay có cuộc sống tồi tệ hơn hồi 6 năm trước.
Trong cùng thời kỳ, GDP (đã hiệu chỉnh theo lạm phát), tăng khoảng 35.4%, tức là trung bình mỗi năm tăng khoảng 5.9%. Với mức tăng dân số giảm dần, GDP bình quân theo đầu người trong giai đoạn này tăng khoảng 13.3%, tức là trung bình tăng khoảng 2.21% mỗi năm.
Như vậy, trong khi thu nhập bình quân đầu người thực tế của Việt Nam tăng 13.3% trong 6 năm từ 2006 tới 2011 thì thu nhập thực tế tính theo lương tối thiểu lại giảm 3.4%. Điều này cho thấy khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đang ngày càng lớn dần. Trong khi những người trong các nhóm thu nhập cao hơn của xã hội ngày càng giàu lên thì những người có thu nhập thấp trong xã hội cần được nhà nước bảo vệ qua chính sách lương tối thiểu lại ngày càng nghèo đi.
Đây là một hiện tượng có ngụ ý nguy hiểm về mặt xã hội vì những người trên thực tế được bảo vệ bằng chính sách lương tối thiểu chủ yếu là người lao động trong độ tuổi tương đối trẻ (công nhân, nhân viên mới vào nghề…) – là bộ phận rất nhạy cảm với các bức xúc trong xã hội và thường thiếu kiên nhẫn hơn so với các nhóm dân cư trong các nhóm tuổi lớn hơn.
Nếu việc tăng lương được thực hiện vào đầu năm 2012 và giả sử lạm phát của năm nay nằm ở mức 20% thì sau khi điều chỉnh tăng, lương tối thiểu của đầu năm 2012 sẽ tăng 133.33% so với hồi đầu năm 2006 trong khi lạm phát đo bằng CPI là xấp xỉ 100%. Nói cách khác, sau khi hiệu chỉnh mức trượt giá, thu nhập thực tế tính theo lương tối thiểu tăng khoảng 16.7% so với hồi đầu năm 2006, tức là trung bình mỗi năm tăng khoảng 2.8%, cao hơn không đáng kể so với mức tăng trung bình của GDP thực tế tính theo đầu người.
Như vậy, để giữ cho thu nhập của nhóm những người sống theo lương tối thiểu không giảm so với tốc độ tăng GDP thực tế bình quân đầu người, việc tăng lương tối thiểu phải thực hiện không muộn hơn cuối năm nay/đầu năm sau.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét